Đại Kỷ Nguyên

Sướng hay khổ cuối cùng đều chỉ do cái tâm của mình định đoạt mà thôi

“Bạn tôi kể về bà cô của mình, chuyện thật như hài. Cả đời cô chưa từng đi một đôi giày nào vừa vặn với đôi chân mình. Cô thường đi ra đi vào lẹt quẹt với một đôi giày rộng ngoác. Nếu con cháu tò mò hỏi cô thì cô nói rằng…”

Hoàn cảnh của con người sướng hay khổ thường là do góc nhìn chủ quan của mình quyết định. Sở thích của bạn chính là kim chỉ nam soi đường dẫn lối, niềm yêu thích của bạn chính là vốn liếng tự thân. Mỗi người có một khu vườn lý tưởng khác nhau, một thế giới tươi đẹp khác nhau. Dẫu truy cầu điều gì thì cũng nên dừng lại khi thích hợp. Tính cách sẽ phản ánh chân thực cái tâm và vận mệnh một người.  Kỳ thực, để biết một người sướng khổ thế nào chỉ cần nhìn xem tâm họ ra sao. Vậy nên người xưa có câu rằng nhìn tướng biết tâm, nhìn tâm biết mệnh.

Tướng do tâm sinh

Hoàn cảnh của con người sướng hay khổ thường là do góc nhìn chủ quan của mình quyết định.

Có người thì an phận với một cuộc sống nào đó, có người lại không thể làm được điều này. Do vậy nếu có thể vui vẻ với hoàn cảnh trước mắt của mình thì cứ tiếp tục sống như vậy. Nếu không thể thì đành nỗ lực tìm một lối đi khác. Bạn không thể quả quyết rằng phải đến nơi nào đó mới là thành công. Bạn cũng không thể khẳng định được rằng sau khi đạt đến một ngưỡng nào đó, bạn sẽ hạnh phúc.

Một số người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện thực. Niềm vui của họ chỉ được kiến lập trong quá trình không ngừng theo đuổi và đạt được mục tiêu mới. Do đó, mục tiêu của họ sẽ liên tục được đẩy về phía trước. Niềm vui của kiểu người này có thể ít đi nhưng thành tựu lại có thể lớn hơn.

Sướng hay khổ đều do bản thân tâm mình tự định đoạt mà thôi. Điều này không nhất định liên quan trực tiếp tới hoàn cảnh khách quan. Ví như một cô gái không thích ngọc ngà châu báu thì dù dẫu đặt cô ấy ở cung vàng điện ngọc cũng chẳng thể ảnh hưởng tới lòng tự tôn của cô ấy.

Một thư sinh có cả vạn cuốn sách cũng không hề nghĩ rằng mình sẽ đổi lấy kim cương hay cổ phiếu của những tỷ phú. Người yêu thích cuộc sống điền viên cũng chẳng hề ngưỡng mộ bất kỳ học hàm danh giá nào của các bậc học giả hay quan cao lộc hậu.

Một thư sinh có cả vạn cuốn sách cũng không hề nghĩ rằng mình sẽ đổi lấy kim cương hay cổ phiếu của những tỷ phú. (Ảnh minh họa: medium.com)

Sở thích của bạn chính là kim chỉ nam soi đường dẫn lối, niềm yêu thích của bạn chính là vốn liếng tự thân. Tính cách sẽ phản ánh vận mệnh cuộc đời bạn. Mỗi người có một khu vườn lý tưởng khác nhau, một thế giới tươi đẹp khác nhau.

Xem thêm: Vì sao người xưa nói: Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?

Hai đôi giày lớn và nhỏ cùng một giá, bạn sẽ chọn cỡ nào?

Bạn tôi kể về bà cô của mình, chuyện thật như hài. Cả đời cô chưa từng đi một đôi giày nào vừa vặn với đôi chân mình. Cô thường đi ra đi vào lẹt quẹt với một đôi giày rộng ngoác. Nếu con cháu tò mò hỏi cô thì cô nói rằng: “Giày to hay giày bé thì cũng cùng giá như nhau. Sao lại không mua cỡ to mà đi?”

Mỗi lần tôi kể lại câu chuyện này đều có người cười sặc sụa.

Ý niệm quá tham lam cũng giống như mua một đôi giày cỡ đại mà quên mất đôi chân của mình vậy.

Kỳ thực trong cuộc sống chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều “bà cô” như thế. Những nhà văn chẳng có tư tưởng gì đặc sắc thường viết những tác phẩm đau khổ vật vã. Những họa sỹ không có nội hàm thường vẽ những bức tranh siêu khủng, lố bịch. Những thương nhân thường không ở nhà lại có cả khu vườn xinh đẹp, rộng lớn.

Rất nhiều người không ngừng theo đuổi sự to lớn. Kỳ thực chỉ là do tham dục trong tâm thúc đẩy nên mới chọn mua giày cỡ lớn mà quên mất cả đôi chân của mình.

Dẫu mua giày gì thì vừa vặn là điều quan trọng nhất. Dẫu theo đuổi điều chi tới khi thích hợp cũng cần dừng lại. Đó không phải là người không có chí tiến thủ mà họ chính là người có trí huệ hơn người. Vậy nên họ mới biết dừng lại khi thích hợp từ đó cái tâm được an nhiên, tự tại mà phóng thoáng.

Theo Soundofhope
Minh Nguyệt biên dịch

Exit mobile version