Bộ sách cổ Sơn Hải Kinh chép rằng: Bàn Cổ là đấng khai thiên lập địa, Nữ Oa vá trời, các vị Thần đã cùng nhau sáng tạo nên loài người.
Nhân loại sinh ra từ đâu? Sau khi thuyết tiến hóa của Darwin lộ ra nhiều sơ hở khiến giới khoa học hoài nghi, nhiều người đã chuyển hướng nhìn sang chủ nghĩa Đấng tạo hóa, vốn được lưu truyền rộng rãi trong các dân tộc khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều cuốn cổ thư cùng kể câu chuyện rằng: Con người được tạo ra bởi các vị Thần.
Từ xưa tới nay, các dân tộc trên thế giới đều có những ghi chép về Đấng tạo hóa. Kinh Thánh của phương Tây đã viết rất rõ về quá trình sáng thế và tạo ra con người. Còn trong Sơn Hải Kinh và Hoài Nam Tử của phương Đông lại mô tả Bàn Cổ là người khai thiên lập địa, Nữ Oa vá trời. Mặc dù cả Đông phương và Tây phương cổ xưa đều ghi chép con người là do Đấng tối cao tạo ra, nhưng rõ ràng Đấng tạo hóa của mỗi dân tộc là khác nhau, và mỗi dân tộc lại không phải chỉ do một vị Thần tạo ra.
Những người phản đối chủ nghĩa Đấng tạo hóa lại cho rằng, đạo Do Thái và đạo Cơ Đốc đều ghi rõ Đấng tạo hóa chỉ có một, trong khi truyền thuyết phương Đông và phương Tây đều ghi chép về nhiều Đấng tạo hóa khác nhau, vì thế họ liền cho rằng Đấng tạo hóa chỉ là sản phẩm trong thần thoại.
Một nhà tiên tri Nhật Bản trong khi nghiên cứu Kinh Thánh đã phát hiện ra một chi tiết đặc biệt: Trong Cựu Ước, khi Đấng Sáng Thế tạo ra trời đất và vạn vật thì sử dụng từ “Ta”, nhưng khi mô tả về việc tạo ra con người thì lại dùng từ “Chúng Ta”.
Theo Kinh Thánh, các vị Thần đã mất 6 ngày để tạo ra trời đất và vạn vật. Ngày thứ nhất tạo ra ánh sáng và bóng đêm, ngày thứ hai tạo ra nước bề mặt và nước ngầm, ngày thứ ba tạo ra lục địa và hoa lá cỏ cây mọc trên đất, ngày thứ tư tạo ra mặt trời và mặt trăng để phân biệt ngày và đêm, ngày thứ năm tạo ra các loài vật trên đất, các loài cá dưới biển và các loài chim trên trời. Đến ngày thứ sáu, Chúa nói:
“Chúng Ta hãy dựng nên loài người theo hình ảnh Chúng Ta, và theo hình dạng Chúng Ta, để chúng quản trị các cá biển, các chim trời, các súc vật, các thú rừng trên đất, và mọi sinh vật bò sát mặt đất’. Vậy Ðức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình ảnh Ngài.” — Sách Sáng Thế.
Ở đây dùng từ “Chúng Ta” nghe rất lạ. Với Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo thì Đấng Sáng Thế chỉ có một, vì thế trong mọi trường hợp cách xưng hô sẽ là “Ta” mà không phải là “Chúng Ta”. Trong khi theo Kinh Thánh, khi tạo ra bất cứ thứ gì trên trái đất này, tất cả đều là “Ta”, nhưng sao khi tạo ra con người lại là “Chúng Ta”?
Trong bản gốc Kinh Cựu Ước được viết bằng tiếng Do Thái cổ, khi tạo ra con người, từ “Chúng Ta” cũng lặp đi lặp lại rất nhiều. Điều ấy có thể giải thích rằng tạo ra vạn vật chỉ có một Đấng tạo hóa, nhưng khi tạo ra con người thì cần nhiều vị Thần cùng tham gia. Có phải đó là lý do vì sao trên địa cầu có nhiều nhân chủng khác nhau đến vậy? Về vấn đề này, nhiều sách cổ đều có ghi chép rõ ràng.
Người phương Đông đều biết đến câu chuyện Nữ Oa vá trời. Truyền thuyết kể rằng, khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, trên trời Thần đã tạo ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao, dưới đất Thần tạo ra núi non, sông ngòi, cây cối, hoa lá, chim chóc, thú vật, cá tôm… Nữ Oa thấy giữa trời và đất vẫn thiếu một sinh vật nào đó, liền nghĩ cách để tạo ra con người. Bà đã dùng đất sét nặn ra hình người giống như mình, rồi lại thổi linh hồn vào, từ đó người mới có sự sống, biết nói, biết đi. Nữ Oa đặt cho một cái tên là “Người”.
Sách Hoài Nam Tử ghi chép rằng, nhân loại là do các vị Thần trên trời cùng sáng tạo: “Ngọc Hoàng chủ âm dương, Thượng Biền sinh tai mắt, Tang Lâm tạo tứ chi…”. Nữ Oa cũng là một trong những vị Thần tham gia vào quá trình tạo ra con người, nhưng không ghi rõ bà tham gia vào công đoạn nào. Trong bốn vị Thần nói trên, Thượng Biền và Tang Lâm có lẽ là các vị Thần cổ xưa nhất, nhưng vì không có nhiều ghi chép nên hậu thế không còn nhắc tới, chỉ có Ngọc Hoàng và Nữ Oa là có trong sử sách nên vẫn lưu truyền đến ngày nay.
Ngọc Hoàng là một trong các vị Thần của thiên giới ngũ đế, xưng vương là Thổ Đức, “Thổ” (đất) là màu vàng, nên người xưa gọi là Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng đã dạy cho con người cách trồng trọt, sản xuất, dạy cách làm ra quần áo, đóng thuyền, tạo ra âm nhạc, y học, còn dạy con người phân biệt cái xấu cái tốt, tu dưỡng đạo đức tốt đẹp. Nữ Oa xuất hiện sớm nhất trong Sơn Hải Kinh, luyện đá ngũ sắc để vá trời, là người đầu tiên sáng lập ra chế độ hôn nhân của loài người.
Vậy, tạo ra con người là do một hay nhiều vị Thần? Có thể do trong quá trình lưu truyền câu chuyện này đã ít nhiều biến tấu, nhưng việc con người là sáng tạo của Thần linh lại không chỉ là truyền thuyết hay thần thoại, mà chính là tín ngưỡng và niềm tin mà cả Đông phương và Tây phương qua ngàn đời.
Quỳnh Chi
Theo Secretchina
Video: Tìm về cố hương – Nghệ sĩ múa Lê Vy