Đường Văn, tự Nghi Khanh, tổ tiên của ông là người Hoa Châu, sau này chuyển đến sống ở Hà Đông. Khi Đường Văn còn nhỏ, ông sống với cha mình, một quan chức ở Thành Dương. Cha ông ban đầu không có con trai, mãi đến những năm cuối đời, ông mới sinh được một cậu con trai nối dõi.

Tuy nhiên, Đường Văn sinh ra đã trì độn, mỗi ngày học thơ ngũ ngôn thời Đường, ông chỉ học được 20 chữ, một bài thơ mà thầy giáo dạy đi dạy lại cả trăm lần, nhưng đến khi bảo ông đọc thuộc lòng, ông vẫn chẳng nhớ được từ nào. Cha ông rất tức giận, mỗi ngày đều đánh đòn ông, nhưng học nghiệp của ông vẫn không hề tiến bộ, trước sau vẫn thế.

Vào năm Ất Mão, cha ông mời một tú tài tên là Chương Kính đến dạy cho Đường Văn. Chương Kính cảm thấy Đường Văn quá trì độn, nên xin lỗi bằng cách nói rằng bản thân có một kỳ thi lớn vào mùa thu, muốn đến chùa Định Lâm để ôn tập lại công khóa trước đó.

Gặp tiên nữ ở chùa Định Lâm

Chùa Định Lâm là một ngôi chùa cổ nằm ở vùng núi cách Thành Dương 15 dặm về phía tây. Phía trước ngôi đền có một cây đại thụ to lớn, bóng mát bao phủ hàng chục mẫu đất. Đây là một nơi có khung cảnh yên bình. Cha của Đường Văn cho ông đi theo Chương Linh.

Nhưng mùa thu năm đó, Chương Linh thi trượt. Một ngày nọ, gần đến ngày 15 tháng 9, Đường Văn lại đến chùa Định Lâm vì cha ông ra lệnh mời Chương Linh về.

Khi Đường Văn đang học với Chương Linh trong chùa, trong chùa có một bức tượng Tử Đồng đế quân, nghe nói rất linh nghiệm, rất nhiều thư sinh sĩ tử đều đến cầu nguyện. Đường Văn sớm tối mỗi ngày cũng đến thắp hương tế bái, hy vọng biến trở nên thông minh hơn một chút, khiến cha không đánh đập mắng nhiếc bản thân nhiều như vậy, bảo vệ tình cảm cha con. 

Sáng hôm đó ăn xong, Đường Văn một mình đi ra ngoài, ngồi ở trên ghế đá phía tây cây đại thụ, nhìn thấy một mỹ nữ từ phía đông của cây bước tới, dáng vẻ rất nhàn nhã.

Đường Văn hỏi nàng là ai, mỹ nữ nói: “Em là phụ tinh (sao phụ) của Văn Khúc tinh, là phối ngẫu của chàng.” Đường Văn mới hơn bảy tuổi một chút, căn bản nghe không hiểu nói cái gì, nhìn đối phương với vẻ mặt bối rối.

Mỹ nữ đành phải giải thích với Đường Văn: “Hiện tại mọi người nhìn sang bên cạnh 7 sao Bắc Đẩu, sẽ thấy có một ngôi sao nho nhỏ chính là em, mà chàng chính là tinh hoa của sao Văn Khúc. Vào một năm Mậu Thân trước đây, sao Tử Vi bắt đầu thống trị thế giới, thổ khí che lấp Bắc Đẩu, vậy là chàng đã bị giáng xuống nhân gian trong bụi bặm, hiện tại đã 8 năm rồi.”

“Nói chung, quý tinh giáng trần phải là rất thông minh, có thể đắc được địa vị bất phàm trong tục giới, con cháu mãn đường, ra vào triều đình phụ tá quốc quân, trạng thái như thế này thông thường sẽ kéo dài 5,6 năm, thậm chí 30,40 năm.”

“Nhưng chàng khi giáng trần, lại đúng vào đêm Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên cầu Ô Thước, chàng đã len lén theo dõi Ngưu Lang Chức Nữ chơi đùa, nên bị chậm 590 khắc, việc này đã bị Thiên Đế biết, Thiên Đế vô cùng tức giận, quyết định giảm phúc khí của chàng đi một nửa, cho nên khiến chàng tạm thời bị ngu độn trong một đoạn thời gian, không quá 3-4 năm, rồi sẽ phục hồi bản tính thông minh vốn có của mình.”

Đường Văn vẫn chưa minh bạch, nói với nữ nhân: “Hai người đó là thứ gì? Tự nhiên khiến tôi biến trở nên ngu ngốc, làm tổn hại tình cảm cha con chúng tôi. Ta nhất định phải báo thù.”

Nữ nhân cười nói: “Chàng thực là cái gọi là sự ngu xuẩn của con người, bọn họ đều là thiên thần. Chàng hiện tại đã bị giáng xuống nhân gian, chàng có thể làm gì bọn họ? Tuy nhiên, chàng không cần phải báo thù bọn họ, những sự tình quá khứ là do họ cũng phạm phải duyên phận trần thế, cuối cùng họ cũng sẽ tương ngộ với chàng.”

“Đương thời lúc chàng đang nhìn trộm ở sông Ngân Hà, Chức Nữ nhầm tưởng chàng là Ngưu Lang, kéo y phục của chàng qua sông. Thiên đế biết chuyện, cảm thấy rất nhục nhã, nên đã giáng Chức Nữ xuống nhân gian. Khi Chức Nữ bị giáng xuống nhân gian, cô ấy bám chặt lấy tay của Ngưu Lang, không chịu chia tay, Thiên Đế lại đại nộ, cho rằng Ngưu Lang tham luyến Chức Nữ, đã tát vào má Ngưu Lang, khiến lông mày trái bị thương, máu chảy đầy thân, rồi cũng giáng Ngưu Lang xuống nhân gian.”

“Thiên Đế đặc biệt dùng dây thừng buộc Ngưu Lang Chức Nữ với nhau, an bài cho họ giáng xuống nhân gian trong thời gian khác nhau, chỉ là hai người họ phải 60 năm nữa mới hạ phàm, mà Ngưu Lang Chức Nữ như thường lệ sẽ không xuất hiện cùng nhau, Ngưu Lang sẽ đến nhân gian muộn 1 năm so với Chức Nữ.

Đường Văn nghe vậy có chút bối rối, hỏi: “Cô là một thiếu nữ, một mình hành tẩu trong núi hoang để làm gì?”

Nữ nhân nói: “Em đã lâu không gặp chàng, sau khi thỉnh cầu Thiên Đế, mới có thể hạ xuống theo chàng. Nhưng trong núi mùa thu đến sớm, thời tiết rất lạnh, chàng không sợ lạnh sao?”

Người phụ nữ nói xong, từ trong miệng phun ra mây ngũ sắc, kéo mây trong tay, biến thành một dải gấm dài hơn mười thước, quang sắc chói mắt, bao phủ trên người Đường Văn, nhìn vào khiến người hoa mắt.

Sau khi làm xong việc này, người phụ nữ đột nhiên bay lên ngọn cây, Đường Văn kinh ngạc kêu gọi mọi người trong chùa cùng nhau ra xem, nhưng nàng đã biến mất, chỉ còn nhìn thấy một đám mây nhiều màu sắc đang bay về phía nam, có thể mơ hồ nghe thấy âm thanh của âm nhạc đến từ thiên đường.

Tú tài Chương Linh đã ghi lại sự việc này một cách chi tiết, và còn viết một bài thơ dài khắc trên đá của ngôi chùa.

Nhân duyên an bài xảo diệu

Ba năm sau, Đường Văn quả nhiên biến trở nên đặc biệt thông minh và tài hoa, văn chương của ông danh truyền cả nước.

Khi ông 23 tuổi, vợ cũ Tiền thị qua đời. Năm sau, ôngh kết hôn với Trương thị người Thanh Hà, kém ông 7 tuổi. Hỏi vợ sinh ngày tháng năm nào, thì ngày sinh của vợ ông chính là ngày mà ông gặp vị tiên nữ kia, ông trong tâm cảm thấy rất kỳ lạ.

Năm năm sau, ông thi đỗ cử nhân; mười năm sau, ông trở thành tiến sĩ, rồi ông đưa gia đình đến đất Ngô để làm quan. Mùa đông năm đó, ông lên phía bắc đến Bì Linh (Thường Châu ngày nay). Vì sông đóng băng, tàu không thể tiến về phía trước, nên ông bỏ tàu và đi theo đường bộ.

Trên đường đi, ông gặp một thanh niên tự xưng là Ngưu Lang, nguyện ý bán mình cho Đường Văn. Vì thế Đường Văn mang theo Ngưu Lang lên phía bắc. Ngưu Lang đối đãi Đường Văn rất cung kính, Đường Văn cũng đối đãi với Ngưu Lang như con ruột của mình, đổi tên thành Thọ An.

Một thời gian sau, Ngưu Lang nói rằng nhà mình gặp biến cố, tạm thời xin được về nhà. Đường Văn nói: “Huyện quân Võ Nguyên Công của huyện nhà con là bạn đồng niên với ta, ta sẽ viết thư cho ông ấy, ông ấy sẽ giúp con.”

Vợ của Đường Văn đã mua cho ông một người thiếp ở Bì Linh, tên là Ngọc Anh, vô cùng xinh đẹp. Sau khi băng tan, họ cùng nhau trở về thủ đô, Đường Văn rất sủng ái người thiếp này.

Trước đây, Võ Nguyên Công khi làm huyện quân, chính sách rất nghiêm khắc. Thuộc hạ của ông có một người tên là Hồ Triều, vì nợ tiền quan phủ mà đã bỏ trốn, thân thích của anh ta đều bị bắt. Sự việc cũng liên lụy đến Thành Tiến, anh trai của vợ Hồ Triều, nhưng Thành Tiến nói: “Em gái tôi vẫn chưa xuất giá. Kể từ khi Hồ Triều bỏ trốn vào mùa hè năm Giáp Thân, đã 5 năm rồi, tại sao tôi lại bị liên lụy?”

Ông biện giải cho mình trước mặt huyện quân, huyện quân phán quyết, cho em gái ông được phép tái giá. Sau khi Hồ Triều (cũng chính là Ngưu Lang, tức Thọ An) trở về, đã giao bức thư của Đường Văn cho huyện quân. Huyện quân vừa nhìn thấy, ban đầu tưởng là muốn thoát tội cho Hồ Triều, có người nói: “Vợ của Hồ Triều đã được phán quyết tái giá, nếu Hồ Triều thoát tội, Hồ Triều nhất định sẽ đến nhà Thành Tiến đòi vợ, và ngài sẽ đắc tội và mất chức, hai bên đều bất lợi.”

Huyện quan cho rằng có đạo lý, thế là chính thức phán quyết tội hành của Hồ Triều, đày anh chàng đến Thiểm Châu.

Khi Đường Văn trở lại kinh sư, ông lại được phái đi Sơn Đông nhậm chức. Trước khi lên đường, ông mơ hồ nghe nói rằng người thiếp Ngọc Anh của ông vốn đã hứa hôn với ai đó, nên nhờ vợ đi điều tra họ hàng của cô ấy, nếu đúng vậy thì sẽ đem trả Ngọc Anh trở về.

Sau khi Đường Văn rời đi, mẹ vợ ông qua đời, em trai vợ còn nhỏ, nhà không có ai có thể nhờ cậy để lo tang lễ, nên Đường Văn lại mang theo tiểu thiếp Ngọc Anh trở về Hà Đông.

Vốn dĩ ông muốn đưa Ngọc Anh về nhà của cô, nhưng vì không tìm được thân thích nào của cô, nên ông muốn tìm một thư sinh ưu tú ở phương nam, rồi gả chồng cho cô.

Khi đó, Hồ Triều bị đày đến biên giới, rồi lưu lạc đến Hà Long. Không ai trong số người hầu của Đường Văn biết Hồ Triều, và Hồ Triều cũng không có cơ hội nhìn thấy vợ mình. Chỉ có bà mối biết rằng Hồ Triều và Ngọc Anh là đồng hương, nên cuối cùng đã gả cô cho Hồ Triều.

Ngưu Lang Chức Nữ cuối cùng cũng gặp nhau

Trong đêm tân hôn, họ đã kể cho nhau nghe tên quê hương và tên cha mẹ mình. Hóa ra Ngoc Anh vốn là em gái của Thành Tiến, người vợ đã đính hôn trước đây của Hồ Triều, nhưng hai người vẫn chưa kết hôn. Họ không khỏi khóc với nhau, ngày hôm sau cùng nhau đến nhà phu nhân để bày tỏ lòng biết ơn, nói rằng họ nguyện ý phục vụ bà cho đến chết.

Sau khi Đường Văn trở về nhà, vấn hỏi Thọ An đang ở đâu, thì phát hiện đó chính là Hồ Triều. Hóa ra anh chàng sinh năm Ất Sửu, ngưu là thần sửu, nên từ nhỏ có biệt danh là Ngưu Lang. Vợ chàng quả thực được sinh ra sớm hơn Ngưu Lang một năm. Khi Hồ Triều chạy trốn, cha chàng đã rất tức giận, dùng rìu chém một nhát làm bị thương lông mày bên phải của chàng, vết sẹo vẫn còn đó.

Đường Văn thầm cảm thán, mặc dù giữa Trời và người dường như rất thần bí, nhưng điềm báo của vận mệnh sẽ không thay đổi, bài thơ ký trên đá của Chương Kính lưu lại chứng cứ. Tuy nhiên, Đường Văn không muốn nói ra sự việc này, nên khi ông đến Sơn Đông, chính ông đã hủy đi tảng đá này, do đó câu chuyện này rất ít được lan truyền. (Theo Minh đại Dương Nghĩa “Cao pha dị toản”) 

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch