Trần Cẩn, tự là Đức Ngôn, người huyện Mân Giang – Phúc Kiến, trạng nguyên triều Minh, năm Quý Sửu, Gia Tĩnh thứ 32 (1553), đỗ trạng nguyên khoa thi đình, làm quan Hàn Lâm Viện.
Có một năm nọ, mẹ của Trần Cẩn đến Phúc Châu làm việc, lúc quay trở về không có thuyền qua sông, bà đành phải đi bộ đường vòng đến Hạp Bắc rồi đáp thuyền về Hạp Nam. Khi thuyền đang đi đột nhiên cuồng phong gào thét, sóng lớn trào dâng, thuyền vội vàng cập bờ để tạm lánh, người chèo thuyền cúi đầu sốt ruột, chợt nghe có tiếng người nói: “Trần đại nhân ở đây, còn không gió êm sóng lặng!”.
Người chèo thuyền ngẩng đầu nhìn lên, quả nhiên sóng yên gió lặng, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhìn trên bờ cũng không có người đi đường, lại nhìn trong thuyền, có bốn nam và một nữ. “Vừa rồi là ai nói? Trong các vị có ai họ Trần?”, người chèo thuyền hỏi. Nhưng, trong số những người đó không có ai vừa nãy nói cả, cũng không có ai họ Trần, chỉ có một phụ nữ mang thai nói có chồng họ Trần.
Người chèo thuyền kiến thức sâu rộng, thầm nghĩ: “Trần đại nhân này chẳng phải chính là thai nhi trong bụng đó sao?”, liền liên tục chúc mừng người phụ nữ kia “nhất định sinh quý tử”.
Ngày Trần Cẩn ra đời, cha của Trần Cẩn đang cày đồng trên ruộng bên kia bờ sông, đột nhiên nhìn thấy nóc nhà mình có ảnh lửa vụt lên cao chót vót, cho rằng nhà không may bị cháy, liền vội vã chạy ngay về nhà, hóa ra là vợ ông vừa mới sinh nở, điều này khiến cho ông vừa mừng vừa sợ, liên tưởng tới lời nói của người chèo thuyền, liền tin tưởng đây là trời sinh người hiền tài. Đứa trẻ này mai sau nhất định không phải là một phàm nhân.
Lúc Trần Cẩn 4 tuổi, có một khoảng thời gian theo mẹ ở tại nhà bà ngoại, đúng vào dịp sinh nhật “Đại Vương Thần” ở địa phương, bà ngoại mang đồ lễ và dẫn Trần Cẩn đi đến miếu Đại Vương thờ cúng, Trần Cẩn cũng hào hứng đi theo bà ngoại.
Khi đến cửa miếu, Trần Cẩn phát hiện bức tượng đất hình Đại Vương đứng dậy, Trần Cẩn chạy nấp sau lưng bà ngoại và nói: “Bà ngoại! Bà ngoại nhìn xem! Đại Vương đứng lên rồi!”. Bà ngoại tuổi già hoa mắt, nhìn gì cũng không có rõ, đâu có chịu tin? Liền chặn lại nói: “Cháu à, chớ nói lời nói lung tung”, Trần Cẩn lại khăng khăng nói: “Thật mà! Cháu nhìn thấy, không tin bà đem quả cam đặt lên áo choàng của Đại Vương, đợi một lát rồi nhìn xem”.
Bà ngoại liền làm theo Trần Cẩn đem một quả cam đặt lên áo choàng chỗ đầu gối của Đại Vương, Trần Cẩn chạy ra cửa miếu, sau đó bước từng bước một đi vào, quả nhiên trái cam lăn ra thật xa, bà ngoại mặc dù nhìn không rõ động tác của Đại Vương nhưng cũng tin tưởng đúng là Đại Vương có đứng dậy. Bà nhớ tới đủ loại chuyện kỳ lạ mà trước đây con gái và con rể đã kể, tin chắc rằng đứa trẻ này mai sau lớn lên sẽ thành một người nổi trội, hơn người.
Trần Cẩn thuở nhỏ rất thông minh, rất muốn đi học, nhưng thời ấy quê hương ông rất nhỏ, không có trường học, cha mẹ ông đành phải buộc lòng sắp xếp cho ông qua sông đi học.
Có một hôm trời đã tối rồi, mà vẫn không thấy Trần Cẩn về nhà, cha mẹ không yên tâm liền đi ra bờ sông chờ đón ông, xa xa nhìn thấy Trần Cẩn đi tới, có hai ngọn đèn lồng phía trước dẫn đường. Sau khi về đến nhà, cha mẹ hỏi ông là đi về cùng mấy người? Trần Cẩn nói: “Chỉ có một mình con!”, cha mẹ ông càng thấy kinh ngạc.
Sau đó, Trần Cẩn lại đến học ở trường làng gần đó, sống ở một phòng bên cạnh nhà thờ họ Trần. Kỳ lạ là phòng mà ông ở lại không có một con muỗi nào, về sau những người cùng quê đều đến phòng đó ngủ qua đêm.
Trong bài này có ghi, khi Trần Cẩn còn chưa ra đời, lúc vẫn còn là bào thai trong bụng mẹ, thì đã định trước rằng ông sau này nhất định sẽ trở thành một quý nhân. Cho nên Thần ở không gian khác đã cảnh cáo những yêu ma quỷ quái rằng: “Trần Đại nhân ở đây, còn không gió êm sóng lặng!”, quả nhiên là sóng lặng gió êm.
Lúc Trần Cẩn ra đời, trong nhà lóe lên ánh sáng màu đỏ cao chót vót, cha của ông còn tưởng là cháy nhà, đây cũng là thiên cơ khi rất nhiều người hiền tài giáng sinh. Khi lớn lên, cùng với bà ngoại đi miếu Đại Vương thờ cúng, nhìn thấy bức tượng hình Đại Vương đứng lên chào đón là vì biết ông sau này sẽ là một Đại Quý nhân. Đương nhiên, ông nhìn thấy là do thiên mục khai mở, trẻ em từ bảy, tám tuổi trở về trước thiên mục dễ dàng khai mở, đặc biệt là những đứa trẻ có căn cơ tốt, bà ngoại ông thì đương nhiên nhìn không thấy rồi!
Còn có một ngày trời tối Trần Cẩn đi học về, cha mẹ ông nhìn thấy có hai đèn lồng ở phía trước dẫn đường, những điều này là dấu hiệu tiết lộ thiên cơ người hiền tài. Có thể thấy được, khi một người được sinh ra, rất nhiều sự tình đều là đã được định sẵn rồi, nhất là một số người có căn cơ tốt, những người có lai lịch, sẽ xuất hiện rất nhiều điềm báo.
Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan
Biên dịch: Mai Trà