Đại Kỷ Nguyên

Tam Quốc diễn nghĩa: Lịch sử tựa như một vở kịch, tất cả đều nằm ở ý Trời

Trong hồi kết của “Tam Quốc” viết rằng:

“Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi,
Cuộc tang thương biến đổi khôn lường,
Tam phân một giấc mơ màng,
Viếng đời gọi có mấy hàng hôm nay…”

Bốn câu thơ trên có thể nói là nét bút vẽ rồng điểm mắt cho cả cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa. Dù là Tào Tháo, Lưu Bị, hay Tôn Quyền, thuộc hạ văn thần võ tướng của họ đều biểu hiện ra cuộc đấu trí tranh dũng, trên bề mặt là để phù hợp với cái lý nơi người thường, thật ra đều nằm trong ý Trời, an bài một loại cân bằng, đạt tới thế chân vạc quân sự trong Tam Quốc mà thôi. Đó là bởi Thần muốn đạt đến cục diện thế chia ba ở Tam Quốc, sẽ không để một quốc gia nào chưa đến thời gian Thần an bài mà bị diệt, đồng thời cũng lưu lại một đạo lý cho hậu thế: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Lịch sử tựa như một vở kịch, tất cả đều nằm ở ý Trời. Ảnh dẫn theo tansinh.net

Rất nhiều sự tình phát sinh đều hàm chứa kịch bản như sân khấu, hơn nữa còn không thể tưởng tượng, khó đoán khó lường. Ví như trận đại chiến Quan Độ, Viên Thiệu 70 vạn quân đấu với 7 vạn nhân mã của Tào Tháo; lúc ấy Tào Tháo lương thảo không đủ, toàn quân đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Vậy mà đúng lúc này, Tào Tháo dùng kế đốt kho lương thảo ở Ô Sào, đánh bại Viên Thiệu.

Trong trận chiến Xích Bích, Tào Tháo có 83 vạn hùng binh, mà liên quân Tôn-Lưu chỉ có mấy vạn nhân mã. Tào Tháo sắp sửa thống nhất thiên hạ, nhưng chỉ một đợt hỏa công đã khiến thuyền trại của ông bị chôn vùi dưới đáy sông, suýt chút nữa mạng sống cũng không còn.

Trận Nhai Đình, Lưu Bị thống lĩnh hơn 70 vạn quân, mà Tôn Quyền chỉ có mấy vạn nhân mã; ngay lúc Đông Ngô ở trước nguy cơ ngọc nát đá tan, Lục Tốn hỏa thiêu liên doanh trải dài 700 dặm, khiến Lưu Bị thất bại phải trở về Bạch Đế thành.

Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn, trong đó có ba lần dường như toàn thắng, nhưng đột nhiên gặp biến cố lớn khiến ông đành phải nửa đường quay trở về. Lần cuối cùng khổ tâm sắp xếp kế sách vây khốn cha con Tư Mã Ý trong Thượng Phương cốc, đốt cháy mồi lửa đã giấu sẵn, nào ngờ: “Bỗng dưng trời nổi cơn giông to, mây đen kéo ngất trời, một tiếng sét nổ dữ dội, rồi mưa đổ xuống như trút nước. Lửa đang cháy tắt sạch, địa lôi phục câm tịt, những đồ dẫn hỏa cũng vô dụng…”

Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn vây đánh cha con Tư Mã ý, nhưng mưu sự tại nhân hành sự tại Thiên; thất bại đành trở về. Ảnh dẫn theo en.wikipedia.org

Mỗi một tình huống đều là nghìn cân treo sợi tóc, có chạy cũng không thể thoát, lại phát sinh một sự kiện gần như không thể phát sinh, mà khiến lịch sử bị chuyển hướng ngay tại đó. Đúng như bốn câu cuối cùng khi đọc “Tam Quốc”, điều khiến chúng ta chú ý chính là mưu lược từng trận chiến, xem Gia Cát Lượng và Chu Du, Tào Tháo, Tư Mã Ý đấu trí với nhau. Sau này nghiền ngẫm lại, càng có thể từ hoành quan mà hiểu rõ an bài của lịch sử, càng tán thưởng phẩm đức và hành vi đạo đức cao thượng của các nhân vật, càng lý giải được vì sao người xưa khiêm tốn thuận Trời kính Thần, càng cảm nhận được chỗ độc đáo của tác giả khi dụng tâm viết sách, càng có thể nhìn ra sự an bài hết sức tinh tế, tỉ mỉ và chặt chẽ của Thần cho giai đoạn lịch sử này.

Con người hiện nay, trước những sự việc xảy ra thường nói “ngẫu nhiên”, “trùng hợp”. Thật ra, vạn sự vạn vật đều có quy luật tuần hoàn của nó, không phân lớn nhỏ, hết thảy đều có định số.

Có lẽ sẽ người hỏi: “Nếu như trong mệnh đã an bài rồi, thì sao lại có chuyện tổn thọ đây?”.

Bởi vận mệnh của người ta có thể thay đổi: Làm việc tốt vận mệnh sẽ chuyển hóa sang chiều hướng tốt (có thể gia tăng thọ mệnh, tiêu tai giải nạn, phúc báo rất nhiều), làm chuyện không tốt thì sẽ chuyển hóa sang chiều hướng không tốt (tổn thọ, bệnh tật, gặp nhiều điều rủi). Sự tình tốt hơn hoặc xấu hơn sẽ làm tăng hoặc giảm trên phương diện thọ mệnh và phúc báo.

Thiên thượng luôn trừ ác khuyến thiện. Vậy nên, xã hội trước đây từng xuất hiện các tai nạn khi đạo đức con người xuống dốc, thiên thượng sẽ có những khảo nghiệm đối với từng người một.

Người ở trong mê, không nhìn thấy được quy luật của vũ trụ vạn vật, vì công danh lợi lộc mà đi phóng hỏa giết người cướp bóc, bất chấp thủ đoạn, đến cuối cùng mấy chục năm qua đi, hết thảy đều phải thanh toán.

Vũ trụ có quy luật, người ở trong mê mà không biết, phóng hỏa hại mệnh đều phải thanh toán. Ảnh dẫn theo soha.vn

Sự hình thành và suy vong của mỗi một triều đại cũng chính là an bài của thiên thượng. Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn, một lòng muốn khôi phục giang sơn nhà Hán, coi diệt Tào tặc là nhiệm vụ của mình, cũng là vì để báo đáp cái ơn tri ngộ của Lưu Bị. Quan viên phụ trách quan sát thiên văn nước Thục báo cáo nói rằng, buổi đêm, khi quan sát thiên tượng thì nước Ngụy không diệt được. Gia Cát Khổng Minh không nghe khuyên can, cứ muốn dựa vào sức mình để khôi phục nhà Hán. Có thể nói, Khổng Minh qua đời là do cúc cung tận tụy hay là do quá lao tâm khổ lực vào việc đại sự cũng như vậy.

Thực ra, Gia Cát Khổng Minh làm trái ý Trời, nên cũng nhận phải sự trừng phạt tương ứng. Ông là thế ngoại cao nhân, biết rõ thiên văn địa lý, kỳ môn độn giáp, binh pháp thao lược, vào thế gian, có thể thấy rõ “tình” là điều đại kỵ đối với người tu hành, rơi vào cảnh tế sao không thành, cuối cùng tạ thế ở gò Ngũ Trượng.

Có thể nói vô số hào kiệt giao đấu với nhau, nhưng lại không biết mệnh số do Trời định, quốc gia do trời thành, kịch bản đã có rồi, mỗi một nhân vật lớn nhỏ khác nhau đều là dựa theo kịch bản mà nhập vai diễn, không ai có thể làm trái lẽ Trời, thay triều đổi đại cũng chẳng qua là phân cảnh từng đoạn một, hết thảy đều đã có an bài cả rồi.

Chân Tâm

Xem thêm:

Exit mobile version