Đại Kỷ Nguyên

Pháp sư Hoằng Nhất nhìn lại những năm cuối đời: Nhân sinh là một hồi tu hành 

Năm tháng như thoi đưa, trong chớp mắt, chúng ta đã đi hết cuộc đời của mình, bản thân cũng trải qua vô số niềm vui và nước mắt. Khi quay đầu nhìn lại, chúng ta rất có thể sẽ cảm thán rằng thời gian vô tình, tuy nhiên mỗi người cũng đều sẽ lĩnh ngộ được ý nghĩa sinh mệnh và cảm thụ được nhiều hơn về niềm vui có được trong đời.

Pháp sư Hoằng Nhất (*) từng nói: “Nếu như trong đời chỉ sinh được một đứa con thì đến khi về già sẽ biết được 3 loại khổ: Khổ về thể xác và tinh thần, khổ về tài phú, khổ về tâm linh”. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu hàm ý thâm sâu ẩn sau câu nói này nhé. 

Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi tuổi còn trẻ, chúng ta thường đi đây đó bôn ba gây dựng sự nghiệp, trải qua những tháng ngày thăng trầm, chạy theo cái bóng của danh và lợi của cuộc đời. Nhưng theo năm tháng trôi qua, chúng ta dần trưởng thành, cũng cảm nhận thấy thân thể không dẻo dai như trước nữa, tóc bạc và nếp nhăn cũng theo thời gian mà xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh tật và thống khổ dường như trở thành cảnh tượng không thể tránh khỏi lúc tuổi già. Điều đáng buồn hơn nữa chính là những người thân, bạn bè quanh ta cũng có thể rời đi, khiến chúng ta cảm nhận được dư vị của sự cô độc. 

Trên đường đời của mỗi người chúng ta, có lẽ cảm thụ về thống khổ trước tài phú là tương đối rõ ràng. Lúc tuổi còn trẻ, tâm trí tràn đầy mộng tưởng, khát vọng tích lũy được thật nhiều tài vật. Thế nhưng, thực tế lại không như chúng ta mong muốn. Trong lúc đang không ngừng truy cầu hưởng thụ vật chất, chúng ta lại bị tiền bạc làm cho mọi thứ trở nên phức tạp, bị những thứ đó mê hoặc mà theo đuổi hư vinh. Năm tháng trôi qua, chúng ta mới dần hiểu được cuộc sống bình yên thật đáng quý, tài phú cũng không phải là tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất. Nhưng mà, khi nhìn lại những tháng ngày tranh tranh đấu đấu, nội tâm cũng khó có thể tránh khỏi có cảm giác chua xót. 

Mà trải nghiệm qua nỗi đau về tinh thần càng khiến chúng ta có cảm thụ sâu sắc hơn.

Theo sự trưởng thành của bản thân, chúng ta cũng dần nhận ra rằng sự sống chết của con người thật mong manh, tự bản thân cũng tận mắt chứng kiến từng người thân qua đời, cũng nhìn thấy tình cảm bạn bè thay đổi theo năm tháng, khúc mắc về tình cảm khó lòng buông xuống. Mỗi cuộc chia ly đều để lại vết thương sâu đậm trong tim. Nhưng mà, chính nhờ trải qua những thống khổ loại này, chúng ta mới hiểu được sự quý giá của sinh mệnh và biết trân trọng từng phút giây trước mắt. 

Khi người ta già đi, danh vọng, tiền tài và thành công mà họ từng gắn bó sẽ trở nên vô nghĩa. Chúng ta cũng bắt đầu buông xuống những ham muốn vật chất, học cách xem nhẹ danh lợi và theo đuổi sự bình yên cũng như tĩnh lặng trong nội tâm. Ở những năm cuối đời, chúng ta bắt đầu nhìn lại ý nghĩa của cuộc sống và suy nghĩ về giá trị của đời người. Lúc nội tâm thêm một phần tĩnh lặng thì cũng là lúc chúng ta hiểu rõ hơn chân lý cuộc sống. 

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng khi về già thì tuổi đời cũng đã gần hết hạn rồi, phong cảnh trước mắt chỉ còn là màn đêm đen tối. Thế nhưng, tôi lại thấy nó giống như một vầng trăng sáng, soi rõ mỗi góc khuất trên đường mà bản thân từng đi qua. Lúc ngoái đầu nhìn lại, tôi càng khắc sâu được ý nghĩa thật sự của đời người. Năm tháng gió mưa vần vũ giống như đang gột rửa những tội lỗi mà bản thân phạm phải, giúp cho nội tâm càng trở nên mạnh mẽ và kiên định hơn. 

Trong những năm cuối đời, chúng ta không còn theo đuổi sự phồn hoa phù phiếm mà ngắm nhìn miền tịnh thổ trong trái tim mình. Chúng ta học được cảm ơn, cũng biết ơn tất cả những người đã ở bên cạnh mình. Cảm ơn sự nghèo khổ và khó khăn mà chúng ta từng đi qua để bản thân hiểu rõ được rằng sống trên đời thật không dễ dàng. Cảm ơn những được mất nhấp nhô trên đường giúp chúng ta trưởng thành và nhìn mọi thứ một cách thực tế hơn. 

Nhân sinh là một hồi tu hành, khi về già cũng là thời điểm quan trọng của tu luyện. Trong những năm sau này, chúng ta nên buông xuống những chấp niệm cũng như những hoài niệm về quá khứ. Chúng ta cần một tấm lòng khoan dung để đối đãi với được mất và những năm tháng tang thương. Có thể hiện tại chúng ta không còn trẻ nữa, nhưng lúc này mỗi người cũng đã hiểu được sự trân quý của sinh mệnh, bởi vì sống chết đối với bản thân lúc này quá mong manh. Chúng ta đem những điều bản thân cảm ngộ được trong suốt cuộc đời hóa thành ngọn đèn soi sáng chính mình khi về già, soi đường giúp những người khác. 

Cho dù đó là nỗi đau thể xác hay tinh thần, được hay mất về vật chất, những nỗi đau giằng xé trong tâm, nó cũng là một phần của cuộc sống và là thứ không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy đón ánh nắng của tuổi già với trái tim bình yên và tiếp tục bước đi tốt trên hành trình của sinh mệnh của chính mình.

(*) Hoằng Nhất Đại sư (1880 – 1942) tên thật là Lý Quảng Hầu, hiệu Thúc Đồng. Ông là tổ sư đời thứ 11 của Luật tông, cùng với Hư Vân, Thái Hư, Ấn Quang được tôn xưng là “tứ đại cao tăng Dân quốc”.

Theo Vision Times
San San biên dịch

Exit mobile version