Đại Kỷ Nguyên

Vì sao người đẹp Trung Hoa xưa-nay đều có ‘mắt một mí’?

Khi đang xem tranh vẽ, mọi người ra một hiện tượng thú vị: Người đẹp trong tranh thời cổ đại Trung Hoa đều có mắt một mí, không phải hai mí. Vì sao lại như vậy?

Từ thời cổ đại đến nay, các bức chân dung đều được truyền lại từ đời này qua đời khác. Tống thái tổ Triệu Khuông Dận có mắt một mí, nhưng em của ông lại có mắt hai mí. Nguyên thế tổ Hốt Tất Liệt có mắt một mí nhưng hoàng hậu Triệt Bá của ông lại có mắt hai mí. Thái tổ, Mã hoàng hậu, Minh thành tổ có mắt một mí nhưng Minh Tuyên Tông lại có mắt hai mí. Hoàng đế Khang Hy và Ung Chính thời nhà Thanh có mắt một mí nhưng Càn Long và quý phi Tuệ Hiền lại có mắt hai mí. Các họa sĩ cổ đại gồm Tống Huy Tông, Nghê Toản, Uẩn Thọ Bình, Kim Nông đều có mắt một mí; Thẩm Chu, Từ Vị, Tằng Kình, Trần Hồng Thụ, Vương Thì Mẫn lại có mắt hai mí. Nói cách khác, từ triều đại nhà Tống trở về sau, mọi người đều thấy xuất hiện các bức vẽ có mắt một mí và hai mí.

Nói chung, từ triều đại nhà Tống trở về sau, các họa sĩ coi trọng vẽ tả thực hơn, đề tài đa dạng và gần với đời sống của mỗi người tầng lớp xã hội. Vì thế, các bức vẽ chân dung cũng giống với hình dáng ngoài đời thực hơn. Từ triều đại nhà Nguyên, các họa sĩ trí thức thay thế các họa sĩ chuyên nghiệp, tranh vẽ đã dừng lại ở vẽ cho giới vương thân quý tộc. Các họa sĩ vẽ tranh rất coi trọng cảm thụ tâm linh của mình. Họ xem nhẹ việc mô tả lại sự vật có giống với thực tế hay không. Trong thời kỳ giới trí thức vẽ tranh, chỉ có bức vẽ chân dung và tranh tường đền thờ dân gian là không bị ảnh hưởng. Từ vua quan đến dân thường đều cần họa sĩ vẽ giúp họ những bức tranh chân dung sinh động.

Mặc dù chân dung của người nam hay nữ đều biểu lộ ra người có mắt một mí và mắt hai mí, nhưng hình ảnh chân dung người đẹp đều là mắt một mí. Tại sao như vậy?

Lý do rất đơn giản: Bởi vì vẽ người phải vẽ thật, còn hình ảnh các mỹ nữ lại cần toát lên giá trị và nét đẹp ước định. Họa sỹ sẽ vẽ ra hình ảnh người đẹp theo suy nghĩ của bản thân mình.

Ước định của cái đẹp không phải là đã lập nên thì không thể thay đổi, ví như người triều đại nhà Đường tôn trọng sự diêm dúa và thân hình đầy đặn; còn thời nhà Thanh thì làm nổi bật lên nét mảnh mai, thướt tha và nhu mì. Nhưng có một thứ duy nhất không thay đổi chính là sự biểu hiện đôi mắt một mí (mắt phượng). Trong thế giới hội họa, từ thời Đông Tấn đến cuối đời nhà Thanh, thậm chí ngay cả đến trước lúc cuộc kháng chiến nổ ra, trong ý thức các họa sĩ vẫn rất yêu thích vẽ chân dung người đẹp có mắt một mí và chưa từng thay đổi.

Vì vậy, hình ảnh người đẹp trong tranh có mắt một mí đã trở thành một hình mẫu. Lối vẽ này hình thành có thể từ sự rập khuôn, hoặc do giá trị thẩm mỹ ước chế.

Theo NTDTV
San San biên dịch

Exit mobile version