Nhìn từ góc độ tín ngưỡng và tu luyện, chúng ta có thể thấy mỗi người sống trên thế gian này giống như thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh vậy.

Gần đây, tôi ngày càng có cảm giác rằng hành trình cuộc đời của chúng ta rất giống một phiên bản đời thực của “Tây Du Ký”. Hầu hết những nghi hoặc không thể lý giải theo quan niệm hiện đại lại trở nên rõ ràng hơn nhiều khi đứng ở góc độ tín ngưỡng hoặc tu luyện để nhìn xét. 

Đầu tiên phải kể đến là nhân vật Đường Tăng, ông mang thân xác phàm trần nên không thể nhìn thấy sự tồn tại của Thần, cho nên mới luôn bị cảm giác đánh lừa. Bởi vì không phân biệt được yêu ma mà thường bị bắt nhốt. Điều này cũng đúng với thân thể bề mặt con người chúng ta. Thói quen sử dụng cảm giác, quan niệm phán đoán và tự hỏi bản thân, cho nên con người mới luôn bất lực trước những thứ mà mắt không nhìn thấy, tai không nghe được, cuối cùng là bị nhốt trong thân xác thịt bề mặt. Thế nhưng thân xác con người lại rất quan trọng, vì thế mà rất nhiều yêu ma đều muốn chiếm lấy. Đối với con người mà nói thì đây đúng là “mê”. 

Bát Giới còn được gọi là Ngộ Năng, rõ ràng là hiện thân của dục vọng cùng năng lực. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng, một số ít người hiện đại có nhiều năng lực bẩm sinh, cũng gọi đó là siêu năng lực. Nhưng vì sao phần lớn con người sống trên thế gian này lại mất đi loại năng lực siêu nhiên này? Bởi vì con người bị dục vọng dẫn dắt, ngày càng lệ thuộc vào môi trường vật chất bên ngoài, khi có tâm lý ỷ lại rồi thì chẳng phải họ sẽ trở nên “lười biếng” sao? Do đó con người mới trở nên ngu dốt và năng lực siêu nhiên dần biến mất. Cho nên, chỉ khi từ bỏ những tâm và dục vọng không tốt thì năng lực siêu nhiên bẩm sinh mới dần hiển lộ ra, mà loại năng lực này chính là thần thông, cũng chính là bản năng vốn có của sinh mệnh con người. 

Tiểu Bạch Long hóa thân làm ngựa, có long mạch tức là có năng lực chỉ hướng, mà ý mã hiển nhiên muốn nói rằng mức độ năng lực có quan hệ trực tiếp với ý thức. Tâm trí và ý thức càng gần Phật tính thì mức độ năng lực càng cao. Đương nhiên khi đạt đến cảnh giới thế giới Phật, chẳng phải bạn sẽ thành Phật nhờ tu luyện sao? Các nhà khoa học từ lâu đã tiết lộ rằng bản chất của vạn vật trong vũ trụ là năng lượng, hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều vận hành dựa trên sự chuyển hóa năng lượng. Phương trình khối lượng-năng lượng của Einstein cũng cho thấy bản chất của vật chất là năng lượng. Đối với một người mà nói, năng lượng lên xuống có liên quan trực tiếp đến trạng thái tinh thần của người đó.

Khi nói đến trạng thái tinh thần, chúng ta nói đến tâm trí của vượn – Ngộ Không. Trong tiếng Trung thì phát âm của chữ vượn(猿) giống với chữ nguyên (源), nguyên có thần tính bản nguyên của sinh mệnh, cũng chính là bản ngã. Tu luyện là trở về với bản chất chân thật của con người, và cảnh giới thần tính của Ngộ Không là trảm yêu trừ ma trên hành trình đó, cuối cùng là đánh động loại bỏ nhân tâm. Kỳ thực trong sâu thẳm nội tâm của con người đều có thần tính, thần tính cũng là một loại năng lực hướng thiện. Có câu nói rất hay thế này: “Nhìn vào chính mình thấy được trời đất và chúng sinh”. Chỉ khi nhìn thấy được chân ngã, nghĩa là nhìn thấy bản chất thật sự con người mình thì chúng ta mới có thể mở rộng tấm lòng, mới thấy được chúng sinh, mới cảm nhận được nỗi bi thương của muôn ngàn chúng sinh, từ đó mà xuất ra tâm từ bi và có được năng lực thần thông quảng đại cứu vớt chúng sinh như Ngộ Không vậy.  

Nói đến chúng sinh, bạn có thể nghĩ đến lời Đức Phật dạy: “Trong một hạt cát có ba ngàn đại thiên thế giới”. Vậy thì trong ba ngàn đại thiên thế giới phải có bao nhiêu chúng sinh! Phải chăng điều này tương ứng với giảng về người tu luyện đến cuối cùng là thành tựu được thế giới của Thần? Sa hòa thượng có tên gọi là Ngộ Tĩnh (Tịnh). Phải chăng thần thể ban đầu vì nguyên nhân nào đó mà sinh mệnh không còn thuần tịnh nữa? Trong quá trình lấy kinh cũng đồng thời thanh lọc tư tâm. Phải chăng sự giác ngộ có nghĩa là người tu luyện chọn cách chịu đựng gian khổ và tiêu trừ tội lỗi để tất cả chúng sinh trên thế giới có thể được cứu độ?

Theo Vision Times
San San biên dịch