Chuyện sét đánh thình lình mở ra hang động tăm tối, có lẽ người ta chỉ nói rằng đây là một hiện tượng tự nhiên hiếm gặp. Kỳ thực, nếu thiên lôi tự nhiên đánh vào một bia đá hoặc kiến trúc nào đó, có thể là do một nguyên nhân thần bí. Chúng ta hãy khám phá ba sự kiện đã xảy ra trong lịch sử Trung Quốc: sét đánh Bia Địch Thanh, sét đánh “Bia gian đảng”, và sét đốt cháy tiếm cung.

Sét đánh Bia Địch Thanh

Cách huyện Lôi Dương, tỉnh Hành Châu năm dặm về phía đông, có một tấm bia đá cổ. Theo “Nhất thống chí”, một biên niên sử địa lý tổng hợp do các quan chức nhà Thanh biên soạn, tấm bia đá này được dựng lên vào thời kỳ Tam Quốc. Nghe nói sau khi Lưu Bị qua đời, Mạnh Hoạch và cường hào Ung Khải nổi dậy chống lại nhà Thục Hán, làm loạn ở biên giới, bị Gia Cát Lượng đánh bại, trước sau đã 7 bắt 7 lần tha Mạch Hoạch. 

Lúc đó sau khi Gia Cát Lượng trảm đầu Ung Khải và bắt giữ Mạch Hoạch, khi ông chiến thắng trở về đi qua huyện Lỗi Dương phủ Hoành Châu năm dặm về phía đông, đã lập bia đá ghi công. Trong truyền thuyết, Gia Cát Lượng khi đặt bia đá này đã phát thệ rằng: “Sau này ai có công lớn hơn ta thì hãy dựng một bia đá ở phía bên phải của tảng đá cổ này.”

Gia Cát Lượng chinh phạt phương Nam, bảy lần bắt sống tù trưởng Mạnh Hoạch, rồi lại bảy lần tha cho hắn. Cuối cùng, Mạnh Hoạch hoàn toàn tâm phục, không còn nổi loạn nữa.

Đến thời Bắc Tống, khi Địch Thanh đánh bại thủ lĩnh dân tộc Choang Nông Trí Cao châu Quảng Nguyên và trở về triều đình, đi ngang qua bia đá cổ do Gia Cát Lượng dựng lên, đã dựng lên một bia đá ở bên phải bia đá cổ. Ai ngờ không lâu sau, sấm sét đánh trúng tấm bia đá do Địch Thanh dựng lên. (Xem “Nhất Thống Chí”)

Địch Thanh, tự Hán Thần, là người Tây Hà, Phần Châu vào thời Bắc Tống. Ông giỏi cưỡi ngựa bắn súng, dũng cảm thiện chiến. Dưới thời trị vì của hoàng đế Tống Nhân Tông, Tây Hạ Triệu Nguyên Hạo phản loạn, Địch Thanh thường làm tiên phong khi ra ngoài chiến đấu chống lại quân nổi dậy. Sau đó, Nông Trí Cao nổi dậy, Tống Nhân Tông lệnh cho Địch Thanh đi dẹp loạn.

Nông Trí Cao là thủ lĩnh của tộc Choang, còn gọi là tộc Nùng ở Việt Nam, ở tỉnh Quảng Nguyên vào giữa thời nhà Tống. Vào thời Bắc Tống, tỉnh Quảng Nguyên thuộc đường Tây Quảng Nam (nay là Quảng Nguyên, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam). Vào tháng 9 năm đầu tiên trị vì của hoàng đế Tống Nhân Tông, khi Nông Trí Cao xâm lược Ung Châu (nay là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây), Nhân Tông lệnh cho binh sĩ từ Giang Nam, Phúc Kiến và các con đường khác phải phòng bị. Vào tháng 4 năm Hoàng Hựu thứ tư, Nông Trí Cao lại nổi dậy, tràn qua vùng tộc Choang, bao vây Quảng Châu. Vào tháng 6 năm Hoàng Hựu thứ tư, Tống Nhân Tông bổ nhiệm Địch Thanh làm phó sứ, dẫn quân về phía nam thảo phạt Nông Chí Cao. Vào tháng đầu tiên năm Hoàng Hựu thứ năm, Địch Thanh đánh bại Nông Trí Cao ở Ung Châu, trảm đầu hơn 5.000 người. Riêng Nông Trí Cao đã trốn thoát không rõ tung tích; theo “Văn hiến thông khảo”, nghe nói rằng ông ta đã đào thoát đến Đại Lý quốc, nhưng bị Đại Lý quốc bắt giữ.

Địch Thanh đã chấm dứt cuộc nổi loạn của Nông Trí Cao, khi quân của ông trở về triều đình, đi ngang qua tấm bia cổ do Gia Cát Lượng dựng lên, đã dựng bia cho mình ở bên phải, ý tứ là coi thành tích của mình còn lớn hơn bảy lần bắt bảy lần tha Mạch Hoạch của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch bảy lần, trong đó lần thứ tư, Mạnh Hoạch cưỡi một con bò đực lớn màu đỏ và dẫn man binh của mình lao về phía doanh trại quân Thục, tuy nhiên, họ đã rơi vào bẫy mà Gia Cát Lượng đã đặt sẵn. (Bản vẽ: Cổ Thụy Chân/The Epoch Times)

So với công tích dẹp loạn Mạnh Hoạch, liệu thành tích bình định Nông Trí Cao của Địch Thanh có thực sự vượt qua Gia Cát Lượng? Đối tượng chinh phục của họ đều là thủ lĩnh của các bộ tộc phía Nam nổi dậy. Cả hai đều giành chiến thắng trong các trận chiến, nhưng hai chiến thắng rất khác nhau. Gia Cát Lượng bảy lần bắt bảy lần tha khiến đối phương hoàn toàn tâm phục. Còn Địch Thanh tuy đã đánh bại quân của Nông Trí Cao, nhưng lại không thể thu phục được trái tim của Nông Trí Cao, Nông Trí Cao bỏ chạy với tâm phản nghịch.

Sau đó, tấm bia đá do Địch Thanh dựng lên bị sét đánh đổ và vỡ vụn. Tấm bia vỡ rơi cạnh tấm bia đá do Gia Cát Lượng dựng lên, nêu bật chiến tích quân sự vĩ đại và tấm lòng rộng lượng của Gia Cát Lượng. Tiếng sấm dường như tượng trưng cho sự phán xét công bằng của Thiên thượng.

Địch Thanh, một viên tướng nổi tiếng thời Bắc Tống. (Phạm vi công cộng)

Sét đánh “Bia gian đảng”

Theo cuốn “Tống sử”, Tống Nhân Tông và Tống Anh Tông tuyển chọn những nhân tài đôn hậu chính trực và thẳng thắn để dạy dỗ con cháu. Khi Triết Tông lên ngôi, ông đã bổ nhiệm những người hiền năng, bãi bỏ Luật Thanh Miêu, khôi phục thường bình thương, đề bạt nhân tài ưu tú, đến năm Nguyên Hựu, chính tích dường như đã đạt đến trình độ của thời kỳ Nhân Tông. Tuy nhiên, các gian thần Chương Đôn và Thái Kinh nắm quyền, lang bái câu kết, giả mượn lời “Thiệu thuật”, giả kế tục di chí của tiên hoàng để vạch ra những kế hoạch, chính sách trọng yếu của quốc gia nhằm đánh lừa quân vương, trên thực tế là hủy bỏ những cải cách được thúc đẩy trong những năm Nguyên Hựu, khôi phục chế độ cũ của thời Thần Tông. Họ còn lợi dụng điều này để bóp chết những quan chức giỏi trung thành làm lợi cho dân, trả thù những người tốt, nhân cơ hội trục lợi riêng, dẫn đến họa băng đảng, tất cả các quan trong triều đều lên án họ hủy hoại triều chính.

“Thiệu thuật” do Chương Đôn và Thái Kinh chủ trương, bề ngoài đề cao các tiêu chuẩn đạo đức thống nhất, nhưng thực chất nó thống nhất thiên hạ theo phong cách gian nịnh siểm mị, đề xướng thiên hạ đồng phong đồng tục, trên thực tế là đạo đức giả ngự trị; Về bề ngoài nó tập trung vào lý tài khai nguyên, trên thực tế, nó làm cạn kiệt các nguồn tài chính công và tư; dẫn đến biên giới nguy cơ tứ bề.

Trong những năm Nguyên Phù của hoàng đế Tống Triết Tông, có hàng ngàn người đệ đơn ứng chiếu, Thái Kinh bí mật cử những thân tín của mình đến dò la, những ai cùng đường với mình thì được tiến cử, những ai không cùng đường thì bị tố cáo là gian tà. Kế hoạch của Thái Kinh cũng gian tà tương tự như của Vương Mãng, nhưng việc kết bè kết đảng để bài trừ những người dị kiến ​​​​thậm chí còn tồi tệ hơn. Dưới thời trị vì của hoàng đế Tống Huệ Tông, Thái Kinh vẫn nuôi lòng oán hận đối với tể tướng Tư Mã Quang, Văn Ngạn Bác, Lã Công Trữ và 120 người khác, buộc tội họ là “gian đảng” và khắc “Bia Nguyên Hựu gian đảng” để buộc tội họ, đặt nó ở cổng Điện Văn Đức.

Một đêm nọ, bỗng trời mưa to gió lớn, sấm sét nổ vang, “Bia gian đảng” bị phá tan. Khi ánh sáng ban ngày ló rạng, mọi người đều vui mừng khi nhìn thấy “Bia gian đảng” đã ​​bị sấm sét đập nát. (Xem “Tống sử” và “Bộ lý khách đàm”)

Sét đốt tiếm cung

Vào những năm Nguyên Hòa của hoàng đế Đường Hiến Tông, tộc nhân Cao Câu Lệ, tiết độ sứ Tri Thanh Lý Sư Đạo cát cứ vùng Thanh Châu và Từ Châu, chiếm giữ hàng ngàn dặm đất đai, nuôi dưỡng quân đội tinh nhuệ, tích lũy tài phú hàng triệu mà không cống nạp, cũng không gặp hoàng đế. Đường Hiến Tông ra lệnh cho các tướng tấn công Lý Sư Đạo, nhưng sau vài năm, Vương Sư không thể giành chiến thắng, điều này khiến Lý Sư Đạo ngày càng kiêu ngạo.

Sau đó, Lý Sư Đạo xây dựng một cung điện mới mô phỏng chính điện của hoàng đế, chọn ngày lành tháng tốt để dọn vào ở. Tuy nhiên, đêm hôm đó, mây và sương mù đột nhiên nổi lên, gió và sấm sét rung chuyển trời đất, cung điện mới của Lý Sư Đạo bị sét đánh sập. Không chỉ vậy, sau đó sấm sét lan rộng, hóa cung điện mới thành tro bụi, không còn lại một tấc nào.

Hơn mười ngày trước khi sét đốt tiếm cung, Lý Sư Đạo lúc này đang ngồi trong đại điện, hai đỉnh bạc trước giường đột nhiên va vào nhau, tai và chân của một đỉnh bạc rơi xuống đất, hiện tượng lạ này dường như là một điềm báo. Sau đó xảy ra sự việc sét đốt tiếm cung. Người dân Thanh Châu mắt thấy điều này, tin rằng Lý Sư Đạo bị Trời trừng phạt, lần lượt truyền tai nhau: “Người này phản nghịch quân chủ nên đáng bị giáng tai họa lên đầu, như nay đã bị trời trừng phạt, kẻ phản nghịch vô đạo làm sao thoát khỏi sự trừng phạt của Thiên thượng?!” 

Mười ngày sau, vào tháng 2 năm Nguyên Hòa thứ 14, Lý Sư Đạo quả nhiên bị Lưu Ngộ giết chết bằng một lưỡi kiếm ngắn. Cuộc nổi loạn ở Thanh Châu và Từ Châu cuối cùng cũng lắng xuống. (Xem “Tuyên Thất Chí”)

Những câu chuyện trên dường như là lời cảnh giới cho hậu nhân rằng: sấm sét có mắt, thiên lôi hữu tri, đạo trời luôn ở bên cạnh con người!

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch