Đại Kỷ Nguyên

Những ghi chép có thực về việc con người thăng thiên ở thời cổ đại

Tranh vẽ Bát Tiên (ảnh: Sohu).

Trong sử sách Trung Quốc có khá nhiều ghi chép rõ ràng về việc con người trở thành thần tiên, ví dụ như các thiên tử quốc vương, như hoàng đế đời thứ 5 của Nhà Chu, Chu Mục Vương, cũng không hiếm các ẩn sỹ, như Chu công Đán họ đều được ghi chép lại là đã thành thần tiên.

Thời trẻ yêu thích tiên thuật, già rồi cưỡi mây bay lên trời

Chu Mục Vương tên tự là Cơ Mãn, mẹ là Nãi Phòng Thái Hậu, cha là Chu Chiêu vương. Vì Chu Chiêu Vương chết trên đường ra ngoài đi tuần nên Chu Mục Vương được lập thành vua của nhà Chu, năm đó Chu Mục Vương đã 50 tuổi, ông trị vì trong 54 năm và sống đến năm 104 tuổi.

Chu Mục Vương luôn muốn đi khắp danh sơn sông lớn, người đánh xe nổi tiếng nhất nhà Chu cũng là lính đánh xe ngựa cho ông. Chu Mục Vương ngồi trên xe ngựa có 8 con tuấn mã, xông tới vùng định cư của người dân Tây Bắc. Trên đường đi, Chu Mục Vương bắt được một con hồ ly trắng và một con chồn đen và ông đã dùng chúng để hiến tế Thần sông. Chuyện kể lại rằng khi Chu Mục Vương, đi thuyền trên một vùng nước yếu đến mức đến cả lông chim cũng không thể nổi lên, trong hồ có cá, rùa, cá sấu, ..vv.. đột nhiên nối đuôi nhau làm cầu cho ông qua sông.

Sau đó, Chu Mục Vương lên núi Thái Sơn, bởi vì thời trẻ ông thích tu luyện tiên thuật, cũng nhờ cơ duyên ông từ đỉnh núi Thái Sơn tiến vào không gian thiên giới. Tại Giao Trì của Thiên Giới, ông gặp Tây Vương Mẫu, và cùng bà ăn uống no say. Trong tiệc rượu, Tây Vương Mẫu hát: “Trên trời có đám mây trắng trôi khoan thai, con đường dài đến vô tận và không có điểm dừng. Núi cao sông lớn vô tận ngăn trở chúng ta, từ đó khó mà thư từ qua lại. Nhưng mà ngươi trường sinh bất lão, tin rằng vẫn có thể trùng phùng”. 

Tranh vẽ Chu Mục Vương gặp Tây Vương Mẫu (ảnh: Kauibao).

Chu Mục Vương đáp rằng: “Sau khi ta trở về cố hương Thần Châu (ám chỉ Trung Quốc), sẽ cho phép các vương quốc qua lại hòa thuận với nhau, để vạn dân được sống cuộc sống bình đẳng và giàu có, lúc đó ta sẽ lại đến gặp người”. Ba năm sau, Chu Mục Vương lại xuất hành đến đồng bằng, rồi đến núi Lôi Thú Sơn ở Sơn Tây và núi Thái Hành sơn, cuối cùng lại trở về kinh đô Hạo Nguyên của Chu triều (nay thuộc phía đông sông Phong Hà, đường Dĩ Bắc, phố Đẩu Môn, quận Trường An, thành phố Tây An, Trung Quốc).

Năm đó Doãn Hỉ đã bôn ba qua các vùng sa mạc và thảo nguyên đến phía Bắc núi Trung Nam. Chu Mục Vương cũng bám theo những con đường mà ông đã đi qua, mời đến ẩn sĩ Doãn Triết và Đỗ Xung, họ đều sống trong những ngôi nhà trên cây. Chu Mục Vương cũng đến sống cùng họ, nơi họ sống được gọi là “Lầu quán”. Sau đó Sái phụ từ Trịnh Phố đến để bái kiến Chu Mục Vương, báo cáo với ông rằng Từ Yển tạo phản, làm loạn, lúc này Chu Mục Vương mới quay về kinh đô bình định phản loạn, để xã tắc được bình an.

Sau này khi Chu Mục Vương lên núi Côn Luân, uống nước cam tuyền chảy giữa khe đá trên núi, ăn quả của cây ngọc, còn đến cả chỗ ở của Tây Vương Mẫu nữa, cũng từ đây cưỡi mây bay lên trời trở thành thần tiên. Sau này, ông cũng hiện thân thành người phàm xuất hiện ở nhân gian để dùng chính bản thân mình nói với thế giới về kết quả tu luyện.

Ngoài ra ở một góc độ khác, mặc dù Chu Mục Vương có đủ tiên duyên, uống nước suối ngọc thạch tạo nên cao tương, ăn quả điềm tuyết, hạt sen chay, thị sen, ngó sen, quýt trắng và những loại quả tiên khác của núi Côn Lôn, thì làm sao mà không trường sinh không bất lão đây? Tương truyền, Tây Vương Mẫu đã đến cung của Chu Mục Vương, hai người cùng nhau cưỡi mây bay lên trời, tiến vào bên trong thiên cung.

Người từng theo hầu Chu Công Đán, từng dạy dỗ Hán Vũ Đế tiên thuật, Mạnh Kỳ

Mạnh Kỳ là một ẩn sỹ ẩn cư ở Thanh Hà, khi ông ở Hán Triều đã được hơn 700 tuổi nhưng ông hiểu rất rõ và thông thuộc từng chi tiết về triều Chu, kể chuyện về triều Chu giống như nói chuyện của ngày hôm qua vậy. Ông từng theo hầu Chu Công Đán lên núi lập đàn tế thần, còn dùng tay chạm vào chân của Thành Vương Cơ Tụng nhà Chu.

Chu Công Đán từng tặng ông một cái hốt bằng ngọc, ông cực kỳ yêu quý, thường dùng quần áo của mình lau đi lau lại lên mình cái hốt. Mặc dù cái hốt này ban đầu dày 7,8 phần nhưng thời gian lâu rồi, bị ông chà sát đến mỏng như sắp gãy.

Mạnh Kỳ cũng thường dùng lá quế ăn thay cơm, ông nghe nói Hán Vũ Đế có sở thích cầu tiên hỏi đạo, liền khoác lên mình áo đan bằng mây tre lá đi gặp ông. Hán Vũ Đế lúc đó tiếp đón ông vô cùng nồng nhiệt. Cuối cùng Mạnh Kỳ cũng giống như những vị thần tiên khác trong lịch sử dân gian, biến mất một cách không vết tích.

Ngọc Linh
Theo Soundofhope

Video: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

Exit mobile version