Khi chúng ta nói rằng số mệnh con người là đã được định sẵn từ trước, không phải chỉ nói đến công danh bổng lộc, giàu có hay nghèo đói, sống thọ hay chết yểu là đã được định trước, mà còn có một số người cả đời không thể ăn một loại đồ ăn nào đó, đều là có nguyên nhân. Trong cuốn sổ về đồ ăn ở không gian khác đều đã có ghi chép, dưới đây đưa ra hai trường hợp được ghi chép tại hai thời đại khác nhau nhưng đều nói về vấn đề đồ ăn tại nhân gian.

Thời ngũ đại thập quốc (907 – 960), học trò của quan Chu Trung Nhân ở Biện Châu là Hứa Sinh đột nhiên chết đi, âm phủ phái đoàn tùy tùng và sứ giả đến dẫn Hứa Sinh đi vào âm phủ, những địa phương và các thành phố ở nhân gian nơi mà Hứa Sinh đi qua, ông đều nhìn thấy trên mặt đất chồng chất hàng mấy vạn tạ lương thực, ở chính giữa cắm một cái cây có đề biển hiệu bằng gỗ: “Lương thực bổng lộc của kim ngô tướng quân Chu Trung Nhân”, Hứa Sinh vô cùng kinh ngạc.

Đợi đến lúc đi vào đến quan phủ, sứ giả dẫn Hứa Sinh tới công đường, viên quan chủ quản (quan chịu trách nhiệm việc chính) vừa tra cứu sổ sách vừa nói: “Người này bị bắt sai rồi”, rồi lại nói với Hứa Sinh: “Ngươi có thể ở đây đợi một lát, ta đi gặp Diêm Vương để nói rõ sự tình. Nhưng ngươi phải chú ý, không được lật xem sổ sách của ta”. Ông ta nói xong liền đi ra ngoài.

Hứa Sinh ngẩng đầu nhìn lên kệ thấy một biểu nhãn có ghi “Sổ ghi chép đồ ăn ở nhân gian”, Hứa Sinh nhớ tới chủ nhân Chu Trung Nhân không ăn được tương, muốn biết xem nguyên nhân vì sao, liền cầm quyển sổ xuống đọc qua, nhưng phần lớn không hiểu được chữ viết trong cuốn sổ đó.

Một lát, viên quan chủ quản quay lại, phát hiện Hứa Sinh đã nhìn lén cuốn sổ nên vô cùng tức giận, trừng mắt quát mắng Hứa Sinh, Hứa Sinh sợ hãi thừa nhận lỗi lầm của mình và nói với viên quan: “Tôi thường ngày nhận được ân điển của Chu Trung Nhân, biết rõ ông ấy không ăn tương, cho nên mới nhìn trộm cuốn sổ để kiểm chứng, xin quan tha thứ cho tỗi lỗi của tôi”.

Vẻ giận giữ của viên quan giảm đi chút ít rồi cầm cuốn sổ ghi chép tìm tên Chu Trung Nhân viết và chú thích “gia tăng đậu tam hợp”, sau đó lệnh cho sứ giả lúc trước dẫn Hứa Sinh quay trở về nhân gian.

Họ đi theo một con đường nhỏ, Hứa Sinh cùng với Sứ Giả đang đi, bỗng nhiên gặp một người phụ nữ, khuôn mặt tiều tụy, quần áo rách tả tơi, còn ôm theo một đứa bé, đứng ở bên đường chào hỏi họ rồi nói với Hứa Sinh: “Tôi là người vợ đã chết của Chu Trung Nhân, năm đó vì khó sinh mà chết, lại không được siêu thoát, hiện giờ vừa đói vừa rét, hy vọng ông có thể giúp đỡ tôi mấy ngàn quan tiền”.

Hứa Sinh bởi vì không có tiền, nên không thể đáp ứng được thỉnh cầu của người phụ nữ đó, người phụ nữ nói: “Tôi chỉ cần tiền vàng, ông chỉ cần đem tiền vàng đốt cháy là được rồi. Mặt khác, cũng muốn nói với Chu Trung Nhân hãy vì tôi mà sao chép bộ “Kim quang minh kinh” bày tỏ sám hối, có thể cầu khấn cho tôi một đường siêu thoát”.

Họ tiếp tục đi về phía trước, đi vào Tướng Quốc Tự, Hứa Sinh vừa muốn vượt qua cánh cửa, Sứ Giả ở phía sau liền đẩy Hứa Sinh một cái khiến ông ngã nhào trên mặt đất.

Chu Trung Nhân vừa thương xót vừa vui mừng hỏi Hứa Sinh về những chuyện ở âm phủ, Hứa Sinh nói: “Ngài không lâu nữa có thể làm Kim Ngô tướng quân”. Hứa Sinh lại đem chuyện nhìn thấy bảng nhãn ghi bổng lộc của Chu Trung Nhân và chuyện người vợ đã chết của ông ra kể, tướng mạo theo như lời Hứa Sinh tả thì một điểm cũng không sai.

Sau này khi Hứa Sinh ăn cơm cùng Chu Trung Nhân, Chu Trung Nhân nói: “Từ sau khi ngươi từ cõi chết trở về, ta đột nhiên cảm thấy ăn tương rất thơm, hiện tại ăn được rất nhiều”, điều này chính là kiểm nghiệm của lời chú thích “gia tăng đậu tam hợp” đây chăng!

Chu Trung Nhân viết xong “Kim quang minh kinh”, Hứa Sinh đốt mấy ngàn quan tiền vàng, vợ của Chu Trung Nhân sau đó xuất hiện trong giấc mơ cáo từ mà đi, về sau quả nhiên Chu Trung Nhân làm tới Kim Ngô tướng quân. Những điềm ở âm phủ báo trước, mọi tình huống sự việc đều không sai chút nào.

Từ trong bản ghi chép này cho thấy, có một số người từ bé không thể ăn được đồ ăn gì, đều là có nguyên nhân, tại “Sổ ghi chép đồ ăn ở nhân gian” của âm phủ đều đã ghi lại. Chu Trung Nhân sau này quả nhiên lên làm Kim Ngô tướng quân giống với điều mà Hứa Sinh đã nhìn thấy lúc ở âm phủ.

Có thể thấy, chức vị hay bổng lộc của một người đều đã được định sẵn từ trước rồi, sự tranh quyền đoạt lợi của con người ở nhân gian hỏi có tác dụng gì không? Cái gì nên có đều sẽ có, những cái không nên có mà bạn đi cưỡng ép để đạt được nó, thì là tạo nghiệp mà tổn đức, cuối cùng chẳng phải tự mình lại phải đi hoàn trả sao?

Phía dưới là một câu chuyện khác:

Tại Cô Tô (nay là Tô Châu) thời nhà Tống, có người tên Lâm Nghệ, tự là Tài Thần, là người chính trực, kiên cường, là bạn tốt của mọi người trong thôn, mọi người trong thôn đều xem ông là Lâm Vô Sai, điều này là do tên của ông giống với chữ “Nghĩa”. Lúc cuối đời nhờ thượng tấu đặc biệt mà được một chức quan, được điều đến Gia Hưng (nay thuộc Chiết Giang) nhậm chức chủ bộ, sau khi hoàn thành chức vụ lại quay trở về nhà.

Một ngày nọ, ông nằm mơ, có một sai dịch tới đón ông đi, đưa ông vào một quan phủ, mời Lâm Nghệ thăng đường, ngồi chính diện có mười mấy quan quân sai dịch, có người mặc quan phục kim hoa màu tím, đeo trang sức bằng bạc, ở trước đình mà hành lễ bái kiến.

Một sai dịch phụng mệnh cầm ra một cuốn hồ sơ, lật đến trang cuối cùng mời Lâm Nghệ ký tên vào, Lâm Nghệ nhìn chức quan ghi trong hồ sơ, tất cả đều bị che bởi một con dấu kích thước khoảng 3 tấc, đa phần không thấy ro, chỉ vẻn vẹn nhận ra năm chữ cuối cùng gọi là “Phong đô cung Lâm Nghệ” – liên tiếp mấy trang giấy đều là viết như thế.

Lâm Nghệ cả đời đọc sách Đạo gia, rất ao ước được làm thần tiên theo như những câu chuyện trong sách. Ông hướng tới sai dịch nói: “Người học đạo giáo, đều nên trở thành thần tiên trên trời, mà đây lại là chủ bộ ở âm tào địa phủ, nếu như không phải vì phạm tội mà bị giáng chức xuống đây thì bản thân ta không tới đây, huống hồ ta nghe nói đảm nhận chức quan này, phải 240 năm mới thăng chức một lần, cũng không phải là một vị trí tốt, ta không nguyện ý tiếp nhận”.

Sai dịch kia lại nói: “Đây là mệnh lệnh của ngọc đế trên thiên thượng, ông có thể kháng cự sao? Nếu ông không tiếp nhận, chỉ sợ phải tội với Ngọc Đế sẽ bị đem giáng xuống tầng thấp nhất mà chịu khổ, ngay cả chức quan này ông cũng không có được”. Lâm Nghệ bất đắc dĩ, mới phải ký tên vào đó. Ông chợt tỉnh dậy.

Ông biết rõ bản thân mình sống không còn được bao lâu, ông liền đem chuyện này nói với một người đạo sĩ rất thân với mình là Lữ Sơn Hữu.

Vợ của em trai Lâm Nghệ – Ngu Thị là con gái của thượng thư đương triều Ngu Sách, Ngu Thị không ăn thịt heo, Lâm Nghệ thường hay nói đùa với em dâu rằng: “Nhà chúng tôi nghèo khổ, cuộc sống sinh hoạt thường ngày là không thể sánh bằng với nhà mẹ nàng được, làm sao có thịt dê cho nàng ăn đây? Nàng hãy thuận theo điều kiện sinh hoạt của nhà chúng tôi, gắng gượng ăn đi!”

Ngu Thị vội vã nói lời xin lỗi: “Thiếp làm sao dám tự cao tự đại như vậy chứ, thiếp chỉ là từ nhỏ ngửi thấy mùi thịt heo thì đau đầu không chịu được, bây giờ nhìn thấy thịt heo thì sợ hãi, chứ không phải là kiêng ăn đâu!” Lâm Nghệ nói: “Ta nếu như làm quan ở âm tào địa phủ, nhất định phải làm cho em dâu ăn được thịt heo”.

Ngu Thị cười nói: “Nếu như thiếp thực sự được hưởng ân điển đó của anh chồng, có thể ăn được loại thức ăn này, thì đó là tâm nguyện lớn nhất của thiếp rồi.”

Trải qua một khoảng thời gian dài, Lâm Nghệ lại chuyển đến kinh thành, lúc quay về đi ngang qua Tứ Châu (nay thuộc Giang Tô), bị chết ở trên thuyền. Lúc trước, mẹ của Lâm Nghệ dẫn cả nhà đi ngang qua Tứ Thủy, mẹ của Lâm Nghệ đã sinh Lâm Nghệ trên thuyền, đến lúc Lâm Nghệ chết cũng lại giống như vậy.

Tin Lâm Nghệ chết còn chưa truyền tới Tô Châu, nhưng khi người trong nhà làm thịt heo, Ngu Thị liền hỏi: “Cái gì mà lại làm thành một món ăn thịnh soạn và hương vị thơm ngon như vậy?”, người trong nhà liền nói: “là thịt heo”. Ngu Thị nói: “Chàng lấy cho thiếp thử ăn một chút”, lúc này Ngô Thị ăn hết một bát, từ nay về sau nàng có thể ăn thịt heo rồi. Lúc ấy Lâm Nghệ đã chết được nửa tháng rồi.

Hai câu chuyện được ghi chép lại này, xuất phát từ hai niên đại khác nhau, câu chuyện thứ nhất được ghi chép trong cuốn “Ngọc Đường Nhàn Thoại” của Vương Nhân Dụ (880 – 956) thời ngũ đại nhà Đường. Nội dung chủ yếu của cuốn ghi chép đó liên quan đến những sự việc và những lời đồn của thời ngũ đại nhà Đường, thời kỳ Trung Nguyên, Tần Lũng, khu vực đất Thục. Đa phần đều là do Vương Nhân Dụ tự mình trải qua hoặc là ghi chép lại theo những lời tự thuật của những người trong cuộc.

Câu chuyện thứ hai xảy ra ở Hồng Mại vào thời Đại Tống (1123 -1202), hai sự tình này được ghi chép lại không ở cùng một thời đại nhưng đều liên quan đến sổ sách ghi chép của âm phủ vấn đề đồ ăn tại nhân gian, một số người không thể ăn được một loại đồ ăn nào đó, nếu như có thể sửa đổi trong sổ ghi chép ở âm phủ thì liền ăn được ngay, có thể thấy đều là đã được định trước rồi

Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà

Xem thêm: