Tục ngữ nói: “Hành hành xuất trạng nguyên”, khi trẻ biểu hiện thiên phú, sở thích của mình, cha mẹ hay thầy cô không nên vì định kiến của bản thân mà phủ định trẻ, đối với người lớn mà nói, có thể chỉ một câu khinh suất mà đối với trẻ lại là một đòn đả kích khổng lồ.
Ngày nay, miễn là năng lực kinh tế của gia đình khả dĩ, cha mẹ đều rất sẵn sàng bồi dưỡng tài nghệ của con mình, chẳng hạn như âm nhạc, hội họa hay cờ vua v.v. Chỉ cần trẻ có sở thích, thông thường bắt đầu từ nhỏ đã bắt đầu học tập những môn năng khiếu này. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cha mẹ hoặc giáo viên chỉ hy vọng trẻ có thành tích học tập tốt, mà đối với hứng thú sở thích của trẻ thường đánh giá sai lệch, không những làm tổn thương sự tự tin của trẻ, mà thậm chí thiên phú của trẻ cũng bị siết cổ từ trong nôi.
Một lần, thành phố tổ chức một cuộc thi làm thơ tác văn, nhà trường định chọn mỗi lớp năm học sinh viết văn hay để tham gia. Khi đó tôi đang là chủ nhiệm lớp 3. Cô giáo ngữ văn đã đến gặp tôi, nói rằng cô ấy đã gợi ý cho học sinh C tham gia cuộc thi, nhưng khi học sinh C nghe nói làm văn theo thể thơ ca, em đã từ chối tham gia. Giáo viên ngữ văn cho tôi xem bài thơ do C viết, đề nghị tôi thuyết phục C.
Sau khi đọc xong, tôi thấy nó được viết rất tốt, nếu tham gia cuộc thi, cơ hội đạt giải sẽ rất cao. Vì vậy, sau giờ học, tôi đến hỏi C tìm nguyên do, C vẻ mặt miễn cưỡng nói: “Thầy đừng thuyết phục em, em sẽ không tham gia cuộc thi. Những bài thơ em viết đều là để mua vui thôi, em tự mình làm sao có thể biết mình đạt trình độ nào? Chuyện này mà để bố em biết, ông ấy sẽ cười nhạo em.”
Tôi nghe vậy cũng thấy nghi hoặc, tình cờ thấy bố của C đến đón cháu đi học về nên tôi đã kể chuyện này cho bố cháu nghe. Thật bất ngờ, bố của C chỉ vào C và nói với tôi một cách chế giễu: “Trình độ của nó đi thi có mà thành kẻ ngốc. Hồi tiểu học nó đã thích viết mấy bài thơ loạn bát nháo, lại còn nói với tôi là người khác khen nó viết hay. Tôi xem không hiểu những thứ này, vì vậy tôi cho nó tham gia cuộc thi sáng tác của trường, kết quả không có gì đáng nói. Cô giáo chủ nhiệm lớp cũng bảo tôi để nó dành ít thời gian hơn cho những bài thơ này, bởi nó không chỉ chiếm dụng thời gian học các môn khác, đồng thời cũng sẽ không viết được gì nổi tiếng.”
Tôi rất ngạc nhiên và nói với bố của C: “Nhưng những bài thơ cậu ấy viết hiện tại thực sự không tồi, tôi và giáo viên ngữ văn của em đều đánh giá cao, và cậu ấy cũng là người dẫn đầu trong lớp. Lần này vừa nhân có một cơ hội, tại sao không để cậu ấy đi thi thử? Biết đâu nó có thể tạo ấn tượng!”
Bố C nói với vẻ hoài nghi, “Vậy thì để nó tự quyết định, miễn là nó không chiếm dụng thời gian học tập của nó cho việc khác là được.”
C cứ cúi đầu trầm mặc không nói nói gì nên tôi để cậu ấy về nhà trước. Trong tiết tự học ngày hôm sau, tôi đọc những bài thơ mà C thường viết trong lớp, các bạn học sinh đều khen bài viết rất hay, nhìn C với ánh mắt ngưỡng mộ. C đột nhiên đứng dậy nói với tôi: “Thưa thầy, em thấy bố em nói rất đúng. Em chỉ là trình độ nghiệp dư, không nên tham gia cuộc thi thành phố để tự huyễn hoặc bản thân. Dù sao em cũng đã va vào tường vài lần rồi.”
Tôi ra hiệu cho cháu ngồi xuống và nói: “Đánh giá của cha mẹ hay thầy cô có nhất định chính xác không? Không nhất định. Em biết đấy, nhà vật lý nổi tiếng Einstein đã không biết nói cho đến khi ông ấy ba tuổi. Khi ông ấy còn đi học, bởi vì phản ứng chậm chạp của ông ấy, thầy giáo thường khiển trách ông, phạt ông đứng im, thậm chí còn nói với cha của ông: ‘Con ông sẽ chẳng đạt được gì cả.’ Sau đó, ông thậm chí còn bị buộc thôi học. Tuy nhiên, cha của Einstein vẫn tin rằng con trai mình không ngốc, khuyến khích con trai mình trở nên khác biệt và tự tin vào chính mình. Einstein từ nhỏ đã rất yêu thích vật lý, năm 17 tuổi, ông được nhận vào Học viện Công nghệ Zurich, sau đó, ông tiếp tục yêu thích và nghiên cứu vật lý và toán học, cuối cùng trở thành một nhà khoa học và triết gia trác việt.”
“Ở Trung Quốc cổ đại, có rất nhiều ví dụ về những danh nhân nổi tiếng lịch sử kiên định với chí hướng của họ trong nghịch cảnh. Thái sử công Tư Mã Thiên trong “Báo Nhậm An Thư” đã viết: ‘Cái Văn Vương câu nhi diễn Chu Dịch; Trọng Ni Ách nhi tác Xuân Thu; Khuất Nguyên phóng trục, nãi phú Li Tao; Tả Khâu thất minh, quyết hữu Quốc Ngữ; Tôn Tử tẫn cước, Binh Pháp tu liệt; Bất Vi thiên thục, thế truyền Lữ Lãm; Hàn Phi tù Tần, Thuyết Nan, Cô Phẫn, Thi 300 chương; đại để thánh hiền tác phẫn chi sở vi tác dã.’, ý tứ là Chu Văn Vương Cơ Xương trong khi bị bắt giữ đã thôi diễn ‘Chu Dịch’, Khổng Tử trong khi khốn quẫn đã viết ‘Xuân Thu’, Khuất Nguyên khi bị lưu đày đã viết ‘Li Tao’, Tả Khâu sau khi bị mù mắt đã viết ‘Quốc Ngữ’, Tôn Tử sau khi bị cụt chân đến đầu gối, đã viết “Binh Pháp’; Lã Bất Vi sau khi bị giáng chức đến đất Thục, mới lưu hành hậu thế cuốn ‘Lã Thị Xuân Thu’; Hàn Phi bị tù cấm tại nước Tần, đã viết ‘Thuyết Nạn’, ‘Cô Phẫn’, thậm chí ba trăm bài trong tập ‘Thi’, đều là những tác phẩm mà những bậc thánh hiền trong phẫn cảnh viết ra.”
“Có lẽ các em hiện tại được lớn lên dưới sự yêu thương bao bọc của cha mẹ, ít phải chịu thất vọng, nên chỉ sau một trận đòn nhỏ, các em liền sản sinh hoài nghi về những thứ mình thích hoặc những thứ mình có năng lực, thậm chí là từ bỏ. Nhưng nếu em muốn thành công, lẽ nào có thể chỉ qua một đêm mà thành công đây?”
“Trịnh Bản Kiều trong ‘Trúc Thạch’ đã viết một câu thơ rằng ‘Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính, nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong’, là hình dung cây trúc mọc ra từ trong kẽ đá, hàng năm hứng gió đông tây nam bắc, chịu ngàn ma nạn vạn nhát roi, mà vẫn y nhiên kiên nhẫn ngoan cường, không chút sợ hãi. Loại tinh thần đó chúng ta có thể học tập và vận dụng đối với những hứng thú sở thích, tài nghệ kỹ năng của bản thân. Ngay cả khi những người khác ngay từ đầu có thể không xem trọng em, nhưng chỉ cần em kiên trì, không sợ những lời nhận xét bất hảo từ người khác, nỗ lực đề cao thăng hoa năng lực của tự mình, không ngừng thử nghiệm và đột phá, thầy tin tưởng rằng bản thân em sẽ bứt phá.”
Sau khi tôi nói xong, các học sinh khác bắt đầu cổ động C và đề nghị cậu ấy tham gia cuộc thi. C gật đầu, nói với tôi: “Thưa thầy, em hiểu rồi. Nếu mọi người đều cảm thấy em có thể tham gia thi, vậy thì em sẽ cố gắng thử một lần, ít nhất không để bản thân phải hối hận.” Tôi cười nói: “Hãy yên tâm, thầy tin tưởng thiên phú và năng lực của em, cô giáo ngữ văn cũng sẽ hướng dẫn thêm cho em trong thời gian này, chúng ta chờ tin tốt của em.”
Cuối cùng, học sinh C đã đạt giải nhì cuộc thi thơ thành phố và được nhà trường khen thưởng. Khi gặp lại bố và nhắc đến sự việc này, khuôn mặt của bố C đầy tự hào và kỳ vọng vào tương lai của con.
Tục ngữ nói: “Hành hành xuất trạng nguyên”, khi trẻ biểu hiện thiên phú, sở thích của mình, cha mẹ hay thầy cô không nên vì định kiến của bản thân mà phủ định trẻ, đối với người lớn mà nói, có thể chỉ một câu khinh suất mà đối với trẻ lại là một đòn đả kích khổng lồ. Ngược lại, chúng ta nên học hỏi nhiều hơn từ những danh nhân trong lịch sử và những câu chuyện truyền cảm hứng, cổ động trẻ khắc phục khó khăn, kiên trì tín niệm, không sợ cách nhìn của người khác, phát huy thiên phú của bản thân.
- Xem trọn bộ Tâm đắc giáo viên
Tác giả: Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch