Đại Kỷ Nguyên

Sự kiện linh dị nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ảnh: Trăm năm chân tướng - ET

ĐCSTQ luôn tuyên dương vô thần luận, nhiều lần công khai tuyên xưng mình là “không sợ quỷ, không tín tà”, nhưng nó có thực sự như vậy không? Chu Vĩnh Khang “làm mê tín” khoa trương nhất, lãnh đạo ĐCSTQ vẫn y nhiên đi bốc quẻ xem bói như thường. Làm thế nào mà oan hồn Thái Hồ có thể kinh động Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Trần Vân, Tập Trọng Huân?

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

ĐCSTQ luôn tuyên dương vô thần luận, nhiều lần công khai tuyên xưng mình “không sợ quỷ, không tin tà”. Nhưng nó có đúng như vậy không? Vào thời khắc then chốt, các nhà lãnh đạo đảng nên kiên định vào cái gọi là lý niệm chủ nghĩa Mác – Lê, hay là tìm một “năng nhân thuật sĩ” xem bói, bốc quẻ, để tìm cách bảo vệ bản thân không bị lật thuyền tại quan trường?

Trong tập này, chúng ta hãy cùng xem ĐCSTQ nói một đằng làm một nẻo, lừa dối người dân phổ thông như thế nào.

ĐCSTQ có thực sự không tin tà?

Nhìn bề ngoài, ĐCSTQ đến chết vẫn coi mình là một kẻ vô thần luận kiên ngạnh, rất thích nói về nó trên miệng.

Chỉ kể hai lần gần nhất. Vào tháng 8 năm 2022, bà Pelosi, khi đó là chủ tịch Hạ viện Mỹ, có chuyến thăm bất ngờ tới Đài Loan, Trung Nam Hải rất tức giận. Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ sau đó đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và đưa ra tuyên bố cứng rắn rằng: “Nhân dân Trung Quốc không sợ quỷ, không sợ áp bức, không tin tà ác…” Điều này còn bị cưỡng hành trói buộc toàn thể nhân dân Trung Quốc.

Một lần khác, vào tháng 7 năm 2021, Bộ Tài chính Mỹ thông báo bảy phó chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung Quốc – Hồng Kông sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài. Trước đó, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, bao gồm cả đặc khu trưởng Hồng Kông lúc đó là Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Lạc Huệ Ninh, vì họ đã “làm tổn hại quyền tự trị của Hồng Kông”.

Trước những cảnh cáo và chế tài từ Mỹ, Văn phòng Liên lạc và ĐCSTQ lập tức nhất quán phê phán đả kích Mỹ bằng những ngôn từ đã thành tập quán của ĐCSTQ, bày tỏ sự “miệt thị các chính khách Mỹ”. Văn phòng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tại Hồng Kông đã ban hành một văn bản trên trang web của mình, cho biết: Trung phương không sợ ma quỷ, không sợ áp bức, không tin tà ác…

Tiếng nói “không sợ áp bức” của ĐCSTQ chẳng qua là biểu hiện bề ngoài hổ báo, bên trong đê hèn. Trong những năm gần đây, Mỹ đã liên tục gây áp lực lên ĐCSTQ ngang ngược, khiến nó mất hết thể diện, hoàn cảnh quốc tế cũng trở nên thập phần quẫn bách. ĐCSTQ hô hào “báo thù”, nhưng sau một thời gian “báo thù” không thành, sau khi dụng ý giả vờ mềm mỏng đã bị nhìn thấu, nó lại biến thành sói chiến mặt dày, nhưng chỉ nói suông chứ không dám đối đầu bằng súng ống thực sự với Mỹ.

ĐCSTQ sợ quỷ đến mức nào?

Điều ý vị hơn nữa là, ĐCSTQ vốn luôn tuyên dương “vô thần luận”, đã công nhiên nói mình “không sợ quỷ”. Đây chẳng phải là đã thừa nhận rằng trên thế giới có tồn tại “quỷ” sao? Về phương diện này, ĐCSTQ có nhiều động tác tự tát vào mặt mình. Ví như, tại Trung Quốc đại lục, tất cả phim ảnh, truyền hình và các nội dung truyền thông khác liên quan đến quỷ quái, xuyên việt thời không, đều bị kiểm duyệt và đàn áp nghiêm ngặt.

Vào tháng 10 năm 2020, Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Tại sao ĐCSTQ lại sợ quỷ quái?”

Bài báo đề cập rằng ngoài việc kiểm duyệt các tác phẩm nội địa, ĐCSTQ còn vươn quyền hạn của mình ra hải ngoại. Bản làm lại của bộ phim hài Ghostbusters năm 2016 của Mỹ đã bị cấm chỉ ở Trung Quốc vì ĐCSTQ áp đặt hạn chế đối với các bộ phim có nội dung “khủng bố, linh dị” và siêu tự nhiên vào năm 2008. Và “Các nhà làm phim trên khắp thế giới, vì để thâm nhập thị trường điện ảnh Trung Quốc, đã phải chấp nhận yêu cầu của ĐCSTQ trong việc sửa đổi các chi tiết, nhân vật và thậm chí viết lại các kịch tình chủ yếu”.

Bài báo dẫn lời nghệ sĩ người Anh King Owen cho biết: “Câu chuyện [ĐCSTQ] cấm chỉ quỷ quái, ở phương Tây nghe đơn giản là hoang đường và nực cười, nhưng nó ẩn chứa nỗi sợ hãi thâm sâu và lâu đời của chính phủ đối với chính người dân nước mình”.

Rõ ràng, ĐCSTQ sợ nhân dân sẽ thông qua quỷ quái, xuyêt việt các tác phẩm điện ảnh và văn nghệ mà phá trừ vô thần luận. Có cư dân mạng cho rằng: “ĐCSTQ sợ Thần, sợ quỷ, sợ yêu tinh, sợ nhân dân, sợ lịch sử, sợ văn hóa, sợ nghệ thuật, chung quy là nó sợ bị vạch trần”.

Chu Vĩnh Khang “làm mê tín” khoa trương nhất

Mặc dù ĐCSTQ tiếp tục thấm nhuần chủ nghĩa vô thần trong dân chúng, bề ngoài quy định rõ ràng rằng “Đảng viên không được phép làm mê tín phong kiến, không được phép tín ngưỡng tôn giáo”, nhưng trong số các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, những người tin vào Thần Phật, quỷ quái có rất nhiều.

Vào tháng 6 năm 2015, cơ quan truyền thông của đảng “Nhân dân Nhật báo” trực tuyến tiết lộ trong một bài báo rằng, các quan chức ĐCSTQ tin quỷ thần, si mê bói mệnh xem tướng, cầu Thần bái Phật, mê tín “khí công đại sư”. Bài viết đưa ra một số ví dụ, một số tòa nhà chính quyền không có tầng 4, 13, 14; Bàn ghế ở một số văn phòng phải đặt theo định hướng và phong thủy; trên bàn làm việc của một số quan viên đặt thú đá, “đá chuyển vận” v.v.; một số địa danh vì “bất cát lợi” mà phải sửa, có công trình vì “đại sư” nói một câu mà xây, một số kiến trúc vì “chắn phong thủy” mà bị phá bỏ…

Vào tháng 2 năm 2018, “Trường An nhai chi sự”, tài khoản WeChat chính thức của “Nhật báo Bắc Kinh”, thống kê rằng tính đến thời điểm đó, có ít nhất 17 quan chức quản lý trung ương được điểm danh rõ ràng là “mê tín” trong thông báo của chính quyền kể từ Đại hội 18 của ĐCSTQ. Ngoài ra, những “lão hổ” như Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Chu Bản Thuận, Lưu Chí Quân cũng từng có hành vi tương tự, trong số đó, Chu Vĩnh Khang, một đại lão hổ cấp nhà nước đã ngã ngựa, là người “mê tín” khoa trương nhất.

Bài báo tiết lộ rằng Tào Vĩnh Chính, một trong những người được mệnh danh là “Tân Cương Tam đại tiên”, từng chuyên môn phục vụ Chu Vĩnh Khang. Để cảm ơn Tào Vĩnh Chính, Chu Vĩnh Khang đã nhiều lần nhờ Tưởng Khiết Mẫn, chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (PetroChina) đương thời, chăm sóc và hỗ trợ công việc kinh doanh của Tào, đồng thời gọi Tào là “người tín nhiệm nhất” của ông ta. Chu Vĩnh Khang còn tiết lộ “bí mật quốc gia” của ĐCSTQ cho Tào Vĩnh Chính, cho Tào xem 5 văn kiện tuyệt mật, và 1 văn kiện cơ mật.

Vào những năm 1990, Chu Vĩnh Khang, khi đó là phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, từng thỉnh một lão hòa thượng xem tướng cho. Vị lão hòa thượng nói rằng tướng diện rất tốt, nhưng sau khi làm quan, trước sau đều là chức phó, vì mộ tổ của ông ta có vấn đề. Vì lý do này, Chu Vĩnh Khang đã nhiều lần gọi điện bảo em trai tu sửa mộ tổ, sau đó mời một vị hòa thượng già ở Vô Tích đến làm pháp sự.

Tuy nhiên, vào mùa thu năm 2009, Chu Vĩnh Khang, người từng giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, đột nhiên phát hiện mộ tổ tiên của mình đã bị người ta đào một lỗ, vụ việc không chỉ khiến cảnh sát Vô Tích mà cả Cục Công an tỉnh Giang Tô, Cục Công an Thượng Hải, và thậm chí cả Bộ Công an của ĐCSTQ như lâm đại địch, huy động lực lượng cảnh sát để trinh sát phá án, nhưng kết quả thì không ai biết thế nào.

Lãnh đạo ĐCSTQ bốc quẻ

Nhìn vào lịch sử của ĐCSTQ, so với Chu Vĩnh Khang, trình độ mê tín của các lãnh đạo ĐCSTQ thực ra còn hơn Chu Vĩnh Khang. Xung quanh thân các quan chức cấp cao của Trung Nam Hải đều có cái gọi là “năng nhân thuật sĩ” để “bài ưu giải nạn” cho họ, và lãnh đạo ĐCSTQ không quên đến thăm những người nổi tiếng, và đi bốc quẻ khắp nơi.

Chẳng hạn, mặc dù Mao Trạch Đông tự nhận mình là người vô thần, Trời không sợ đất không sợ, “vô pháp vô thiên”, nhưng trong đời ông ta vẫn không ngừng xem bói và tuân thủ nghiêm ngặt lời thầy bói mệnh của mình. 

Theo bài báo “Giải mật: Mao Trạch Đông vì sao không bao giờ vào Tử Cấm Thành, không bao giờ trở lại Diên An”, sau khi Mao lên nắm quyền, đã định sẽ lên đường vào Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 9, bộ đội cảnh vệ số hiệu 8341, không về Diên An, không vào cố cung (Tử Cấm Thành), chính là chiểu theo kết quả toán mệnh. Sau đó, Mao đến chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu để rút quẻ “Uy mệnh bất khả cản”, mới quyết định phát động “Cách mạng văn hóa” và đả đảo Lưu Thiếu Kỳ.

Năm 1976, một trận mưa thiên thạch rơi ở Cát Lâm khiến Mao run rẩy. Ông ta nói với thư ký của mình là Mạnh Cẩm Vân: “Cát có điềm cát, hung có điềm hung. Trời rung đất động, một thiên thạch từ trên trời rơi xuống, chính là muốn người phải chết”. Vào năm đó, Mao Trạch Đông tử vong.

Ngoài ra, theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, Giang Trạch Dân, người đã tắm máu các sinh viên trong sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6) để thượng đài, việc đầu tiên ông ta làm sau khi lên nắm quyền chính là nghe theo lời khuyên của tiên sinh phong thủy, dời thổ sơn của Thiên Đàn. Ngọn thổ sơn này là hoàng thổ do đào hố sâu vào thời đại Mao Trạch Đông, đất chất thành núi ở phía tây đường Triêu Thiên Thần trong Công viên Thiên Đàn. Giang sợ ngọn núi đất này sẽ cản trở quan vận của mình.

Trong trận lụt lớn ở miền Nam năm 1998, Giang Trạch Dân tin tưởng lời một tiên sinh Dịch học “cần bảo vệ long mạch”, cho rằng nếu chủ động tháo đê, sẽ tương đương với đào đứt “long mạch” của mình. Năm 1998 là năm con hổ, là năm đầu tiên trong bản mệnh của ông ta trong gần 10 năm nắm quyền, ông ta càng không dám sơ suất, do đó quyết tâm nghiêm phòng tử thủ, từ chối phân lũ, khiến hồng thủy tràn đê, dẫn đến hàng trăm ngàn người tử vong.

Theo báo chí Hồng Kông đưa tin, năm 2001, Giang Trạch Dân biết mình đã làm quá nhiều điều ác và mắc quá nhiều nợ máu, để thoát khỏi sự trừng phạt, ông ta không chỉ vái lạy Địa Tạng Vương Bồ Tát, mà còn lấy “Kinh Địa Tạng” về nhà để sao chép.

Những chuyện linh dị trong lịch sử ĐCSTQ

Trên thực tế, có rất nhiều truyền thuyết về các sự kiện linh dị trong lịch sử của ĐCSTQ, và “Vụ án hồn ma hồ Thái” nổi tiếng lại càng được biết đến nhiều hơn.

Ông Trương Dục Minh, chuyên gia y tế và giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Yale, Mỹ, từng viết rằng vào mùa đông năm 1980, ông đã có cuộc trò chuyện rất lâu với giáo sư Chu, một vị công trình sư cao cấp của Sở Công nghiệp Tỉnh ủy Hà Nam của ĐCSTQ. Giáo sư Chu nói với ông, rằng gần đây bản thân đã xem một số văn kiện mật của đảng, tiết lộ rằng sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, ở trung tâm hồ Thái dưới chân núi Bình Long ở phía nam tỉnh Giang Tô, mỗi đêm đều phát ra những âm thanh rùng rợn vào nửa đêm. Một số ít thanh niên to gan ở địa phương đã chèo thuyền ra giữa hồ để xem náo nhiệt. Họ cẩn thận xác định, trong âm thanh đó có giọng nói của cả đàn ông và phụ nữ, ngắt quãng, hỗn tạp nhiều thổ ngữ khác nhau, kêu oan, kêu khổ, khóc cha gọi mẹ đều có.

Sau khi chính quyền địa phương nhận được báo cáo của cán bộ thôn, họ lập tức cử cán bộ đến bên hồ xác nhận, biết được đó là sự thật. Sau nhiều do dự, cuối cùng họ cũng báo cáo lên chính quyền cấp trên, nhưng chính quyền cấp trên cho rằng có người cố ý “phá hoại”, hạ lệnh cho dân binh truy bắt “phần tử xấu”. Vì vậy, chính quyền địa phương xuất dân binh vào lúc nửa đêm, nhưng căn bản không thấy một bóng người. Họ dùng cả súng máy bắn và ném lựu đạn, cố gắng xua đuổi những âm thanh kỳ quái, nhưng tất cả đều vô hiệu, nửa đêm vẫn nghe thấy tiếng oan hồn than khóc.

Dân binh cũng bắt đầu lo sợ, đều từ chối tiếp tục nhiệm vụ với lý do ở nhà có việc. Cuối cùng, Bộ Công an đã ghi lại bằng một máy ghi âm có độ nhạy cao, và tập hợp các quan chức công an địa phương từ các tỉnh khác nhau ở Bắc Kinh để nghe băng thu âm, ghi lại những án oan được oan hồn mô tả bằng phương ngữ địa phương của họ. Theo một người nghe đoạn ghi âm phản ánh, mọi người đều kinh hoàng khi nghe những lời tố cáo của người bị hàm oan, tình cảnh họ bị lăng nhục, đánh độc thủ, tra tấn khốc hình, sát hại chết oan v.v. khiến người nghe dựng tóc gáy, thậm chí một số nhân viên công an lão làng tàn nhẫn cũng rơi nước mắt.

Theo điều tra xác minh, án tình của những oan hồn này là hoàn toàn có thật. Họ đều bị giết oan trong các cuộc vận động cải cách ruộng đất, trấn phản, tam phản ngũ phản và các vận động khác.

Cuối cùng, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Trần Vân, Tập Trọng Huân, Vạn Lý đều bày tỏ quan điểm rằng hết thảy những điều tồi tệ do các cuộc vận động chính trị trước đây của ĐCSTQ thực hiện đã thực sự đạt đến mức trời nộ dân oán, yêu cầu các văn kiện phải được xử lý, bình phản những vụ án giả oan sai.

Mục đích tối đại của việc tuyên truyền vô thần luận của ĐCSTQ là để ngu dân, bởi chỉ bằng cách tiêu diệt mọi tín ngưỡng, tôn giáo, rồi “thần thánh hóa” chính mình, ĐCSTQ mới có thể đạt được sự kiểm soát nghiêm khốc từ tầng diện tinh thần đến tầng diện xã hội. Chỉ là, ĐCSTQ đã quên rằng, dù nó có thể nhất thời lừa được người dân Trung Quốc, nhưng không cách nào lừa dối được ông Trời.

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version