Đại Kỷ Nguyên

Sức mạnh của hiếu đức cảm hóa đạo tặc, cảm động đế vương

Tranh vẽ Giang Cách hiếu thảo cõng mẹ chạy loạn làm cảm động đạo tặc tạo phản (ảnh: Chụp từ sách điện tử "Nhị thập tứ hiếu" của Panda Office).

Trong mắt thế nhân, đạo tặc thường hung ác, nhưng thế giới này luôn vì con người mà để lại một cánh cửa, phát ra ánh sáng chói lòa, thắp sáng tâm hồn người bằng sự thiện lương.

Trong lịch sử có những câu chuyện về những người con hiếu thảo thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc. Họ không có võ công, cũng không có phép thuật, chỉ dựa vào sự tu dưỡng cao quý, cảm hóa đạo tặc hung ác. Hai câu chuyện lịch sự sau đây đã minh chứng phong thái của hiếu đức có tác dụng thật diệu kỳ.

Lo cho mẹ không thiếu thốn nhu yếu phẩm, bản thân lại chẳng có nổi đôi giày

Quan chức thời Đông Hán, Giang Cách, tự Thứ Ông, từ nhỏ đã mất cha, cùng mẹ nương tựa vào nhau mà sống.

Thiên hạ đại loạn, đạo tặc ở khắp nơi. Để tránh tai họa, Giang Cách đã cõng mẹ trên lưng đi lánh nạn, cả đường đi rất nhiều gian khổ, hiểm trở. Giang Cách thường hái quả dại hoặc nhặt những thứ có thể ăn được cho mẹ đỡ đói. Họ cũng gặp phải những tên đạo tặc làm phản.

Những tên đạo tặc muốn lôi kéo Giang Cách đi theo chúng cùng nhau làm đạo tặc. Giang Cách rơi nước mắt cầu xin chúng: “Bên cạnh tôi vẫn còn mẹ già”, hàm ý rằng, các người mang tôi đi thì ai chăm sóc mẹ tôi? Những tên đạo tặc nhìn thấy anh cầu xin một cách chân thành, cảm động trước sự hiếu thảo của anh nên động lòng trấn ẩn, không nỡ làm hại Giang Cách và mẹ. Có tên đạo tặc còn chỉ cho anh làm thế nào để tránh nạn binh đao, hai mẹ con họ nhờ vậy mà bảo toàn tính mạng.

Giang Cách lang thang khắp khu vực Hạ Bì, bởi nhà nghèo nên một đôi giày cũng không có, chỉ đi bộ bằng chân trần. Anh bôn ba khắp nơi, làm thuê mướn cho người ta, lấy tiền nuôi mẹ, mặc dù thu nhập ít ỏi nhưng những vật dụng nhu yếu phẩm hàng ngày của mẹ anh chưa từng thiếu thốn.

Hán Quang Vũ Đế năm cuối (năm 56) Giang Cách và mẹ trở về quê hương. Mỗi năm, quận đều có thẩm tra hộ tịch, nhà nhà, hộ hộ đều phải đi đăng ký. Đối với người già yếu phải ngồi xe bò đi nhưng cả đường lắc lư, cơ thể họ khó mà chịu đựng được. Vì vậy Giang Cách đã tự mình kéo xe, cũng luôn chú ý đến điều kiện đường xá, để mẹ anh không bị lắc lư, khó chịu. Từ đó những người dân ở quê hương đều gọi anh là “Giang Cách hiếu”.

Vì lòng hiếu thảo của Giang Cách mà các quan chức địa phương triệu gọi anh ra làm quan, nhưng anh lấy lý do mẹ già cần người ở bên cạnh chăm sóc mà từ chối ý tốt. Khi mẹ Giang Cách qua đời, anh khóc lóc rất đau lòng. Anh cũng sống bên cạnh mộ mẹ để lo việc hương khói cho mẹ, ngay cả lúc ngủ cũng không cởi bỏ áo tang.

Trong những năm đầu của Hán Minh Đế, Vĩnh Bình (năm 58), quần chúng đều ngưỡng mộ đức tính tốt đẹp của Giang Cách, tiến cử Giang vì lòng hiếu thảo. Giang Cách vào triều làm quan. Bởi vì hiền lương chính trực, nên liên tục được thăng chức. 

Thời kỳ Nguyên Hà (năm 84-87), Hán Chương Đế đã lệnh cho các quan chức địa phương ban thưởng cho Giang Cách chữ “Khổng Hiếu”, vào tháng 8 hàng năm cũng phái Trường sử đến hỏi thăm và tặng ông rượu, cừu… cho đến khi ông mất. Lòng hiếu thảo của Giang Cách “Khổng Hiếu” vang danh thiên hạ.

Trong những lúc hoạn nạn khó khăn, từ đầu chí cuối vấn cố gắng hết sức để hoàn thành thành tất cả những nhu cầu của người lớn trong nhà là việc rất khó làm được. Nhưng đối với Giang Cách, ban đầu không biết mình có thể làm được chu toàn hay không, chỉ lặng lẽ cố gắng. Dù hành trình đầy gian nan vất vả, Giang Cách vẫn giữ được sự chân thành của mình, tận tâm tận lực nuôi dưỡng mẹ già.

Minh họa chuyện Giang Cách cảm động đạo tặc vì lòng hiếu thảo với mẹ già (ảnh: Thyj / Wikimedia Commons).

“Thà các người giết tôi chứ đừng làm hại mẹ tôi”

Hiếu đức không chỉ khiến bách tính cảm động mà đến cả hoàng đế cũng khâm phục. Nguyên Nhân Tông Diên Hữu năm thứ 2 (năm 1315), đạo tắc Thái Ngũ Cửu bao vây Ninh Đô, khiến người dân loạn lạc, chúng đốt phá khắp nơi, giết hại quan chức, cướp bóc tài sản. Sau đó Thái Ngũ Cửu lại lôi kéo người dân, chiếm đoạt Ninh Đô (nay thuộc Ninh Hóa, Phúc Kiến, Trung Quốc).

Khi bị đạo tặc tấn công, người dân Ninh Đô đều hoảng loạn, rủ nhau lên núi tránh nạn. Khi đó có một người dân thường tên là Lai Lộc Tôn, để đi lánh nạn, đã cõng mẹ già Ngũ Thị, mang theo vợ cùng những người dân khác lên núi cao. Đạo tặc đuổi theo khắp mọi nẻo đường, người dân đều sợ hãi, chạy toán loạn. Lai Lộc Tôn vẫn kiên quyết bảo vệ mẹ mình mà không bỏ mẹ lại vì làm chậm việc chạy giặc. Khi đạo tặc muốn giết mẹ anh ta, Lai Lộc Tôn liền dùng thân mình ngăn cản, nói: “Thà các người giết tôi, chứ đừng làm hại mẹ tôi”.

Mẹ Lai Lộc Tôn đang bị bệnh, miệng khát nước rất khó chịu, Lai Lộc Tôn liền nhổ nước bọt cho mẹ uống để bớt khát. Những tên đạo tặc nhìn thấy cảnh tượng này đều kinh ngạc, không nhẫn tâm làm hại họ, và phái người đi lấy nước sạch đến cho mẹ anh ta uống. Có tên đạo tặc đã cướp của vợ Lai Lộc Tôn đều bị những người khác lên án, có người nói: “Sao ngươi có thể cướp của một người con dâu hiếu thảo như thế”. Sau đó, chúng đành phái người đưa họ về nhà, để đoàn tụ với gia đình.

Sự việc này như có cánh, nhanh chóng truyền đến tai của Nguyên Nhân Tông, ông vô cùng cảm động trước lòng hiếu đức của Lai Lộc Tôn, liền đặc biệt ban thưởng hoàng phi, ca ngợi người con hiếu thảo.

Cho dù là thời hoàng đế Hán Chương Đế của Đông Hán, hay Nguyên Nhân Đế của triều Nguyên, vua đều vui mừng khi người dân của mình có lòng hiếu đức, đồng thời ban thưởng cho họ.

Theo Đỗ Nhược, Epochtimes
Ngọc Linh biên dịch

Video: Mẹ già rồi, xin đừng bao giờ nói những lời này với mẹ

Exit mobile version