Theo bạn, sự giàu sang, phú quý của một đời người đến từ đâu? Dưới đây là bài diễn thuyết của một học giả người Mỹ gốc Trung Quốc nổi tiếng bàn về nguồn gốc của tiền bạc, mời bạn lắng nghe.
Tạ Điền sinh năm 1962, từng tốt nghiệp chuyên ngành Địa chất, Đại học Bắc Kinh. Ông hiện là giáo sư của Đại học South Carolina, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc. Bài phát biểu dưới đây được ông phát biểu vào ngày 4 tháng 6 năm 2015 tại Johor Bahru, Malaysia.
Cảm ơn người dẫn chương trình, tôi đã rất vinh dự được mời sang Malaysia, đây là lần đầu tiên tôi đến Bán đảo Mã Lai. Người ta nói rằng Johor Bahru là thành phố nằm ở cực nam của lục địa Á – Âu. Eo biển Johor nằm ở phía nam của thành phố, phía đông Johor nối liền với biển Đông, phía tây nối liền với eo biển Malacca. Dưới xu hướng quốc tế hiện nay, thành phố này vừa là một nơi phồn hoa, nhưng cũng có thể là một nơi yên tĩnh thư giãn.
Thiện đức và cự phú có quan hệ với nhau như thế nào, tiền tài rốt cuộc từ đâu mà tới?
Vấn đề này rất lớn. Cũng vì đây là một vấn đề khó giải thích, cho nên trong lịch sử có rất nhiều nhà kinh tế học, nhà xã hội học, và các nhà triết học đều thảo luận sâu về việc này.
Ở đây, tôi xin được trình bày kinh nghiệm từ hai, ba mươi năm qua của mình, bao gồm 15 năm giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ, 8 năm thực tiễn ở Mỹ. Nói ra ở đây để mọi người cùng chia sẻ, cùng nhau thảo luận sâu về vấn đề tồn tại từ lâu này, đây là một đề tài rất đáng giá để người ta đi sâu vào nghiên cứu.
Trên thế giới này của chúng ta, những người muốn kiếm tiền thật sự quá nhiều. Mỗi lần gặp được người không yêu tiền đều làm tôi kính phục, trong lòng âm thầm khen ngợi không ngớt. Chúng tôi dạy học ở các trường kinh doanh, chính là dạy sinh viên sau này nên kiếm tiền như thế nào, học cách quản lý doanh nghiệp.
Tự nhiên sẽ có rất nhiều người cầm kế hoạch, phương án kinh doanh của họ đến cho chúng tôi xem, để có được một số lời khuyên và phản hồi. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu tại sao một số xí nghiệp kiếm ra tiền nhưng một số khác thì không, dưới sự lãnh đạo của một số người lại thành công, nhưng sự lãnh đạo của một số người khác lại mang đến thất bại, không thể kiếm được tiền?
Vậy nguyên nhân thật sự phía sau của những vấn đề này là gì? Dựa theo “Chủ nghĩa thực chứng” của xã hội hiện đại, dùng một số biện pháp thích hợp đi nghiên cứu, chúng ta có thể tìm ra được lời giải đáp chính xác, có tính thuyết phục trên phương diện tri thức và đạo lý hay không? Đây lại là một vấn đề vô cùng quan trọng và sâu sắc khác.
Sự vô thường của sinh mệnh
Ngày 29 tháng 5 tôi từ Mỹ bay đến Đài Loan. Trong chuyến bay từ San Francisco đến Đài Bắc, tôi nhìn thấy một tin tức như thế này: Cùng ngày, Tổng Tài Ed Gilligan của công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia American Express tại Mỹ gặp tai nạn trong chuyến bay từ Nhật Bản trở về New York, qua đời ở tuổi 55.
Sau khi tin tức này được truyền đi, giá cổ phiếu của công ty lập tức giảm xuống 0,5%. Hôm nay chúng ta nói về vấn đề tài phú, nói về cách kiếm tiền và con người làm thế nào hoặc buôn bán thứ gì mới kiếm được tiền thì ông Gelligan là nhà quản lý doanh nghiệp thật sự rất thành công, làm đến chức tổng tài là đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Nhưng lại không ai ngờ rằng sinh mệnh của ông lại đột ngột kết thúc như vậy. Điều đó khiến cho chúng ta không khỏi nghĩ đến sự mong manh của sinh mệnh. Con người thường hay lo lắng điều gì? Chúng ta lo lắng mất đi sinh mệnh, vì vậy chúng ta đều mong muốn có thể trường sinh. Chúng ta lo lắng mất đi sức khỏe, vì vậy chúng ta mong muốn không có bệnh tật. Chúng ta lo lắng mất đi tài phú vì vậy chúng ta mong muốn có tiền.
Chúng ta lo lắng mất đi tình yêu vì vậy chúng ta mong muốn có tình. Chúng lo lắng đánh mất gia đình vì vậy chúng ta mong muốn mỗi ngày có thể vui vẻ cùng người thân. Chúng ta lo lắng mất đi hạnh phúc, nhưng hạnh phúc vốn dĩ vô thường. Cũng giống như Ed Gilligan, đối với ông mà nói, khi sinh mệnh không còn thì tất cả tài phú, gia đình, những thứ mà ông có, tất cả đều đột nhiên biến mất. Cho nên chúng ta cần phải biết tài phú đến như thế nào, cũng nên biết rằng tài phú luôn có thể đột ngột mất đi.
Quá khứ có câu: “Vô đức bất quý, vô năng bất quan” (không có đức thì không thể phú quý, mà bất tài cũng không thể làm quan). Có phải chúng ta luôn nghĩ rằng người thông minh thì sẽ phát tài, sẽ có nhiều tiền? Chúng ta còn nghĩ rằng những người tiếp thu một nền giáo dục tốt thì cũng sẽ có nhiều tiền, sẽ làm giàu? Ngoài ra, chúng ta còn nghĩ rằng những người xinh đẹp thì sẽ có nhiều tiền tài?
Có người nói tài phú và tướng mạo vốn dĩ tương quan, sẽ có tác dụng với phái nữ, nhưng đối với phái nam thì chẳng có tác dụng gì nhiều. Thật ra lúc trước cũng có một nghiên cứu thú vị ở phương diện này, bất luận là nam hay nữ có tướng mạo xuất chúng thì đều tương đối thu hút khách hàng, quả thật so với những người có tướng mạo bình thường sẽ kiếm được nhiều tiền hơn một chút.
Nói đến đây thì trong dân gian cũng có một cách nói, có lẽ mọi người đều đã nghe qua: “Nam tử hữu đức tiện thị tài, nữ tử vô tài tiện thị đức“. Ý nói rằng, đàn ông có tài cũng chính là có đức, phụ nữ không có tài mới thực là có đức. Câu nói này đã nói lên rằng người xưa đã đem tướng mạo, phúc khí và tài phú liên kết với nhau, hơn nữa còn có quan hệ với “đức”.
Mọi người hãy thử nghĩ một chút, khi chúng ta may mắn, phát tài, thì người khác sẽ nói chúng ta như thế nào? Hơn nữa những người lớn tuổi và trưởng bối sẽ nói những gì? Những người Hoa ở Malaisia đã giữ gìn rất tốt văn hóa và tập tục của dân tộc Trung Hoa. Người Hoa khi thấy người khác phát tài và có phúc báo họ sẽ nói: “Đây là vì tổ tiên để lại phúc đức, hay người nhà có phúc đức…“. Tại sao tổ tiên để lại tài phú lại có liên quan đến “đức”? Vậy cái gì là “đức”?
Chúng ta hãy cùng tham khảo từ “đức” này. Căn cứ theo từ điển, thì có đức chính là có thể đạt được, bởi vì “đức” và “đắc” là hai từ đồng âm trong tiếng Trung. Trong thơ Đường cũng có một câu: “Thiên thủy thiên sơn đắc đắc lai“, ngoài ra nếu xét từ “Đức” trong tiếng Trung thì bên trong từ “đức” có các bộ như “người, tâm, trực, và nhất”, ý nói nếu một người có “đức” thì cũng có nghĩa là có tâm chính trực, người có tâm chính trực sẽ hình thành “đức”. “Tuân Tử – Vương chế” càng trực tiếp nói cho chúng ta biết “Vô đức bất quý, vô năng bất quan“, chỉ cần có “đức” thì phú quý cũng tự nhiên mà đến theo.
“Đạo Đức kinh”, chương 49 viết rằng: “Thiện giả ngô thiện chi, bất thiện giả ngô diệc thiện chi, đức thiện. Tín giả ngô tín chi, bất tín giả ngô diệc tín chi, đức tín“. Chính là nói, khi lương thiện đối đãi với người khác, trong đó bao gồm cả người bất thiện, đấy chính là tích đức, thiện cũng là một loại đức.
Lấy chân thành đối đãi với người thành thật, cũng đối đãi với kẻ không thành thật, điều này cũng có nghĩa là thành tín, cho dù là tín, hay thành thật, chân thành đều là một loại đức. Từ lời của Lão Tử giảng chúng ta có thể biết được, chỉ cần lương thiện và chân thành chính là bạn đã tích đức.
Nếu từ góc độ của quản lý doanh nghiệp chúng ta cũng có thể thấy được nhiều trường hợp về mối tương quan sâu sắc giữa tài phú và thiện đức.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Khải Phong biên dịch