Đại Kỷ Nguyên

Phong thái cao trong khổ nạn

Mỗi người là một sinh mệnh độc lập, về điểm này là bình đẳng. Tuy nhiên, việc đối đãi với mọi người như thế nào, lúc gặp cực khổ hay khó khăn thử thách thì đối đãi ra sao… lại có thể nhìn ra được sự khác biệt.

Một buổi chiều, trong lúc đang đợi xe buýt, ở bến xe, ngoài tôi ra còn có một ông lão. Việc đi lại của ông lão xem ra không hề dễ dàng, chân bước lên cao khó khăn, lưng gù gập xuống, trong tay còn cầm mấy cái túi, có lẽ ông lão vừa mới đi mua sắm một ít đồ. Sau khi xe buýt đến, tôi rất tự nhiên đứng ở bên cạnh chờ, ý muốn cho ông lão lên xe trước. Dù ở khía cạnh nào mà suy xét thì đều nên để ông lão lên xe trước, thế nhưng, ông lão cũng đứng chờ bất động ở bên cạnh mà đưa tay ra hiệu ý bảo tôi lên xe trước. Tôi vừa cười vừa lắc đầu, ý là muốn để cho ông lão lên xe trước. Ông cũng cười và lắc đầu, khăng khăng để cho tôi lên xe trước. Tôi biết rõ điều ông lão suy xét không phải là tuổi tác hay khả năng đi lại không thuận lợi mà với tư cách là đàn ông phải nhường cho phụ nữ. Xuất phát từ việc đáp lại sự tôn trọng đó, tôi đã tiếp nhận ý tốt của ông lão và cảm tạ ông, tôi đã lên xe trước, trong thâm tâm cảm thấy có chút suy tư.

Vào lúc cuộc sống thuận buồm xuôi gió, trong lòng vui vẻ đắc ý, muốn giữ phong thái tốt hòa nhã mà đối xử với mọi người thì cũng không phải là một việc khó khăn. Ai cũng muốn nhận được sự tôn trọng của người khác, muốn lưu lại cho mọi người ấn tượng tốt. Tuy nhiên, không có ai mà cả đời không phải lo lắng, cả đời được thoải mái, sinh – lão – bệnh – tử là vòng tuần hoàn mà không ai có thể trốn thoát khỏi nó. Không thể nói chính xác lúc nào bất hạnh sẽ giáng xuống. Giống như ông lão kia vậy, những bất tiện của thân thể thực sự là đem lại không ít phiền toái trong cuộc sống. Đối mặt với tình trạng giống như thế, có người có lẽ sẽ oán trời trách đất, cảm thấy cuộc đời bất công hay là bị người đời xem thường, như thế kỳ thực họ đã vô tình khoa trương khuếch đại cái bất hạnh của mình. Khi bị chìm vào những lời oán thán và sự sa sút về tinh thần, đừng nói đến rộng lượng, phong thái cao, mà ngay cả phẩm chất đạo đức cơ bản cũng đã bị mất đi. Loại tâm thái như thế đối với bản thân mình và đối với người khác đều không có một điểm nào là tốt cả. Trái lại, giống như ông lão thực sự đang trải qua những điều không thuận lợi, nhưng vẫn giữ vững phong thái của người quân tử, lưu lại cho người khác ấn tượng khâm phục và kính trọng. Mỗi người là một sinh mệnh độc lập, về điểm này là bình đẳng.

Việc đối đãi với mọi người như thế nào, lúc gặp cực khổ hay khó khăn thử thách thì đối đãi ra sao… lại có thể nhìn ra được sự khác biệt. Dùng tâm trí cởi mở khoáng đạt, thản nhiên thừa nhận mà cũng không quên để ý đến người khác hay là đem ánh mắt chỉ giới hạn vào bản thân mà không suy xét đến người khác, những điều được biểu hiện ra ngoài đó chính là căn cứ hết sức rõ ràng để phân chia “cao thấp”!

Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan

Biên dịch: Mai Trà, Biên Tập: Tuệ Minh , Thiên Hương

Xem thêm:

Exit mobile version