Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay…
- Loạt bài dài kỳ: Phong vân mạn đàm
Ở những kỳ trước, ta đã kể việc Ngũ Tử Tư tiến cử Chuyên Chư thích sát Vương Liêu, lại tiến cử Yêu Ly thích sát Khánh Kỵ, rồi quy hoạch xây dựng thành Tô Châu, giúp Ngô quốc nước giàu binh mạnh. Lúc này, Ngũ Tử Tư đã có đủ thực lực mới nghĩ đến chuyện thỉnh nhờ Ngô Vương Hạp Lư thay ông xuất binh báo thù.
Nhưng Hạp Lư có điều e ngại, chính là nước Sở là quốc gia rất lớn, đất rộng vật nhiều, binh tướng không ít. Nếu hễ khai chiến lại không thể đánh thắng, đối với bản thân nước Ngô sẽ có rất nhiều nguy hiểm. Cho nên ông phải tìm được một tướng quân bách chiến bách thắng mới yên tâm phát binh. Thế là Ngũ Tử Tư thêm một lần nữa tiến cử nhân tài Tôn Vũ, người sau này được gọi là thủy tổ của Binh gia. Tôn Vũ còn để lại một bộ sách lưu danh hậu thế, lưu truyền thiên cổ – “Tôn Tử binh pháp”.
Chúng ta biết rằng văn hóa Trung Quốc lấy văn hoá Đạo gia làm khởi đầu. Rất nhiều người Trung Quốc đều nói, văn hóa Đạo gia là “Hoàng Lão chi học”. Vì sao gọi là “Hoàng Lão chi học”? Có một cách giải thích, nói “Hoàng” chính là chỉ Hiên Viên Hoàng Đế, “Lão” chính là chỉ Lão Tử.
Ta lại biết rằng Hiên Viên Hoàng Đế chính là “sơ tổ của dân tộc” (Trung Hoa), vì vậy văn minh Trung Quốc buổi đầu chính là văn minh Đạo gia. Thời điểm nào thì văn hoá của Phật gia là sau này mới truyền nhập vào Trung Quốc? Sau Công nguyên, những năm đầu thời Đông Hán, thời vua Hán Minh Đế, văn hóa Phật gia mới chính thức truyền nhập vào Trung Quốc. Sau này thời Nam Bắc triều và Tùy Đường, văn hóa Phật gia đạt đến một thời kỳ cực thịnh. Nhưng trước đây, Trung Quốc thời Chư tử bách gia có lẽ đều tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của Đạo gia, ví như Nho gia, Binh gia, Pháp gia…
Trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử có một câu là “lấy chính trị quốc, lấy kỳ dùng binh”. Khi quản lý quốc gia, nhất định phải đi con đường chính, khi đánh trận, ắt phải vận dụng kỳ mưu (mưu lạ), xuất kỳ binh (xuất binh bất ngờ).
Còn có một điều ảnh hưởng đến Trung Quốc rất lớn, chính là Pháp gia. Pháp gia trên thực tế là lấy Đạo gia phản đảo lại rồi dùng, cho nên nói Pháp gia là ngược với Đạo gia. Tôi thường nói kế lạ của Binh gia, mưu lạ của Pháp gia. Vận dụng khi đánh trận thì dùng kỳ mưu, xuất kỳ binh, dùng binh không ngại dối trá, thắng vì bất ngờ, đều có thể lý giải được. Nhưng khi một quốc gia đang thời bình, lại không thể dùng kế lạ được, cho nên tôi lấy một bộ những điều của Pháp gia gọi là mưu lạ (quỷ mưu), mưu lược xảo quyệt.
Lời bạch: Văn hoá Trung Quốc là từ Hiên Viên Hoàng Đế mà bắt đầu, Hoàng Đế cũng là người sáng lập học thuyết Đạo gia. Văn hóa Phật gia là từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên mới chính thức truyền nhập vào Trung Quốc. Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng học thuyết của Chư tử bách gia đều chịu nhận ảnh hưởng sâu sắc của Đạo gia. Nho gia phù hợp với tư tưởng “lấy chính nghĩa trị quốc gia” của Đạo gia. Binh gia phù hợp với tư tưởng “lấy kỳ dùng binh” của Đạo gia. Pháp gia thì dùng dùng hết quỷ kế và quyền mưu để xử lý công việc chính trị, đây là đi ngược lại đạo đức. Người xưa thấy rằng, làm tướng quân là có ước thúc đạo đức. Tư Mã Thiên trong “Thái sử công tự tự” (Lời nói đầu trong tập “Thái sử công”) có nói: “Không có tín, liêm, nhân, dũng thì không thể đàm binh và luận kiếm”. Cũng chính là nói, nếu một người không hiểu thế nào là tín nghĩa, liêm khiết, nhân từ và dũng cảm thì không thể theo ông đàm luận binh pháp và kiếm thuật.
Rất nhiều người hiện đại chúng ta cảm thấy nhà quân sự nên là “máu lạnh”, lại còn phải rất uy phong, một tiếng hạ lệnh khiến tòa núi đổ, một cái huơ tay ngàn thuyền xuất phát, khiến kẻ địch phải đầu hàng thất bại, thích thú cảnh đầu rơi đầy đất, xem đó là cảm giác thành tựu của nhà quân sự. Cho nên rất nhiều người cho rằng khi đánh trận là không cần vạch giới hạn.
Thời gian gần đây ở Trung Quốc có một cuốn sách tên là “Siêu hạng chiến”, chính là nói khi đánh trận có thể không cần vạch giới hạn. Nhưng nếu bạn xem “Tôn Tử binh pháp”, ít nhất tôi đã đọc vài lần cuốn sách này, tôi cảm thấy Tôn Tử là một chuyên gia quân sự hết sức tránh việc động binh đao, mà trong cuộc chiến cũng là hết sức tránh việc giết chóc. Chính là rất phù hợp với một câu trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử “Động binh là việc không lành, không phải khí độ của người quân tử, bất đắc dĩ mới dùng”.
Chương đầu tiên của Tôn Tử binh pháp là “Thủy kế thiên” (chương về những kế đầu tiên), Tôn Tử giảng làm thế nào dùng mưu kế để kết thúc chiến tranh nhanh nhất, giảm thiểu giết chóc. Trong “Thủy kế thiên”, phần đầu tiên Tôn Tử đề cập đến “Việc binh là đại sự quốc gia, là đường sinh tử, nên không thể không suy xét kỹ”. Chiến tranh liên quan đến chuyện đại sự của quốc gia, cũng liên quan đến sinh tử rất nhiều người, nhất định phải cẩn thận.
Trong “Hỏa công thiên”, Tôn Tử còn nói một câu như thế này: “Vua không thể giận mà đem quân đi đánh, tướng không thể tức mà tấn công. Giận có thể mừng lại, tức có thể vui lại nhưng mất nước không thể khôi phục lại, người chết không thể sống lại. Cho nên minh quân cẩn thận, hiền tướng cảnh giác. Đây là đạo an định nước, bảo toàn quân”.
Một người quân chủ không thể vì tức giận bản thân mà xuất binh, một tướng quân không thể vì phẫn nộ mà chỉ huy quân đội tác chiến. Bạn tức giận còn có thể hứng thú trở lại, có thể vui vẻ trở lại nhưng một quốc gia bị diệt vong không thể khôi phục, một người sau khi chết không thể sống lại. Cho nên nói một quân chủ hiền minh hoặc một vị tướng giỏi, đối với việc chiến tranh thì vô cùng cẩn thận, thế mới là cách làm khiến quốc gia an định, quân đội bảo toàn.
Tôn Tử phản đối giết chóc trong chiến tranh, nói rằng: “Không chiến mà khuất phục binh người”. Đương nhiên Tôn Tử binh pháp liên quan đến chiến tranh, trong sách ông cũng phải đề cập đến rất nhiều quy luật liên quan đến chiến tranh. Nhưng nếu chúng ta khảo sát cặn kẽ hơn một chút những quy luật này, chính là xuất hiện một vấn đề. Tôi khi còn đọc sách ở nước Mỹ, phát hiện một số học viện đại học của Mỹ quốc lấy hai tiêu đề khác nhau. Một cái là Art (Nghệ thuật), một cái là Science tức là Khoa học. Vậy thì đối với chúng ta mà nói, chiến tranh rốt cuộc là Nghệ thuật hay Khoa học?
Chúng ta biết khoa học rất nghiêm túc cẩn mật, có thể lấy một vài công thức để biểu đạt. Đồng thời, nếu bạn chiểu theo quy luật mà hành sự, bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn. Nhưng là Nghệ thuật (Art) mà nói, dù cũng có quy luật của nó, nhưng ở một trình độ cao hơn là dựa vào trực giác và linh cảm, hoặc là tự sáng tạo ra. Bạn rất khó dùng một phương trình trong Toán học mà biểu đạt được việc người này rất dễ nhìn hay bức họa kia rất đẹp. Vậy nên trong rất nhiều tình huống là không thể dùng lời nói để truyền đạt, không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả.
Nếu bạn lấy chiến tranh làm thành một môn khoa học, bạn sẽ nghĩ rằng Tôn Tử đã nói rằng trong tình huống này thì phải làm thế này thế này. Nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt quy luật trong Tôn Tử binh pháp mà làm, trái lại bạn có thể đạt được một kết quả mà mình không ngờ đến. Đây chính là vì sao rất nhiều người đọc binh thư mà không biết dùng binh, cũng là “bàn việc quân trên giấy”. Vậy thì có người có thể không đọc nhiều binh thư như thế nhưng biết vận dụng nó khéo léo giống như một loại “nghệ thuật” vốn có rất nhiều cảm hứng, hoặc có rất nhiều trực giác. Như thế họ có thể chỉ huy cuộc chiến cực kỳ tốt.
Đương thời khi Nhạc Phi thống lĩnh binh mã đánh trận, có vị tướng tên Tôn Trạch khuyên Nhạc Phi đọc nhiều binh thư một chút. Nhạc Phi nói một câu: “Bày trận rồi nghênh địch là chuyện thường của binh gia. Nhưng dùng binh xảo diệu lại nằm ở việc giỏi suy ngẫm”. Trong chiến tranh có nhiều lúc xác thực là có nhiều chỗ dựa vào tâm. Điều này được vận dụng thật tốt thì mới làm nên một vị tướng phi thường.
Cho nên chúng ta đọc bản phiên dịch sang tiếng Anh của “Tôn Tử binh pháp” thấy rất có ý tứ: “Nghệ thuật chiến tranh” (The Art of War), chứ không phải là Khoa học chiến tranh (The Science of War). Cho nên tôi nghĩ, lúc họ phiên dịch sang tiếng Anh cũng rất phù hợp với nguyên ý (ý gốc) của Tôn Tử binh pháp.
Trong “Hư thực thiên” (bên dưới sẽ nói rõ về “thực hư”) của Tôn Tử binh pháp có một đoạn thế này: “Dùng binh giống nước, nước chảy tránh chỗ cao mà hướng về chỗ thấp, dùng binh tránh chỗ thực mà đánh vào chỗ hư. Nước theo thế đất mà chảy, dùng binh theo tình hình địch mà giành chiến thắng. Cho nên dùng binh là không cố định, nước không có hình, có thể vì địch mà biến hoá nên giành thắng lợi vậy, cũng gọi là thần kỳ”.
Ông nói dùng binh đánh trận giống như nước, nước tránh nơi cao mà hướng về nơi thấp mà chảy. Dùng binh là tránh chỗ mạnh (thực) của địch mà tấn công chỗ yếu (hư). Nước là căn cứ theo địa thế mà quyết định hướng chảy, dùng binh là căn cứ theo tình hình lúc ấy của chiến trường mà định ra sách lược tác chiến. Điều này giống như nước không có hình dạng, dùng binh đánh trận cũng không có khuôn mẫu cố định. Cho nên nói trên chiến trường, căn cứ theo tình huống chiến tranh đương thời mà quyết định dùng binh như thế nào, mới gọi là dụng binh như Thần. Chính là “có thể vì địch mà biến hoá nên giành thắng lợi vậy, cũng gọi là thần kỳ”.
Tôn Tử là nhà quân sự lừng lẫy, ông nắm vững toàn bộ quy luật chiến tranh, nhưng ông lại ôm giữ một cái tâm nhân từ. Người mà Ngũ Tử Tư tiến cử cho Ngô Vương Hạp Lư là một nhà quân sự như thế.
Mạn Vũ
Theo bài viết của Giáo sư Chương Thiên Lượng, đăng trên NTDTV