Đại Kỷ Nguyên

Ổ dịch bệnh Trung Quốc: Nơi bắt nguồn của những thứ phản nhân tính

Ổ dịch bệnh Trung Quốc: Nơi bắt nguồn của những thứ phản nhân tính

Ảnh: Barnesandnoble (trái), AP (phải).

Mới nghe thấy không liên quan, nhưng liệu những việc làm xú bại vi phạm đạo đức tại Trung Quốc có mối liên hệ nào với những bệnh dịch, thiên tai hoành hành tại đây hay không?

Rất ít người có thể tưởng tượng, đợt ôn dịch năm 2020 sẽ bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng khắp thế giới. Đã có nhiều người vì nó mà bỏ mạng, có nhiều gia đình vì nó mà mất đi người thân, có nhiều quốc gia khi bệnh dịch ập đến vì không có sự chuẩn bị đầy đủ nên trở tay không kịp. 

Trận đại dịch lần này dường như đang thay đổi hướng đi của lịch sử loài người. Nó có thể không chỉ là một sự cố mang tính ngẫu nhiên. Trên thực tế, ở Trung Quốc lẫn nhiều nơi trên toàn thế giới từ xa xưa đã có những dự ngôn liên quan đến sự việc này.

Và thật trùng hợp thay, Trung Quốc hiện đại đang là nơi bắt nguồn, chứa chấp hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những thứ biến dị phản nhân tính của con người. Có những thứ là do chính quyền nước này nuôi dưỡng tạo nên, lại có những thứ gặp môi trường tà ác phù hợp ở đó mà được phát triển mạnh mẽ. Nhân quả chẳng phải chính là như vậy?

Khoảng mười mấy năm trước đây, một hiện tượng ‘quái dị’ chưa từng thấy cũng tương tự như đợt ôn dịch lần này khởi nguồn từ Trung Quốc, lan truyền tới các thành phố lớn trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều đọc tin tức có liên quan về nó, nhìn thấy những quảng cáo bắt mắt về nó, thậm chí còn có người từng đến tận hiện trường để tận mắt thấy nó. 

Đó là triển lãm nhựa hóa cơ thể người lưu diễn vòng quanh các thành phố lớn trên toàn thế giới. Một số xác chết không rõ nguồn gốc, không ai biết tên của họ khi còn sống là gì, người thân của họ là ai, họ bị một loại kỹ thuật “nhựa hóa sinh” làm thành mẫu xét nghiệm cơ thể, sau đó được đưa ra triển lãm ở các tư thế khác nhau, phơi bày cơ bắp và nội tạng, mang đi khắp thế giới triển lãm. 

Dù danh tính của những thi thể này không rõ ràng, mọi người không biết họ từng là người thân của ai, nhưng hầu hết các xác chết này đều đến từ Trung Quốc. Trong khi đối với luân lý đạo đức truyền thống của người Trung Hoa, việc trưng bày triển lãm thi thể người quá cố cho lượng lớn khán giả chiêm ngưỡng được coi là hành động thiếu tôn trọng với người quá cố và người thân của họ. Nhưng dưới sự tiếp tay của chính quyền Trung Quốc, thứ triển lãm kinh hoàng này lại có cơ hội phát triển chính từ mảnh đất Trung Nguyên trọng Lễ Nghĩa.

Hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận, quy mô lớn

Tháng 8/1999, Gunther Von Hagens đã đầu tư 15 triệu đô la Mỹ để thành lập Nhà máy nhựa hóa cơ thể người đầu tiên tại Đại Liên Trung Quốc. Ông ta phát minh ra cách nhựa hóa cơ thể người bằng cách thay thế nước và chất béo của cơ thể bằng các chất dẻo có độ bền khác nhau. Quá trình mổ, ướp, và nhựa hóa một xác người hoàn chỉnh tiêu tốn khoảng 1.500 giờ công và thường mất khoảng 1 năm để hoàn thiện.

Der Spiegel gọi Von Hagens là “Bác sĩ tử thần” trên trang bìa tờ báo nói về nguồn gốc các thi thể nhựa hóa.

Năm 2003, phóng viên của Tuần báo Liễu Vọng phương Đông thuộc Tân Hoa Xã đã từng mô tả quy mô của nhà máy này vào thời điểm đó: Nhà máy của Von Hagens có diện tích khoảng gần 30.000 mét vuông, có một tòa nhà hành chính 6 tầng và một xưởng sản xuất mẫu vật 2.000 mét vuông. Nó chưa bao gồm một xưởng bảo quản nguyên liệu (xác chết) và xưởng mẫu vật cơ thể kiên cố với diện tích 1000 mét vuông. 

Đây rõ ràng là hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận vô cùng cao, vì Hagens cho rằng quy mô công ty cần lớn hơn. Ngày 13/10/2003, ông ta có chia sẻ với phóng viên của Tuần báo Liễu Vọng phương Đông: “Trong vài năm tới, công ty sẽ tăng nguồn vốn đầu tư thêm 20 triệu đô la Mỹ, xây dựng 2 tòa nhà văn phòng để nghiên cứu làm việc, 2 xưởng sản xuất chế tác mẫu vật từ cơ thể người. Đến lúc đó, công ty sẽ đạt được công suất tối đa”. 

Nhiều nhà máy nhựa hóa cơ thể được mở ra tại khắp nơi ở Trung Quốc, khiến đây trở thành nơi xuất khẩu xác chết số một thế giới. Theo Đài Á châu Tự do, một cơ thể nhựa hóa có thể được bán với giá một triệu đô la. Người ta ước tính rằng Tùy Hồng Cẩm (học trò của Von Hagens) đã bán gần 1.000 mẫu vật cho các nước khác nhau từ năm 2004. 

Một báo cáo từ Thời báo New York vào năm 2006 cho biết: “Thế giới cơ thể người” của Von Hagens đã thu hút 20 triệu người trên toàn cầu và thu về hơn 200 triệu đô la. Ít nhất 10 nhà máy cơ thể khác của Trung Quốc đã được mở ra để thực hiện đơn đặt hàng triển lãm, chuyển các tử thi được bảo quản đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Vì sao lại là Trung Quốc?

Tại sao Von Hagens lại xây dựng nhà máy tại Trung Quốc? Trong một bài phỏng vấn của Tuần báo Liễu Vọng phương Đông tiết lộ: Công ty này nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc có đủ nguồn xác chết, nguyên liệu hóa học và chi phí mua thiết bị sử dụng để chế tác nhựa hóa cơ thể người tại đây thấp hơn từ 2-3 lần so với nước ngoài”. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để ông ta quyết định xây dựng cơ sở sản xuất tại đây.

Trên thực tế, nguồn thi thể tại Trung Quốc dồi dào tới mức không chỉ khiến Hagens kiếm được nhiều tiền, mà còn để người học việc của ông ta là Tùy Hồng Cẩm cũng phát tài lớn. 

Năm 2000, học trò của Hagens là Tùy Hồng Cẩm đã tách ra thành lập công ty nhựa hóa sinh vật đại học y khoa Đại Liên (sau này là Công ty TNHH công nghệ sinh học Đại Liên Hồng Phong). Cả hai trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành. Công ty này cũng đã tạo ra rất nhiều mẫu nhựa hóa cơ thể người và ký hợp đồng trị giá 25 triệu đô la Mỹ với công ty triển lãm số một ở Georgia Hoa Kỳ, là công ty triển lãm luân lưu ở nhiều bang của Hoa Kỳ. 

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cũng thừa nhận, tại đây có hai nhà máy gia công xác người lớn nhất thế giới. Ngày 24/8/2012, ngay trong lời mở đầu của một bài viết đăng trên tạp chí con thuộc tờ Nhân dân nhật báo có viết: Hai nhà máy lớn nhất thế giới về lĩnh vực nhựa hóa cơ thể người đều ở Đại Liên, Von Hagens người được mệnh danh là ‘tiến sĩ tử thần’ và giáo sư đại học y khoa Đại Liên, Tùy Hồng Cẩm là hai nhân vật tham gia chính, một trong các công ty triển lãm lớn nhất thế giới cũng có liên quan. 

Các công ty sản xuất tiêu bản cơ thể người được nhựa hóa cho rằng chỉ các xác vô danh mới được sử dụng. Tuy nhiên, theo Quy định về giải phẫu thi thể do Bộ Y tế Trung Quốc ban hành vào tháng 2/1979, chỉ sau khi một thi thể vẫn vô danh trong ít nhất một tháng, thì nó mới được cho là “vô danh” và được dùng cho nghiên cứu giải phẫu bởi những trường y. Những thi thể này lúc đó sẽ không còn phù hợp cho quy trình nhựa hóa vốn yêu cầu xác chết phải còn tươi và không được ướp chất bảo quản.

Ngay từ năm 2006, Thời báo New York cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nguồn gốc các thi thể mà ông Von Hagens có được, và ví đây như một “ngành tiểu công nghiệp ngầm man rợ mới xuất hiện ở Trung Quốc”.

Thời báo New York cho biết: “Tại Trung Quốc, xác định được ai kinh doanh cơ thể người và những cơ thể đến từ đâu quả thực không dễ dàng. Các viện bảo tàng, nơi tổ chức những buổi triển lãm cơ thể người tại Trung Quốc nói rằng họ đột nhiên “quên” ai đã cung cấp thi thể, công an thường xuyên thay đổi những câu chuyện về những gì họ đã làm với các thi thể, và thậm chí các trường đại học đã xác nhận và sau đó chối bỏ việc tồn tại những cuộc phẫu thuật bảo quản cơ thể người trong trường của họ”.

Cho đến tháng 5/2008, một thỏa thuận với Tổng chưởng lý New York đã buộc đối tác của Tùy Hồng Cẩm là Premier Exhibitions phải công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm và nguồn gốc các thi thể trong triển lãm. Trên website của mình, Premier Exhibitions đã cho rằng các thi thể có nguồn gốc từ Công An Trung Quốc.

Những thi thể người bị nghi ngờ là đến từ các tù nhân lương tâm, những tín đồ của Phật Giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ hay các học viên Pháp Luân Công… (ảnh: Wikipedia).

Tùy Hồng Cẩm cũng từng nói rằng một số “thi thể” là đến từ Cục Công an. Ông ta nói sự hỗ trợ từ các quan chức chính phủ đã xây được nhà máy nhựa hóa cơ thể người lớn nhất thế giới. Một quan chức của Phòng 610 (là một lực lượng bí mật đứng ngoài pháp luật, được các nhà hoạt động nhân quyền gọi là “Gestapo của Trung Quốc” chuyên đàn áp Pháp Luân Công) Thiên Tân đã xác nhận rằng một số nội tạng và thi thể là của người tập Pháp Luân Công.

Ông Ngô Hoằng Đạt, người sáng lập quỹ nghiên cứu cải tạo lao động từng có một bài báo tựa đề Triển lãm nhựa hóa cơ thể người: Sự thật và suy ngẫm có đoạn: Việc Trung Quốc hiện nay là quốc gia duy nhất nhựa hóa cơ thể người, phản ánh sự rạn nứt về thể chế và văn hóa. Ông Hagens, người tự xưng có nguồn thi thể chủ yếu do người Đức quyên góp tại sao lại từ xa xôi ngàn dặm tới Trung Quốc thành lập nhà máy? Tùy Hồng Cẩm, người học trò của ông ta sau khi tách ra tự lập nhà máy riêng tại sao cũng biến đây thành xưởng nhựa hóa cơ thể lớn nhất thế giới. Hiện tượng này giải thích điều gì? 

Tội ác và băng hoại đạo đức: Những dấu hiệu điển hình dẫn tới đại nạn trong các dự ngôn

Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều nhận định, bệnh dịch xuất hiện tại thế giới là do đạo đức nhân loại trượt dốc và phạm tội ác. Tại sao nói việc triển lãm nhựa hóa cơ thể người ở khắp nơi trên thế giới là dấu hiệu dự báo bệnh dịch sẽ xuất hiện tại thế gian? Vì ít nhất nó giải thích hai sự việc. 

Đầu tiên, lượng lớn xác chết không rõ nguồn gốc xuất hiện tại Trung Quốc chính vào thời kỳ ĐCSTQ thực hiện các cuộc bức hại tín ngưỡng tàn khốc mang tính tập thể. Hơn nữa, trong thời kỳ này, việc cấy ghép nội tạng quy mô lớn với nguồn gốc nội tạng không xác định cũng đạt đến đỉnh cao tại Trung Quốc, thậm chí hình thành sự kiện một lượng lớn những người nước ngoài Trung Quốc đợi hiến tạng. Họ chi một số tiền khổng lồ tại Trung Quốc cho một tour du lịch ghép tạng nhanh chóng. Đằng sau điều này là những tội ác phản nhân loại và tàn nhẫn tới mức khó tưởng tượng do ĐCSTQ gây ra. 

Thứ hai, mặc dù ở một số nơi, buổi triển lãm này bị chính quyền địa phương đóng cửa, nhưng ở một số nơi nó vẫn được tổ chức, thậm chí khách tham quan đông vô cùng tận. Điều này cũng là minh chứng cho thấy đạo đức của toàn nhân loại đã trượt dốc. Một mặt họ khinh thường, xem nhẹ không đi ngăn cản tội ác của Trung cộng, một mặt rất nhiều người đã mất đi sự tôn trọng với phẩm giá con người. Thu nhập từ các cuộc triển lãm này trên khắp thế giới đã khiến nhà máy chế biến thi thể ở Trung Quốc trở nên giàu có, càng biến tướng trong sự ngụy trang trở thành công cụ ủng hộ cho tội ác của ĐCSTQ. 

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức quốc xã từng tiêu diệt cộng đồng người Do Thái bằng nhiều phương pháp tàn nhẫn, nhưng họ cũng không vận chuyển những nạn nhân luân lưu triển lãm khắp thế giới. Vậy mà việc tà ác, xấu xa phản nhân tính như vậy lại đường đường chính chính xảy ra tại thế giới hiện nay. Nhân loại tương lai sẽ coi đây là điều sỉ nhục lớn cho thời đại này. 

Theo Hách Diên, Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version