Các quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc từng nắm giữ những chức vụ quan trọng, ảnh hưởng quốc gia yếu vụ, nhưng họ lại thường xuyên “mất tích”. Chính xác thì ĐCSTQ đang tiến hành thao tác gì, rốt cuộc là đã phát sinh chuyện gì, người dân Trung Quốc một chút cũng không được biết.
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
ĐCSTQ tuyên bố “Dân chủ tốt hay không, người dân biết rõ nhất”, và rằng những gì nó theo đuổi “là dân chủ chân chính, dân chủ quản dụng, dân chủ thành công. Trung Quốc là một quốc gia dân chủ xứng đáng”.
Tuy nhiên, trong cái gọi là “là một quốc gia dân chủ xứng đáng” này, các quan cao của đảng, chính phủ và quân đội lại thường xuyên “mất tích”. Tại sao họ lại “mất tích”? Nhân dân Trung Quốc toàn bộ không biết gì.
Hôm nay, chúng tôi căn cứ trên các báo cáo trong và ngoài nước, điểm lại sự “mất tích” của các quan cao của ĐCSTQ, và thông qua những sự việc này để xem “dân chủ” do ĐCSTQ thúc đẩy rốt cuộc là thế nào.
Quan cao cấp phó quốc gia Lý Thượng Phúc “mất tích”
Lý Thượng Phúc, ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Quốc vụ viện, bộ trưởng Bộ Quốc phòng ĐCSTQ, đã “mất tích” kể từ khi tham dự “Diễn đàn Hòa bình An ninh Trung – Phi” tại Bắc Kinh vào ngày 29 tháng 8 năm 2023.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên hải ngoại biết được thông qua nhiều kênh khác nhau, rằng Lý Thượng Phúc đã bị bắt vì vấn đề tham nhũng hủ bại trong thời gian ông ta giữ chức vụ trưởng Ban Phát triển Trang bị của Quân ủy Trung ương.
Lý Thượng Phúc giữ chức bộ trưởng Bộ Phát triển Trang bị trong 5 năm từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2023. Trước cuộc cải cách quân sự của Tập Cận Bình vào năm 2015, Lý Thượng Phúc từng giữ chức phó bộ trưởng Bộ tổng trang bị.
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14 ngày 12/3/2023, ông ta được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Quốc vụ viện. Ủy viên Quốc vụ viện có cấp bậc tương đương với phó thủ tướng, là cấp phó quốc gia.
Trong thể chế của ĐCSTQ, các quan cao từ cấp phó quốc gia trở lên thuộc về các “lãnh đạo đảng nhà nước”.
Cựu nhân viên truyền thông đại lục Triệu Lan Kiện tiết lộ: Lý Thượng Phúc bị bắt vào ngày 1 tháng 9 năm 2023. Sau đó, Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương đã bắt giữ tổng cộng 8 người, trong đó có 6 người cấp phó bộ trưởng và 2 người cấp cục. Tám người này đều do chính Lý Thượng Phúc chỉ điểm.
Reuters đưa tin, vụ mất tích của Lý Thượng Phúc là vụ mất tích bí ẩn mới nhất của các quan chức cấp cao tùy tùng ông Tập Cận Bình. Mười người quen thuộc với chuyện này cho biết, Lý Thượng Phúc đang bị điều tra vì vấn đề tham nhũng hủ bại trong việc mua sắm trang thiết bị quân sự.
Quan cao cấp phó quốc gia Tần Cương “mất tích”
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2023, Tần Cương, ủy viên Trung ương ĐCSTQ, ủy viên Quốc vụ viện, bộ trưởng Ngoại giao, đã “mất tích”.
Vì ngoại trưởng là sứ giả đại biểu cho chính phủ một quốc gia trong việc giao tiếp với các chính phủ trên thế giới, nên vụ “mất tích” này đã đặc biệt gây lo ngại. Trong một thời gian, toàn thế giới đang theo dõi động thái chính cục của ĐCSTQ đều đặt câu hỏi: Tần Cương đang ở đâu?
Tần Cương thường hô hào đại biểu cho nhân dân Trung Quốc, nên hàng trăm triệu người dân Trung Quốc cũng muốn biết: Tần Cương rốt cuộc đã đi đâu?
Tuy nhiên, tất cả các cơ quan có thẩm quyền của ĐCSTQ đều bảo trì sự im lặng: Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương không nói một lời, Ủy ban Giám sát Quốc gia không nói một lời, và Quốc vụ viện cũng không nói một lời.
Tất cả những thân bằng hảo hữu của Tần Cương trong và ngoài nước đương nhiên cũng không thể lên tiếng.
Các phóng viên nước ngoài không còn cách nào khác, đành hỏi Mao Ninh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Kết quả là Mao Ninh trở thành người khốn quẫn nhất trong vụ “mất tích” của Tần Cương. Tại nhiều cuộc họp báo, Mao Ninh khi đối diện với những câu hỏi liên tiếp không ngừng, đã tìm không ra từ ngữ nào thích hợp để đối ứng, đành liên tục lặp lại những từ ngữ sáo rỗng không nhắm vào câu hỏi, khiến toàn thế giới bật cười.
Ngày 25/7/2023, Tần Cương “mất tích” đã nguyên một tháng, kỳ họp lần thứ 4 Ban Thường vụ Đại hội 14 của ĐCSTQ đã quyết định cách chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Tần Cương.
Tại sao ông ta bị cách chức bộ trưởng ngoại giao? Có phải vì chuyện ngoại tình và có con ngoài giá thú được đưa tin rộng rãi? Hay là vì tham hủ, gián điệp? Đại hội 14 không tiết lộ một từ nào với người dân Trung Quốc.
Đồng thời, tại sao Tần Cương chỉ bị cách chức bộ trưởng Ngoại giao mà không bị cách chức ủy viên Quốc vụ viện? Ông ta không còn đủ tư cách làm bộ trưởng Ngoại giao, nhưng vẫn đủ tư cách làm ủy viên Quốc vụ viện là sao? Đại hội 14 cũng không tiết lộ một lời.
Tần Cương mới nhậm chức bộ trưởng ngoại giao vào ngày 30/12/2022. Khi sự việc xảy ra, thời gian tại nhiệm của ông ta chưa đầy 7 tháng, khiến ông ta trở thành bộ trưởng ngoại giao có thời gian tại nhiệm ngắn nhất trong 74 năm kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền.
Sự lạc bước của Tần Cương trên chính trường, cũng giống như sự thăng tiến quật khởi của ông ta, đều khiến ngoại giới kinh ngạc.
Ông ta được bổ nhiệm làm ủy viên Quốc vụ viện tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội 14 vào ngày 12 tháng 3 năm 2023. Ngày hôm đó chỉ còn một tuần nữa là đến sinh nhật lần thứ 57 của ông ta. Nhờ đó, Tần Cương trở thành lãnh đạo đảng và quốc gia trẻ nhất của ĐCSTQ hiện nay.
Trong tình huống thông thường, phải mất ít nhất 5 năm để được thăng cấp từ cấp bộ trưởng lên cấp phó quốc gia. Nhưng Tần Cương đã trải qua quá trình này chỉ trong vỏn vẹn hơn hai tháng, nhanh đến mức có thể gọi là “đề bạt như tên lửa”.
Vì sao lúc đó ông ta được “đề bạt như tên lửa”? Nhân dân Trung Quốc không biết; Vì sao ông ta lại “lao xuống như tên lửa”, nhân dân Trung Quốc cũng không biết.
Tần Cương hiện vẫn còn giữ một chức vụ khác: ủy viên Trung ương ĐCSTQ. Ông ta không đủ tư cách làm bộ trưởng ngoại giao, mà vẫn đủ tư cách làm ủy viên Trung ương là sao? Người Trung Quốc cũng không biết.
Quan cao cấp phó quốc gia Ngụy Phượng Hòa “mất tích”
Ngụy Phượng Hòa từng giữ chức vụ ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Quốc vụ viện và bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến tháng 3 năm 2023. Sau đó, ông ta không bao giờ xuất hiện trước công chúng nữa.
Sau khi Ngụy Phượng Hòa thoái hưu, truyền thông hải ngoại đưa tin tư lệnh Quân Tên lửa Lý Ngọc Siêu và những người khác đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội bắt đi điều tra, có người còn cho rằng Ngụy Phượng Hòa cũng bị bắt đi điều tra.
Ngụy Phượng Hòa là tư lệnh Quân Tên lửa đầu tiên sau cải cách quân đội của Tập Cận Bình (2015-2017). Tiền thân của Quân Tên lửa là Bộ đội Pháo binh số 2. Trước đây, Ngụy Phượng Hòa là tư lệnh Pháo binh số 2 (2012-2015).
Ngụy Phượng Hòa cũng là người đầu tiên được Tập Cận Bình phong hàm tướng sau khi nhậm chức chủ tịch Quân ủy Trung ương năm 2012.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2023, một phóng viên đã hỏi về những thay đổi nhân sự cấp cao của Quân Tên lửa và tung tích của Ngụy Phượng Hòa, người đã không lộ diện trong vài tháng. Ngô Khiêm, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng, không trả lời trực tiếp mà nói: “Chúng tôi sẽ điều tra mọi án kiện, đả kích mọi quan viên tham hủ”, và “không dung nhẫn đối với hành vi tham nhũng hủ bại”.
Câu trả lời này tương tự với câu trả lời của Lã Tân Hoa, người phát ngôn của Hội nghị Chính hiệp Toàn quốc, vào tháng 3 năm 2014. Khi đó, một phóng viên hỏi về tin đồn Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương, đang bị điều tra. Lã Tân Hoa không trả lời chính diện mà nói: “Chúng tôi nghiêm túc điều tra xử lý một số cán bộ đảng viên, trong đó có một số cán bộ cấp cao về một số vấn đề vi kỷ vi pháp, để cho toàn xã hội thấy rằng dù họ là ai, bất kể họ là ai, bất kể chức vụ cao đến đâu, miễn là vi phạm đảng kỷ quốc pháp, đều sẽ bị truy tra và trừng phạt nghiêm khắc, và đây tuyệt đối không phải là lời nói suông.”
Vào ngày 29 tháng 7 năm 2014, Tân Hoa Xã thông báo tin tức, Chu Vĩnh Khang đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra.
Giờ đây, câu trả lời của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm về tung tích của Ngụy Phượng Hòa đã khiến nhiều nhà bình luận tin rằng điều này gần như xác nhận thông tin ông ta đang bị điều tra.
Nếu Ngụy Phượng Hòa thực sự bị điều tra, ông ta sẽ là nhà lãnh đạo đảng và quốc gia thứ ba bị điều tra vào năm 2023. Và hiện trạng của Ngụy Phượng Hòa là gì? ĐCSTQ vẫn chưa đưa ra tuyên bố rõ ràng, nhân dân Trung Quốc vẫn bị trùm trong bóng tối.
Hai thượng tướng Quân Tên lửa “mất tích”
Vào ngày 31 tháng 7 năm 2023, Tập Cận Bình đã phong quân hàm đại tướng cho tư lệnh Quân Tên lửa Vương Hậu Bân, và quân hàm thượng tướng cho chính ủy Quân Tên lửa Từ Tây Thịnh tại đại lầu Bát Nhất ở Bắc Kinh. Điều này cho thấy nguyên tư lệnh Quân Tên lửa, tướng Lý Ngọc Siêu, và nguyên chính ủy Quân Tên lửa, tướng Từ Trung Ba, đã bị cách chức.
Việc sa thải Lý và Từ thật khác thường. Tại sao nói như vậy?
Lý Ngọc Siêu được thăng chức tư lệnh Quân Tên lửa vào tháng 1 năm 2022, tấn thăng quân hàm thượng tướng; Tháng 10 năm 2022, ông ta được “bầu” làm ủy viên Trung ương khóa 20. Cũng chính là nói, ông ta nhậm chức tư lệnh Quân Tên lửa, tấn thăng thượng tướng mới được năm rưỡi đã trở thành ủy viên Trung ương.
Từ Trung Ba vốn không phải là cán bộ chính công trong hệ thống Quân Tên lửa, ông đã trường kỳ nhậm chức tại Quân khu Tế Nam. Đêm trước ngày 1 tháng 8 năm 2020, Từ Trung Ba, với tư cách là chính ủy Quân Tên lửa, đã được Tập Cận Bình phong quân hàm thượng tướng. Khi đó, ông ta là người duy nhất trong quân đội được phong quân hàm thượng tướng, điều này thể hiện sự tín nhiệm và trọng thị của Tập Cận Bình đối với ông ta. Tháng 10 năm 2022, Từ Trọng Ba được “bầu” làm ủy viên Trung ương khóa 20.
Tuy nhiên, chỉ ba năm sau khi giữ chức chính ủy Quân Tên lửa, và chỉ chín tháng sau khi trở thành ủy viên Trung ương, Từ Trung Ba đã bị cách chức.
Tại sao Lý và Từ bị cách chức? Họ đang lạc ở đâu? Trước đó, truyền thông trong và ngoài nước đưa tin rầm rộ rằng Lý Ngọc Siêu bị bắt đi điều tra vì nghi ngờ tiết lộ bí mật và vấn đề tham nhũng hủ bại. Tuy nhiên, cho đến nay ĐCSTQ vẫn chưa tiết lộ một lời nào với ngoại giới, và nhân dân Trung Quốc vẫn bị giữ kín trong bóng tối.
Nhiều quan cao doanh nghiệp quân đội cũng “mất tích”
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2023, cựu nhân viên truyền thông đại lục Triệu Lan Kiến đăng tin tức trên mạng xã hội, rằng Lưu Thạch Tuyền, chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quân sự Trung Quốc, Viên Khiết, chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, Trần Quốc Anh, tổng giám đốc Tập đoàn Thiết bị Quân sự Trung Quốc, và Đàm Thụy Tùng, nguyên chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, đã bị bắt.
Các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của ĐCSTQ là những khu vực có nguy cơ tham nhũng hủ bại cao. Kể từ tháng 4 năm 2021, Quân ủy Trung ương đã triển khai một đợt chống tham hủ trong các doanh nghiệp quân sự, nhiều quan chức cấp cao đã ngã ngựa. Ví dụ, Doãn Gia Tự, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quân sự Quốc gia Trung Quốc, Hồ Văn Minh, tổng chỉ huy phát triển hàng không mẫu hạm Sơn Đông sản xuất trong nước đầu tiên của ĐCSTQ, đều đã bị điều tra vì các vấn đề tham nhũng hủ bại nghiêm trọng.
Theo các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước đưa tin, cựu chỉ huy Quân Tên lửa Lý Ngọc Siêu và những người khác đã bị điều tra vì nghi ngờ rò rỉ bí mật và tham nhũng hủ bại. Về vấn đề tham hủ, tất cả có thể liên quan đến các giao dịch quyền – tiền trong mua sắm vũ khí, hoặc liên quan đến không ít quan chức cấp cao của các công ty công nghiệp quân sự.
Lưu Thạch Tuyền và các quan cao khác của ngành quân sự “mất tích” có thể liên quan đến án tham nhũng của Quân Tên lửa.
Tuy nhiên, chúng ta hãy đặt một câu hỏi chính xác: Lưu Thạch Tuyền và các quan cao khác của doanh nghiệp quân sự đang ở đâu? Cho đến nay, ĐCSTQ vẫn chưa tiết lộ một lời nào, và nhân dân Trung Quốc cũng không hề hay biết.
Nếu chúng ta tiếp tục liệt kê, các quan cao đã “mất tích” của đảng, chính phủ và quân đội ĐCSTQ bao gồm: trung tướng Lưu Quang Bân, phó tư lệnh Quân Tên lửa, hiện là phó tham mưu trưởng Ban Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương; trung tướng Trương Chấn Trung, hiện nhiệm tư lệnh Bộ đội Hỗ trợ Chiến lược; thượng tướng Cự Can Sinh, nguyên chính ủy Đại học Quốc phòng; và Lưu Á Châu, thượng tướng không quân, con rể của cựu Chủ tịch Quốc gia ĐCSTQ Lý Tiên Niệm, v.v.
Danh sách này khẳng định không đầy đủ, có thể dự đoán rằng danh sách này sẽ tiếp tục dài ra.
Những quan chức này từng giữ những chức vụ chủ chốt, thanh danh hiển hách và có ảnh hưởng lớn đến đảng, chính phủ, quân đội của ĐCSTQ, nhưng họ hết người này đến người khác, lần lượt “mất tích”.
Tại sao lại mất tích, rốt cuộc điều gì đã xảy ra? Chính xác thì chuyện gì đang xảy ra bên trong đảng phái đang kiểm soát toàn bộ Trung Quốc này? ĐCSTQ đã không tiết lộ một lời nào cho người dân Trung Quốc.
Điều này cho thấy, cái gọi là “dân chủ thực sự” của ĐCSTQ là giả tạo, nó không tôn trọng người dân Trung Quốc, và không đại biểu cho người dân Trung Quốc.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch