Ngãi Dĩnh là trạng nguyên khoa Tân Mão của triều đại Hậu Đường năm Trường Hưng thứ hai (931).
Tương truyền trước khi ông vào kinh ứng thi tiến sĩ, có lần, ở một lữ quán ông gặp một người có bộ dạng thôn học cứu (ý nói người có dáng vẻ học cứu đó ở nông thôn), hèn mọn ti tiện, vô cùng quê mùa. Người này chủ động nói với Ngãi Dĩnh: “Xem ra lang quân hẳn là đi thi, lần này nhất định có thể đỗ đạt.”
Ngãi Dĩnh tuy xem thường người này, nhưng người ta có lời tốt, không thể không để ý, đành phải tiếp lời, nói: “Tôi xuất thân nghèo hèn, nhà tại Vận Châu (Huyện Tây Bắc Đông Bình Kinh Sơn Đông Đông), chỗ đó không thầy tốt bạn hiền, lại ít điển tịch (sách cổ), học sinh nay tài sơ học thiển, chẳng qua là đi xem trường thi mà thôi, đâu có dám mộng thi đỗ chứ?”
Người kia lại nói: “Tôi có một quyển sách muốn tặng cho lang quân, giúp lang quân lấy công danh. Xin chờ đợi ở đây, sáng sớm ngày mai sẽ tới dâng tặng.” Ngãi Dĩnh bán tín bán nghi ở lại chờ.
Ngày hôm sau, người nọ quả nhiên cầm sách đến. Ngãi Dĩnh nhận lấy xem, là “Tả Truyền” quyển thứ mười, trong tâm vẫn nghi hoặc như trước. Người nọ nói với Ngãi Dĩnh: “Quyển sách này không chỉ có thể giúp lang quân lấy phú quý, qua tám mươi năm sau, cũng lại có người nhờ cuốn sách này mà trèo lên bảng vàng, nhưng tuổi thọ và lộc vận của người đó đều không bằng lang quân. Lang quân hãy nhớ kỹ lời tôi nói.”
Ngãi Dĩnh hơi có chút sửng sốt. Nghĩ thầm: Thà tin là có, không thể tin là không. Vì vậy, nghiêm túc cất giữ cuốn sách mà người kia tặng, sau khi vào kinh, cũng thường xuyên lấy cuốn sách đó ra đọc.
Năm này là Thái Thượng Khanh Lý Ngu Cư tiến cử, khảo thí chính là “Chú đỉnh tượng vật phú” (Đúc đỉnh tượng vật), thật đúng là, những gì cần viết đều ở trong cuốn sách kia, cho nên Ngãi Dĩnh hành văn vô cùng thuận tay, xuất bút lên là thành. Lý Ngu rất yêu thích bài thi của ông, liền quyết định cho ông làm trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói đã bước đầu ứng nghiệm.
81 năm sau, khoảng giữa triều đại nhà Tống năm Tường Phù thứ 5 (1012) khoa thi đình (kỳ thi cuối cùng ở cung điện do nhà vua chủ trì), cũng khảo thi chủ đề này, Từ Thích người Âu Ninh (nay là huyện Kiến Âu tỉnh Phúc Kiến) vì học thuộc lòng quyển thứ 10 “Tả Truyền”, bài văn làm rất xuất sắc nên đỗ trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói lại ứng nghiệm thêm lần nữa.
Ngãi Dĩnh vào triều Hậu Tống làm đến Hộ Bộ Thị Lang, năm 78 tuổi chết tại quê nhà. Nhưng Từ Thích chỉ sống 46 năm, quan chỉ làm đến Hàn Lâm Học Sĩ. Đến tận đây, lời thôn học cứu nói đã toàn bộ ứng nghiệm, nhưng tiếc Ngãi Dĩnh đã sớm qua đời, không thể nào chứng kiến.
Phần này ghi lại phương pháp suy tính của thôn học cứu, rõ ràng không phải dùng Bát Tự để suy tính ra, bởi vì dùng Bát Tự, không có khả năng suy tính ra chi tiết và tỉ mỉ vào 80 năm sau có người nhờ cuốn sách đó mà đăng khoa bảng, do dùng bát tự bói toán chỉ phản ánh hướng phát triển trước mắt của người hoặc sự vật. Tôi nghĩ khả năng cao nhất, chính là dùng công năng túc mệnh thông để suy tính.
Bởi vì theo ghi chép lại, người học sỹ nông thôn lúc đó không có bày bàn gieo quẻ, cũng không hỏi ngày sinh, mà là trực tiếp vận dụng công năng, liền nhìn thấy tương lai sắp sửa xảy ra trên người Ngãi Dĩnh, hơn nữa cả 80 năm sau, đồng dạng có người nhờ cuốn sách này mà đăng khoa bảng, nhưng tuổi thọ, lộc vận của người đó đều không bằng Ngãi Dĩnh. Bởi vì người có công năng túc mệnh thông, đối với sự tình trong tương lai hay quá khứ, đều nhìn thấy rõ ràng sáng tỏ, giống như được chứng kiến trực tiếp tại hiện trường vậy.
Một người có công năng túc mệnh thông, tầng thứ cũng không thấp rồi, người này đã nhìn thấu danh lợi, phúc lộc trong cuộc đời, thậm chí chẳng quan tâm tới ăn, mặc, ở, đi lại, chẳng màng hết thảy vật chất, hết thảy ràng buộc, cho nên bề ngoài có một số người trông như hèn mọn, quê mùa, hoặc giống như ăn mày, bạn cũng không nên khinh thường họ, bởi rất có thể họ là một người đã đắc Đạo vậy!
Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
Tác giả: Thái Nguyên
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh