Đại Kỷ Nguyên

Tần Thủy Hoàng, bí mật bị che giấu suốt 2.000 năm (P.1): Thủy Hoàng thống nhất giang sơn là ý Trời

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là Hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất, mở ra hơn 2.000 năm thiết chế hoàng gia trên mảnh đất này. Là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn ở Á Đông, danh tiếng của Tần Thủy Hoàng sau mấy nghìn năm đã được cả thế giới thừa nhận. Xung quanh vị Hoàng đế này thực sự có rất nhiều câu chuyện bí ẩn, làm tốn nhiều bút mực của giới chuyên gia. Loạt bài viết này sẽ phần nào giúp độc giả giải khai những nghi vấn về nhân vật đầy huyền thoại này. 

Lời mở đầu

Hơn 4.000 năm trước, trận đại hồng thủy ngút trời nhấn chìm toàn thế giới, khiến nhân loại hầu như rơi vào trạng thái hủy diệt hoàn toàn. Trên mảnh đất Thần châu, Sáng Thế Chủ đã an bài 3 vị Thánh vương: Nghiêu, Thuấn, Vũ khai sáng kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử.

Trong thời kỳ văn hóa nửa Thần này, rất nhiều Thần tiên, Chân nhân và con người cùng chung sống, đã đặt định nên nội hàm đạo đức và tư tưởng của nhân loại, dạy dỗ nhân loại tu luyện, phản bổn quy chân, quay trở về chính lý. Thời đó, đạo đức con người cực kỳ cao thượng, người tu luyện thành tiên có ở khắp nơi. 

Người ở mảnh đất Thần Châu sau thời 3 vị Thánh vương Nghiêu, Thuấn, Vũ lại trải qua 2 triều đại Hạ, Thương, hơn 1.000 năm qua đi trong nháy mắt. Từ sau khi Chu Vũ Vương dựng nhà Chu, từ Tây Chu, Đông Chu đến Đại Tần, lại 800 năm cuộc bể dâu, lịch sử đã trải qua một thời kỳ hỗn loạn phân tranh nhưng phong phú sắc thái.

Đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, lập ra nhà Tần, Ngũ bá thất hùng, Đại Tần nhất thống, chính là thời “Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc” (chiến tranh để chinh phục thiên hạ, bậc vương giả trị vì quốc gia). Rồi Đạo giáo, Nho giáo ra đời, Bách gia đua nở, đã giải thích phản bổn quy chân, tu luyện đắc Đạo là căn bản làm người.

Nhưng quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ làm cho đạo đức nhân loại dần dần trượt dốc. Lúc này chuẩn mực đạo đức con người so với thời Tam hoàng Ngũ đế đã thấp hơn rất nhiều. Mỗi khi xã hội nhân loại rơi vào thời kỳ đạo đức bắt đầu bại hoại, Sáng Thế Chủ sẽ an bài Thần, Phật hạ thế truyền Pháp giảng Đạo, quy chính đạo đức nhân loại, dạy con người hướng thiện, đồng thời độ cho người có duyên trở về thiên quốc.

Lão Tử qua ải Hàm Cốc đi về phía tây, để lại 5.000 chân ngôn trong “Đạo Đức Kinh”, thuật rõ kinh điển tu luyện xuất thế của Đạo gia. Khổng Tử chu du liệt quốc, giảng đạo “Trung Dung”, đặt ra nguyên lý làm người nhập thế của Nho gia hàng nghìn năm. Nhưng âm dương thiện ác, tương sinh tương khắc. Cuối thời Chiến quốc, Chư tử bách gia đồng loạt xuất hiện làm rối loạn thế gian, chính lý không rõ, tư tưởng hỗn loạn, cộng thêm mấy trăm năm chiến tranh, lòng người chỉ mong mỏi được sống hòa bình, yên định. 

Tần Vương Doanh Chính (sau này là Tần Thủy Hoàng), thuận theo thiên thời, ứng với địa lợi, phù hợp nhân hòa, trị trăm loạn trong chớp mắt, phục hưng trăm thứ đổ nát trong một thời gian, nhất thống giang sơn, làm chính gốc rễ, làm sạch cội nguồn, bảo vệ chính đạo, xây dựng nền móng vững chắc, gây dựng sự nghiệp muôn đời. 

Đạo, Nho ra đời, Bách gia rối ren

Trên thế giới, các dân tộc trong lịch sử đều rất tin vào Thần linh, tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Họ lấy đó làm cơ sở để chế ước bản thân không làm việc xấu và duy trì chuẩn mực đạo đức xã hội. Cùng với sự tụt dốc của đạo đức nhân loại, tín ngưỡng đối với Thần suy giảm. Thần cũng không còn hiển thị thần tích cho con người thấy.

Ở Trung Quốc, Lão Tử vào thời Xuân Thu xuất thế truyền Đạo. Ở các quốc gia khác, xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus… giúp nhân loại biết thế nào là Phật, Đạo, Thần, làm thế nào thông qua tu luyện phản bổn quy chân, trở về thiên quốc, đồng thời làm cho đạo đức nhân loại nâng cao trở lại. 

Thời Xuân Thu (722 – 481 TCN), trăm nước tranh chiến, loạn thế rối ren. Trong thời cuộc loạn thế mê hoặc này có một bậc Đại Giác được an bài lặng lẽ hạ thế: Lão Tử, họ Lý, tên Nhĩ, tự Đam, bắt đầu truyền Pháp giảng Đạo, để lại trước tác kinh điển tu luyện Đạo gia – “Đạo đức kinh”.

Lão Tử hạ thế độ nhân, bảo cho con người biết mục đích tối căn bản của họ đến thế gian là phản bổn quy chân. “Đạo đức kinh” của Lão Tử chỉ 5.000 chữ ngắn ngủi nhưng đã giảng ra chân cơ “Đạo (Pháp) sinh vạn vật”, và cơ chế tương sinh tương khắc trong không gian nhất định của vũ trụ.

Lão Tử dạy người tu luyện ở chốn nhân gian đạt được cảnh giới vô vi thì mới có thể đắc Đạo, công thành viên mãn, mới có đủ thần thông mà vô bất vi. Đại đạo vô hình, nhìn như vô vi, nhưng lại vô bất vi. Người thuận theo Đạo thì thịnh vượng, kẻ ngược với Đạo thì tiêu vong. Lão Tử đã đem Đạo của bậc vương giả, tư tưởng Nho gia và chân lý dụng binh… khái quát vẻn vẹn trong mấy lời.

Lão Tử biết rõ nhân gian hiểm ác, càng biết rõ rằng đời sau sẽ có Đại Pháp vũ trụ hồng truyền, nên chỉ để lại “Đạo đức kinh” 5.000 chữ rồi vội vã đi về phía tây. Do tập quán đơn truyền của Đạo gia, Lão Tử không giống Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus cứu độ chúng sinh, truyền rộng Phật Pháp. “Đạo đức kinh” chính là đã giúp người đời sau biết được khái niệm tu luyện Đạo gia. Hơn 2.000 năm nay, biết bao quốc gia trên thế giới đều từ trong “Đạo đức kinh” mà rút ra được phương pháp đúng đắn nhất để trị quốc an dân, đối nhân xử thế. 

Cùng thời với Lão Tử ở Trung Quốc, ở Ấn Độ là lúc Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh. 500 năm sau, ở Israel Tây Á một vị Đại Giác giả khác là Chúa Jesus của Cơ-đốc giáo cũng giáng sinh. Bất kể là Lão Tử hay Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, đều là chuyển sinh đến nhân gian truyền Pháp cứu người, đặt định văn hóa tu luyện. Sáng Thế Chủ biết rõ đạo đức nhân loại bắt đầu đi đến suy bại, liền sắp đặt an bài những sự kiện này. 

Ở tầng thấp nhất của văn hóa tu luyện Đạo gia, Khổng Tử cũng ứng với vận mà giáng sinh (năm 552 TCN). Ông dẫn dắt học trò chu du liệt quốc, bôn tẩu du thuyết, giảng thuật đạo “Trung Dung” và đạo lý nhập thế làm người “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Khổng Tử tìm tòi nghiên cứu chế độ lễ nghi ba đời Hạ, Thương, Tây Chu, trên nữa đến Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, dưới nữa đến Tần Mục Công, đã chỉnh lý, biên tập lịch sử, văn hóa, neo theo các bậc tiên hoàng quản lý quốc gia. Người đời sau gọi là “Nho gia lục kinh” (6 bộ kinh của Nho gia). 

Bức tranh “Vấn lễ Lão Đam đồ” (Hỏi Lão Đam về lễ), trang bìa của tập tranh “Khổng Tử Thánh tích đồ” (Tranh Thánh tích Khổng Tử” vẽ vào đời Minh.

Điều Lão Tử giảng là phương pháp tu luyện. Điều mà Khổng Tử để lại cho con người chỉ là biện pháp làm người. Pháp Đạo gia, lý Nho gia ra đời, Chư tử bách gia đồng loạt xuất hiện, chính tà hỗn loạn, thật giả khó phân biệt. Ngoài Đạo, Nho ra, thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc còn có rất nhiều môn phái tự xưng thành một gia, tạo thành rất nhiều gia như: Binh gia, Mặc gia, Pháp gia, Tung Hoành gia, Âm Dương gia, Danh gia, Y gia, Nông gia, Tạp gia, Thư họa gia… Còn các chư tử như có Yến Tử, Tôn Tử, Quản Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Quỷ Cốc Tử, Hàn Phi Tử…

Đương nhiên, có một số người là được phái xuống hạ giới làm phong phú nền văn hóa nhân gian, cũng có rất nhiều người là đến can nhiễu, phá hoại sự lưu truyền của chính Đạo, chính Pháp. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng không chỉ cần vũ lực để chinh phục 6 nước, càng cần từ phương diện tư tưởng làm chính gốc rễ, làm sạch nguồn gốc, bảo vệ văn hóa Thần truyền Trung Hoa.

Trung Quốc vào thời cuối thời Xuân Thu là thời kỳ quần hùng nổi dậy, bách gia đua nở, xuất hiện Lão Tử, Khổng Tử. Ở châu Âu, nền văn minh Hy Lạp cổ cũng hưng thịnh. Hy Lạp cổ xuất hiện một loạt các triết gia như Thales, Pythagoras, Democritus, Socrates, Plato và Aristote. Những bậc trí giả phương Đông và phương Tây này chính là đã sáng tạo ra 2 thể hệ văn minh lớn của nhân loại. 

Tần Thủy Hoàng ngôi cao Hoàng đế, xưng là Thiên tử (con của Thượng thiên), gánh vác trọng trách khai sáng triều đại mới. Tất cả các lý, pháp, đạo chốn nhân gian đều được Tần Thủy Hoàng chọn và sử dụng. Người đời sau luôn muốn làm rõ nguồn gốc tư tưởng Tần Thủy Hoàng, rốt cuộc là từ Pháp gia hay Nho gia, hoặc là Đạo gia, Âm dương gia… nhưng không thể nào làm rõ được.

Thực ra, tất cả các môn phái, tư tưởng này đều là dành cho ông sử dụng, để cho ông lựa chọn mà thôi. Tần Thủy Hoàng độc lập sáng lập hệ thống pháp luật giáo hóa dân chúng. “Pháp” mà Tần Thủy Hoàng dùng thực ra không cùng một dạng với tư tưởng Pháp gia thời Tiên Tần như của Thương Ưởng… Ngoài ra, Chư tử bách gia xuất hiện, trăm nhà thi nhau đua tiếng cũng chính là đặt định trước cho Tần Thủy Hoàng chuẩn bị khai sáng thời kỳ mới của văn hóa Thần truyền.

Tranh chân dung Tần Thủy Hoàng Doanh Chính. (Nguồn: Tân Đường Nhân)

Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc

Chiến tranh chính nghĩa là dùng để tiêu diệt kẻ ác, thế lực ác và quốc gia ác, như Hoàng Đế đánh Xi Vưu, Thành Thang đánh Kiệt, Võ Vương đánh Trụ… Cùng với sự bại hoại của nhân loại, thiên tai nhân họa, chiến tranh ngày càng thường xuyên hơn. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Đại Tần nhất thống giang sơn chính là quy chính lại sự bại hoại này, đem lại nền thái bình cho thiên hạ.

Nhiều người thắc mắc rằng, đế quốc Tần của Tần Thủy Hoàng dẫu sao cũng chỉ tồn tại vỏn vẹn 15 năm (221 – 206 TCN), rồi thiên hạ lại chia năm xẻ bảy, Hán Sở lại tranh hùng, như thế có gì là thái bình? Dù chỉ là 15 năm ngắn ngủi nhưng Tần Thủy Hoàng đã làm được khối lượng công việc của cả một nghìn năm, nói không ngoa là như vậy.

Đồng thời, nhà Tần thống nhất thiên hạ cũng khiến Trung Hoa lần đầu tiên quy về một mối, không còn cảnh liệt quốc phân tranh, chư hầu cát cứ. Điều đó có ý nghĩa gì? Trên thực tế, nó đã đặt định ra khái niệm “thái bình”, “thống nhất giang sơn” để các triều đại sau noi theo.

Chỉ khi thiên hạ thống nhất quy về một mối, nền đạo đức nhân luân mới có thể duy trì, thăng hoa, văn hóa Thần truyền cũng phát huy hết được sức mạnh của mình. Sau Tần Thủy Hoàng, có vị minh quân nào mà không ôm chí lớn muốn thống nhất giang sơn đây?

Lịch sử gọi các chư hầu thời Hạ là Vạn quốc, đến thời Thương còn có 3 nghìn, đến thời Chu còn 800, đến thời Xuân Thu chỉ còn trên trăm nước. Thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, chiến tranh liên miên, quy mô càng lớn.

Theo “Tả truyện” ghi chép, thời Xuân Thu tổng cộng có hơn 140 nước. Cùng với việc rất nhiều tiểu quốc bị thôn tính, cuối cùng chỉ có 7 nước khá mạnh còn lại là: Tần, Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và mấy tiểu quốc như Tống, Việt… Lịch sử bước vào thời kỳ mà người đời sau gọi là Chiến Quốc. Thời kỳ này, quy mô chiến tranh đã diễn ra vô cùng ác liệt. Các chiến lược, binh pháp, mưu kế, ngoại giao, hợp tung, liên hoành đã đưa hình thức phân tranh giữa các tiểu quốc trở thành chiến tranh giữa các nước lớn. 

Tần Thủy Hoàng thuận thiên thời, đắc địa lợi, với khí thế gió cuốn mây tàn, một mạch đạp bằng 6 nước, nhất thống Trung Hoa, kết thúc thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc loạn ly. Bề ngoài có thể thấy giai đoạn lịch sử này đan xen, phức tạp, hỗn loạn vô trật tự nhưng chính là Thần đang lợi dụng chiến tranh để dạy bảo người đời giữ gìn chính nghĩa, tôn đạo kính thiên, tu dưỡng đạo đức, hồng dương văn hóa nửa Thần.

Tần Thủy Hoàng thống nhất giang sơn là thiên ý, là điều đã được an bài từ trước, không phải sức người cưỡng cầu mà nên. Vậy nên có mấy câu hát rằng:

Trăm năm chinh chiến, bách tính lầm than, một buổi sáng thái bình thành tựu
Trăm nhà loạn thế, nhiễu nhương chính đạo, một ngọn đuốc đốt sạch thành tro
Trăm phế chờ hưng, đại nghiệp khởi  đầu, vạn mối mở ra nền chính thống
Trăm đời gây dựng, gốc chính nguồn trong, vạn đời ngợi ca ôi Thủy Hoàng!

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch

 

Exit mobile version