Đại Kỷ Nguyên

Những dự ngôn có thể khiến Tập Cận Bình đau đầu (P.1): Sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc

Trong khi chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn bão lớn, ông Tập Cận Bình sẽ đối phó như thế nào với cục diện lịch sử, mở ra thời đại chính trị mới hay chuẩn bị cho sự diệt vong của chính thể đã tắm quá nhiều máu người dân?

Trước những nguy cơ, cơ hội, những toan tính chồng chéo của phe phái nội bộ cho tới các chính phủ nước ngoài, những dự ngôn về tương lai chính quyền Trung Quốc và bản thân ông Tập có thể khiến ông càng thêm đau đầu phiền toái. Nhưng nếu còn tin rằng, người tính không bằng Trời tính, thì những dự ngôn từ hàng trăm năm trước cũng có thể là một gợi ý đánh thức lương tâm dành cho ông Tập.

Bài viết dưới đây thử mạn đàm, phân tích các dự ngôn về thời điểm sụp đổ của chính quyền Trung Quốc và một số sự kiện lớn xảy ra trước và sau khi chính quyền này sụp đổ.

Sự sụp đổ

Trong Kim lăng tháp bi văn của Lưu Bá Ôn, Mã tiền khóa của Gia Cát Lượng, Thôi Bối Đồ của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đều dự ngôn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ kết thúc bởi một người trong tên họ có chữ Bạch (白). Trong Kim lăng tháp bi văn còn chỉ rõ tên một người có chữ Bình (平). Hai dự ngôn đầu tiên còn dự đoán ĐCSTQ sẽ bắt đầu suy bại vào năm thứ 67 sau khi nắm quyền lực hoặc năm Dậu (2017). Tuy nhiên những dự ngôn này đều không chỉ ra chính xác thời gian diệt vong.

Tuy vậy, có một lời tiên tri của Lưu Bá Ôn đã miêu tả rõ ràng về thời gian ngày tháng chấm dứt của chính thể này. 

Tương truyền vào cuối thời Nguyên trước khi Lưu Bá Ôn xuất đạo, ông cùng Hoa Sơn theo học mệnh lý huyền cơ của Thiết Quan đạo nhân. Các cuộc đối thoại của ông với Thiết Quan đạo nhân đã được ghi thành sách tên gọi Thấu Thiên huyền cơ  sau đổi thành Thiết Quan số  lưu truyền trong dân gian.

Trong phần cuối cuốn sách, Lưu Bá Ôn có hỏi vấn đề về một vị thánh nhân “Tử Vi” cuối cùng sẽ cứu rỗi thế nhân trong đại tai nạn. Trước khi ông hỏi vấn đề này, Thiết Quan đạo nhân đã dự ngôn về số mệnh của chính quền Trung Quốc là: “Lục thập niên quang nhất đán hưu” (六十年光一旦休), vậy câu dự ngôn này có nghĩa là gì?

Niên (年) ở đây có ý chỉ 10 năm. Vậy, lục thập niên là chỉ năm thứ 60 đến năm thứ 69 của một niên đại. Quang (光) là hết, sạch, tận cùng, cuối cùng hoặc vừa trải qua. “Lục thập niên quang” nghĩa là muốn ám chỉ khi những ngày cuối cùng của thập kỷ 60 qua đi, thiên hạ phân biệt rõ ràng tốt và xấu như ban ngày. Tức cuối năm thứ 69 hoặc năm thứ 70. Đán (旦) nghĩa là buổi sáng sớm khi mặt trời mọc, cũng có nghĩa ‘thiên hạ đại bạch’ tức trời sáng tỏ như ban ngày, bạch (白) ở đây cũng chính là muốn chỉ rõ, có một vị mang họ tên có chữ “bạch” sẽ xuất hiện. Hưu (休) là kết cuộc, cuối cùng.

Chính quyền Trung Quốc “lục thập niên quang nhất đán hưu” có nghĩa là năm thứ 69 hoặc năm thứ 70 từ khi chính quyền này thành lập, Trung Quốc truyền thống sẽ bước sang kỷ nguyên mới. Điều này ám chỉ cuối năm Kỷ Hợi hoặc năm Canh Tý, tức cuối năm 2019 hoặc năm 2020 chính quyền ĐCSTQ sẽ kết thúc bởi một người trong tên họ có chứa chữ “bạch” nghĩa là trắng.

Tên của ông Tập tiếng Trung chính thể là 習近平, trong họ có chữ “bạch” (白). Nếu tin vào sự sắp đặt đã được tiết lộ qua các dự ngôn từ lịch sử xa xưa, bất kể ông Tập có cố gắng tìm cách cầm cự chính quyền ĐCSTQ như thế nào, tất cả đều là uổng công, kết cục của nó sẽ hoàn toàn là trái ngược.

Đại Kỷ Nguyên minh họa.

Các sự kiện lớn trước và sau sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc: đảo chính, thanh toán lẫn nhau và “đại tai nạn”

Có hai loại dự ngôn trong lịch sử Trung Quốc: Loại đầu tiên là được viết bởi các bậc cao nhân, ví dụ như Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, Kim lăng tháp bi văn của Lưu Bá Ôn… Loại thứ hai là những lời dự ngôn được lưu truyền bởi những người tín phụng Thần Phật, ví dụ như Ngũ Công kinh được lưu truyền của Ngũ Công Bồ Tát trong Phật giáo, Thái thượng động uyên thần chú kinh của Thái thượng đạo quân của Đạo gia… Những dự ngôn của phương Tây cũng tương tự như vậy, ví dụ lời tiên tri của Nostradamus, một nhà triết học người Pháp nổi tiếng thế kỷ 16, Thánh Kinh, Khải Huyền

Trong lời tiên tri đầu tiên được viết bởi các nhà tiên tri Trung Quốc, có hai sự kiện được mô tả nhiều nhất trước khi xảy ra sự tiêu vong của chính thể Trung Quốc. Sự kiện đầu tiên xảy ra trước sự sụp đổ là chính quyền này dường như đã phát động mọi nỗ lực mưu đồ đoạt lấy chính quyền nhưng kết cục cuối cùng phải thất bại.

Câu khắc trên bia đá Kim lăng tháp bi văn âm Hán Việt là: “Mã bất điểm đầu thạch trầm để, hồng hoa khai tận bạch hoa khai”, dịch nghĩa là: “Ngựa không gật đầu đá chìm xuống tận đáy, hoa đỏ nở hết thì hoa vàng nở”. Tạm giải: Nếu cuộc bức hại không kết thúc vào năm Ngựa, hòn đá màu đỏ sẽ trầm xuống. “Hồng hoa khai tận” chỉ màu đỏ truyền thống của ĐCSTQ sẽ chết mà không thể hồi sinh. 

Tượng thứ 37 của Thôi Bối Đồ viết: “Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung”, tạm dịch: “Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm, Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung”. Hay “Cung môn bạt kiếm trừ gian nịnh, bạch đầu biến tác xích đầu nhân” trong Chư cát vũ hầu kê văn có thể đều là ẩn ý miêu tả về cục diện chính trị hiện nay. Trong đó tượng thứ 37 của Thôi Bối Đồ 一, 人, 弓 nghĩa là: Nhất, Nhân, Cung. Ba chữ này vừa khéo hợp thành chữ ‘夷’ âm Hán Việt là Di tức là chỉ nước ngoài. Quân nhân (軍人) âm nghĩa là quân đội, quân nhân. Đều ám chỉ cuộc đảo chính có liên quan tới quân đội, quân nhân.

Sự kiện thứ hai trong các dự ngôn loại thứ hai, những lời dự ngôn Thần Truyền, cũng miêu tả chi tiết về thời gian, biểu hiện chủ yếu, hậu quả trước sau, và cách tránh khỏi “Đại tai nạn” khi thời khắc diệt vong của ĐCSTQ tới gần. Trên thực tế, tất cả các loại dự ngôn đều dự đoán rằng loài người sẽ trải qua một thảm họa chưa từng có. Trong “thảm họa thảm khốc” kéo dài trong nhiều năm, thế giới sẽ xuất hiện những thiên tai, đại dịch, thảm họa tàn phá cuộc sống của nhân loại với các quy mô khác nhau. Cao trào và kết thúc của vở kịch lịch sử lần này của nhân loại hoàn toàn đều xoay quanh “Đại tai nạn” này.

Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang tác giả cuốn tiên tri Thôi Bối Đồ (ảnh: Shohu).

Phạm vi thời gian của “Đại tai nạn”

Có nhiều lời dự ngôn trong lịch sử đều dự đoán “Đại tai nạn” sẽ xảy ra vào thời gian sụp đổ của ĐCSTQ, nhưng không có nhiều lời tiên tri thực sự mô tả thời điểm cụ thể xảy ra. Một số dù mô tả thời điểm cụ thể, nhưng sử dụng phương pháp cung hoàng đạo Can Chi truyền thống của Trung Quốc, rất khó xác định rõ ràng sự đối ứng với thời gian trên lịch phương Tây.

Trong các dự ngôn lịch sử, một trong những lời tiên tri có thể chỉ ra rõ ràng thời điểm cụ thể của đại tai nạn tương ứng với lịch của phương Tây đó là dự ngôn Ngũ Công Kinh của Phật gia. Theo miêu tả, đại tai nạn sẽ xảy ra vào “Hạ nguyên giáp tử luân hồi mạt kiếp”. Một nguyên giáp tử là 180 năm. Trong Can Chi năm truyền thống, thượng nguyên là 60 năm, trung nguyên 60 năm, hạ nguyên 60 năm, chúng ta đang ở thời kỳ hạ nguyên, mạt kiếp hạ nguyên giáp tử là khoảng thời gian từ năm 1984 – 2043. 

Ví dụ, trong dự ngôn Thái thượng động uyên thần chú kinh của Đạo giáo, thời gian sự kiện tại nạn đầu tiên là ôn dịch xảy ra vào năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi. Năm Nhâm Ngọ và Quý Mùi tương ứng trong khoảng thời gian từ năm 1984 – 2043 đối ứng là năm 2002 và 2003. Theo dự ngôn ngày, bệnh dịch được đề cập xảy ra giữa năm 2002 và 2003 chính là dịch bệnh SARS ở Trung Quốc. Trên thực tế, mô tả về dịch bệnh trong Thái thượng động uyên thần chú kinh của Đạo giáo cũng phù hợp với mô tả của y học hiện đại về các triệu chứng của bệnh này (hội chứng hô hấp cấp tính nặng).

Tuy nhiên, đại tai nạn được dự đoán đề cập đến một giai đoạn đặc biệt trong “Mạt kiếp hạ nguyên giáp tử”, trong đó dự ngôn thời gian xảy ra thảm khốc nhất, tập trung nhất và kéo dài nhất theo các dự ngôn có liên quan, là vào khoảng từ giữa năm 2018 và 2043.

Kiên Định
Theo The Epochtimes

Video: Nội tình cuộc khủng bố gần hai thập kỷ đang diễn ra tại Trung Quốc

Exit mobile version