Người sống trên đời, ngoài tuân theo pháp luật thì còn gì nữa? Đó chính là ‘lương tri’.
Dưới đây là một câu chuyện có thật:
Ngày 9 tháng 11 năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ. Năm 1990, hai Đức thống nhất. Vào thời điểm này, người nhà của Gevroi, một thanh niên Đông Đức bị bắn chết khi vượt qua Bức tường Berlin, đã kiện Henrich, người lính nổ súng, yêu cầu Henrich phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Tại tòa, luật sư bào chữa cho Henrich lập luận rằng, lúc đó anh ấy đang thi hành mệnh lệnh với tư cách là một người lính canh giữ bức tường, nghĩa vụ bắt buộc là phải thi hành mệnh lệnh và không có lựa chọn nào khác. Nếu như muốn định tội thì tội ấy cũng không nằm trên người của anh ta.
Sau khi nghe lời bào chữa trên, hầu hết người trong khán phòng cũng có tâm lý thầm chấp nhận Henrich vô tội.
Tuy nhiên, sắc mặt của thẩm phán Seidel lại thể hiện ra vẻ nghiêm trọng. Ông dùng lời lẽ chính nghĩa để phản bác: “Là một người lính, việc không tuân lệnh cấp trên (nổ súng) khi phát hiện ra kẻ trèo tường vượt biên là có tội. Thế nhưng, ngươi có quyền chọn bắn không chính xác, và việc bắn không chính xác là vô tội. Là một người có lương tri thì có quyền nâng họng súng lên một centimet khi hướng nòng súng về phía đồng bào mình – Đây cũng là ngươi đang chịu trách nhiệm nghĩa vụ với lương tri của chính mình”.
Thẩm phán Seidel còn nói: “Trên thế giới này, ngoài luật pháp còn có lương tri. Khi luật pháp và lương tri phát sinh xung đột thì lương tri là chuẩn tắc ứng xử cao nhất. Bởi vì ‘tôn trọng sinh mệnh’ là nguyên tắc cơ bản áp dụng cho tứ hải“.
Lời nói của Seidel đã gây chấn động sâu sắc trong lòng mọi người. Nhiều người trong phòng xử án nghe được những lời này đã không khỏi rơi nước mắt, ôm nhau khóc.
Henrich cũng bật khóc, anh đưa mắt nhìn người nhà của Gevroi và nói: “Tôi xin lỗi, tôi sai rồi!”. Tiếp đến là cúi đầu và không có lực để ngẩng lên.
Cuối cùng, Henrich bị kết án ba năm rưỡi tù giam mà không nhận được ân xá vì tội cố ý nổ súng.
Khi thực hiện chức trách trở thành việc tội lỗi, có một thứ càng đáng tuân thủ hơn, đó là ‘Lương tri’. Bạn có nghĩa vụ phục tùng mệnh lệnh, nhưng cũng có quyền được phạm sai lầm khi bắn không chuẩn xác.
Như người ta thường nói: “Quy định là thứ chết nhưng con người là sống”. Khi luật pháp sản sinh xung đột với đạo đức và thiện lương, tuy chúng ta không thể làm trái quy tắc nhưng vẫn có thể giơ cao đánh khẽ, không đuổi cùng giết tận, lưu lại cho người một đường sống.
Ngoài pháp luật còn có lương tri. Ngoài lương tâm còn có sự tôn trọng sinh mệnh. Cho nên hãy nâng họng súng lên một centimet.
Theo Vision Times
San San biên dịch