Đại Kỷ Nguyên

Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước? – Diệp Mộng Đắc

Thời triều Tống, Tặng Thái Sư Diệp Trợ (Vì có con là quý nhân nên được truy phong làm Thái Sư), tự Thiên Hữu, người Tấn Vân, đảm nhiệm Huyện úy huyện Kiến Đức ở Mục Châu (nay thuộc Chiết Giang). Diệp Trợ gần 30 tuổi vẫn không có con cái, ông nhờ một người họ Hoàng giúp ông đoán mệnh. Hoàng nói: “Đứa con nối dõi của ngài là quý nhân, tương lai có thể làm Tiết Độ Sứ, nhưng con của ngài nên sinh ra sau khi ngài 30 tuổi. Nếu ngài sinh con quá sớm, cũng không phải chuyện tốt gì.”

Diệp Trợ nghe xong rất không vui. Về sau, Diệp Trợ đến Củng Châu (nay là huyện Tuy Hà Nam) làm quan, Hoàng mỗ lại đến, Diệp Trợ để Hoàng mỗ dùng “Chu Dịch” xem bói cho ông, nhận được một “quẻ Bí”. Hoàng nói: “Hiện tại là giờ chúc Thổ, chữ Thổ (土) thêm chữ Bí (贲) là chữ mộ (坟) (phồn thể), ngài sẽ sinh được một đứa con, nhưng nhất định sẽ có người thân qua đời mà ưu sầu.” Diệp Trợ quả nhiên sinh được một người con. Vài năm sau, vợ ông qua đời.

Con Diệp Trợ là học giả trứ danh Diệp Mộng Đắc, tự là Thiểu Uẩn. Diệp Mộng Đắc sau khi thi đậu khoa cử, làm con rể của Đề Hình Chu Chủng ở Hoài Đông (nay là vùng Hoài An, Giang Tô, Dương Châu).

Chu Chủng từng mời tới một người họ Hoàng, Diệp Mộng Đắc nhờ Hoàng mỗ xem bói giúp mình, nhận được một “quẻ Tấn”, Hoàng mỗ nói: “Ba năm sau ngài sinh hai người con gái. “Quẻ Tấn” là dưới quẻ Khôn, trên quẻ Cách, Khôn, Cách đều là quẻ âm. Chữ Tấn bao hàm lấy hai chữ môn (cửa), nét của “quẻ Tấn” là: “Trú nhật tam tiếp, tam niên chi tượng dã” (Ba lần ban ngày, ba năm là được). Đợi sau khi chuyện này ứng nghiệm, tôi sẽ cho ngài biết tiền đồ của ngài.” Diệp Mộng Đắc vô cùng chán ghét lời Hoàng nói. Về sau, lời của Hoàng mỗ nói quả nhiên đã ứng nghiệm.

Sau khi Diệp Mộng Đắc từ phủ Dương Châu trở về Ngô Hưng (nay là Hồ Châu Chiết Giang), lại gặp được Hoàng mỗ. Diệp Mộng Đắc nói: “Lời ông nói quả nhiên đã ứng nghiệm, hy vọng ông không nên trách tội thái độ của tôi ngày trước, nhờ ông cho tôi biết tiền đồ của mình.” Hoàng mỗ nói: “Ngài là quý nhân, từ nay về sau là số vận sẽ làm quan, một mực thăng tiến cho đến Tiết Độ Sứ, ngài nên lấy thiện đãi người.”

Diệp Mộng Đắc cho rằng họ Hoàng là một kỳ nhân, liền nói cho cha của ông là Diệp Trợ. Diệp Trợ nói: “Ba mươi năm trước, cũng có một người họ Hoàng, nói cho ta thời gian sinh ra con, hơn nữa nói tương lai của con có thể làm Tiết Độ Sứ, hẳn là người này rồi!” Diệp Trợ lại cho mời Hoàng mỗ đến xem, quả đúng là người mà ông nhìn thấy ba mươi năm trước. Cha con Diệp Trợ mỉm cười nhìn nhau, đối đãi với Hoàng mỗ như đối với Thần Tiên.

Năm Kiến Viêm của Tống Cao Tông (1127~1130), Diệp Mộng Đắc đảm nhiệm Thượng Thư tả thừa. Năm Thiệu Hưng thứ 16 của Tống Cao Tông (1146), Diệp Mộng Đắc đã 70 tuổi, ông viết tấu chương cho triều đình xin cáo lão hồi hương. Diệp Mộng Đắc từ quan văn điện học sĩ sửa thành Tiết Độ Sứ quân Sùng Khánh, sau khi từ quan về quê được hai năm, ông qua đời, từ đầu đến cuối đều ứng nghiệm với lời Hoàng mỗ đã nói.

Trong phần ghi chép lại, trước khi Diệp Mộng Đắc được sinh ra, một người họ Hoàng đã có thể đoán được Diệp Mộng Đắc sau này có thể làm đến Tiết Độ Sứ. Đến ba mươi năm sau, sau khi Diệp Mộng Đắc thi đậu khoa cử, lại gặp được vị họ Hoàng này, đương nhiên, ông không biết ba mươi năm trước, trước khi ông sinh ra, cha của ông đã từng nhờ người này xem bói qua.

Lần này họ Hoàng cũng nói ông có số tương lai sẽ làm quan, một mạch lên đến Tiết Độ Sứ, sau đó quả nhiên đã ứng nghiệm. Có thể nhìn thấy số mệnh là đã được định trước, người có công năng, hoặc người có năng lực, có thể thông qua phương pháp nào đó mà nhìn ra được.

Tác giả: Thái Nguyên

Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh

Xem thêm:

Exit mobile version