Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  

Chuyên đề “Nhân vật anh hùng thiên cổ”

Tào Tháo (155 – 220) là một ngôi sao sáng trên vũ đài lịch sử Trung Hoa, mưu trí hơn người, toàn tài văn võ, một tay chống giữ triều cương, bình định phản loạn, gây nền thái bình, đặt định thống nhất giang sơn.

Bút tích như Thần

Tào Tháo là một nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc, xuất chúng, thống lĩnh quân đội hơn ba mươi năm, sách chưa từng rời tay, ban ngày xem binh thư sách lược, ban đêm suy ngẫm Kinh sách, Tả Truyện. Tào Tháo leo núi thì ngâm thơ, múa giáo ngâm thơ, chơi đàn thổi sáo, đều ngẫu hứng thành khúc nhạc. Rất nhiều thơ ca của Tào Tháo đã thất lạc, duy nhất còn lưu lại là 18 thiên thơ Nhạc Phủ, tổng cộng có 26 bài.

Lưu Hi Tải đời Thanh từng nói: “Văn thơ của Tào Công, luôn thể hiện hùng khí kiên định, đủ để bao phủ hết thảy”.

Vũ Đế là người khai sáng dòng thơ tả cảnh thuần tuý

Đông Phương Thụ từng nói: “Vũ Đế là người khai sáng dòng thơ tả cảnh thuần tuý, ước chừng u sầu nhưng giản dị và mộc mạc, có những đoạn khí phách mà trập trùng tầng tầng lớp lớp, chứ không hề bình phẳng đồng đều, thường thường mỗi khi nâng bút ông đều chuyển đổi ý tự, ý nghĩa của nó không dễ dàng để hiểu rõ ràng, khí thế văn chương thường hay chơi chữ, hàm ý thường lắng đọc súc tích và ẩn chứa, làm cho người xem luôn thỏa mãn”. (“Chiêu Muội Chiêm Ngôn” – Quyển 2).

Thơ văn của ông, được lưu truyền cho đến ngày nay có rất nhiều câu danh ngôn thiên cổ :

“Thiên địa gian, nhân vi quý”. (Trong trời đất, con người là đáng trân quý)

“Đối tửu đương ca, nhân sinh kỷ hà?” (Trước chén rượu nên hát ca, bởi vì đời người có được bao lâu?)

“Hà dĩ giải ưu? Duy hữu Đỗ Khang” (Muốn giải nỗi ưu sầu? Chỉ có rượu Đỗ Khang)

“Lão ký phục lịch, chí tại thiên lý; liệt sĩ mộ niên, tráng tâm bất dĩ”. (Tạm dịch: Ngựa già bên máng cỏ, Chí tại ngàn dặm xa, Tráng sỹ tuổi đã già, Hùng tâm còn nung nấu)

Tào Tháo – người phục sinh cho thơ tứ ngôn

Vào thời kì thơ ngũ ngôn, Tào Tháo lại viết thơ tứ ngôn, đồng thời đưa thể thơ này lên thành bài ca tuyệt tác. Ông chính là người sáng lập phong cách thơ văn Kiến An, ảnh hưởng rất lớn đến đương đại và hậu thế, được người đời sau gọi là “Phong cốt Kiến An” (Nam Tống Nghiêm Vũ), “Văn chương Bồng Lai, cốt cách Kiến An” (Lý Bạch), “Phong cốt Hán Ngụy” (Trần Tử Ngang triều Đường).

Thơ ngũ ngôn của Tào Tháo thâm trầm bao nhiêu thì hùng tráng bấy nhiêu, mỗi câu đều thể hiện phong thái lúc thì hào phóng, chính trực khi thì bi thương cô tịch. Ví như “Hao lý”, “Giới lộ” được xưng là “Đệ nhất cao thủ”, “Lão luyện vô địch”, đã thể hiện một mặt xúc động nhất trong thơ ca Kiến An.

Tào Tháo đã dẫn dắt nền thơ ca Nhạc Phủ hướng đến một con đường hoàn toàn mới mẻ. Ông được vinh danh là “Đệ nhất cao nhân” về thơ ngũ ngôn, “Ông tổ đầu tiên của thiên cổ thi nhân”, “Phong cách cổ phác, khai mở con đường mới cho thơ ngũ ngôn Đường thi”.

(Ảnh minh họa: sohu.com)

Thơ du tiên – đóa hoa quý của nền văn hóa Thần truyền

Tào Tháo đã sử dụng thơ ca như một cách thuật lại những thể ngộ trong quá trình tu luyện của mình, dường như nó đã mở ra một làn gió mới trong thời đại của ông. Trong thời kỳ Lục triều (Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần kế tiếp nhau đều đóng đô ở Kiến Khang, tức Nam Kinh, Trung Quốc ngày nay), ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm mà người đời sau phải xưng tụng là thơ du Tiên (thơ ca cổ mượn cảnh tiên để gửi gắm hoài bão của mình), đã trở thành một đóa hoa quý của nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Những bài thơ ca này phần lớn thường tả về Thần tiên, về tu luyện, đa phần được sáng tác bởi những người tu Đạo.

Tào Tháo, Lý Bạch là những nhân vật xuất sắc nhất về thể loại thơ du Tiên. Thơ ca của Tào Tháo có hơn 20 bài, trong đó đã có 7 bài thơ du tiên: ba bài “Khí xuất xướng”, một bài “Tinh liệt”, một bài “Mạch thượng tang”, hai bài “Thu hồ hành”. Những bài thơ này thuật lại việc thi nhân bước vào Tiên cảnh, ngao du cùng Thần Tiên và tu Đạo dưỡng sinh.

Thơ du tiên gợi mở cho người đời biết kính Thần tin Phật, hướng đạo tu thành Thần Tiên, phản bổn quy chân. Nhưng ngày nay vẫn có rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi thuyết vô Thần, họ cho rằng thơ du tiên là do các nhà thơ đã ảo tưởng và tưởng tượng ra cảnh tiên giới mờ mịt, kì ảo, thậm chí còn cho rằng thi nhân sử dụng cả thủ pháp lãng mạn trong thơ ca. Chính vì những rào cản quan niệm như thế nên họ không thể chân chính mà lý giải được hàm nghĩa trong thơ du tiên.

Tào Tháo ứng với sao Hoàng tinh, thuận theo thời thế mà sinh, ông chính là một vị chân nhân hạ phàm, thế nhân đều biết ông là một người tu đạo và coi trọng dưỡng sinh. Vậy nên thơ du tiên của ông dĩ nhiên chủ yếu đều ghi chép về những trải nghiệm và lĩnh hội được trong quá trình tu luyện. Ông cũng thường miêu tả về khí phách phi phàm của Thần Tiên mà để lại cho người đời sau.

Thơ du tiên của Tào Tháo luôn có phong thái khí thế và khoáng đạt, ngôn từ giản dị mà lưu loát, ẩn chứa nội hàm phong phú, khi đọc mỗi âm tiết đều vang vọng và trôi chảy. 

“Khí xuất xướng” kì 1

Tạm diễn nghĩa:

Cưỡi ngự long, lướt gió mà đi
Đi khắp bốn bể, ngang qua tám bang
Vượt núi cao vực sâu, cưỡi mây đi
Dạo chơi bốn bể, đến núi Thái Sơn
Tiên nhân ngọc nữ, giáng hạ ngao du
Cưỡi ngự long uống ngọc tương
Nước sông cạn, chẳng xuôi về đông
Tâm sầu muộn, uống ngọc tương
Tín phụng hành, đến Bồng Lai, thẳng lên cổng Thiên cung
Cung ngọc đó, vào tương kiến
Cùng Xích Tùng, nhìn bốn phương, rực rỡ huy hoàng
Tâm rộng mở, trăm khí thông
Truyền bảo ngậm miệng vô cùng, nhưng ái khí thọ vạn năm
Đông là biển, hòa với trời
Đạo Thần Tiên, ra vào nơi huyền ảo, cần chuyên tâm bền lòng
Tâm điềm tĩnh, không khởi dục vọng
Đóng cửa chờ đợi Trời ban khí đến
Nguyện đắc thần thông, cưỡi mây bay xa
Cưỡi nai trắng, đến cổng trời, được ban thần dược
Quỳ gối đảnh lễ, tôn kính như Thần
Nên như thế, Đạo tự đến

“Khí xuất xướng” kì 1 có ghi lại Tào Tháo Cưỡi ngự long, lướt gió mà đi, đông đến Thái Sơn. Thái Sơn là ngọn núi đứng đầu trong năm ngọn núi tiêu biểu ở Trung Quốc, là nơi mà Thần tiên và người hay lui tới tụ họp, thường hay có Tiên nhân và ngọc nữ hạ phàm gặp nhau. Tiếp tục đi về hướng đông đến núi Bồng Lai, núi Bồng Lai bên trên thông với cổng trời, chính là thông thẳng đến cổng Thiên Chi Môn. Tiến vào Cung ngọc, thấy Xích Tùng Tử, ngoảnh nhìn khắp nơi, thấy Thần tiên đàm đạo, “Tâm rộng mở, trăm khí thông”. “Con đường tu đạo, xuất khỏi thiền định, suy ngẫm bản thân. Không cầu danh lợi, không khởi dục vọng. Đóng cửa ngồi đợi, trời ban cho khí đến”, Tào Tháo chuyên tâm tu luyện.

(Ảnh minh họa: nghiencuulichsu)

“Khí xuất xướng” kì 2

Tạm diễn nghĩa:

Núi Hoa Âm,cao lớn trường tồn
Cao trăm trượng, mây giăng phủ đầy
Tiên nhân muốn tới, thuận gió mà đến, hạ xuống rất đông
Thổi sáo, tiêu, đánh đàn cầm đàn sắt, réo rắt thay
Rượu cùng ca hát, hôm nay tụ họp thật là vui
Ngọc nữ nhảy múa không biết thời gian
Tiếng đàn tiếng sáo huyên náo
Từ Tây Bắc đến, nhiều vị Đạo Tiên cưỡi mây huyền ảo
Người cưỡi mây người ngự long, rực rỡ đông đúc thay
Ngao du Bát Cực, hướng Côn Luân đến
Cạnh Tây Vương Mẫu, Thần tiên dừng bước nơi ngọc đình
Người đến là vì ai? Xích Tùng với Vương Kiều, bước vào cửa công đức viên mãn
Cùng nhau uống rượu đến hoàng hôn
Ngồi với nhau, thọ đến muôn tuổi, con cháu thụ ích

Trong “Khí xuất xướng” Kì 2, nhà thơ nhớ lại cảnh tượng hội hợp cùng Tiên nhân trên núi Hoa Âm, thổi ống sáo, đàn trống sắt, uống rượu hát vang, sau đó là ngao du Bát Cực, đến núi Côn Luân, sẽ gặp Tây Vương Mẫu, được thấy Xích Tùng Tử, Vương Tử Kiều, “Cùng nhau vui mừng đón hoàng hôn”. Xích Tùng Tử còn có tên là Xích Tụng Tử, hiệu là Tả Thánh Nam cực Nam nhạc Chân nhân, Tả Tiên Thái hư Chân nhân. Là vị Thần trông coi làm mưa thời Thần Nông. Vương Kiều cũng gọi là Vương Tử Kiều, là Thái tử Tấn của Chu Linh Vương đời Chu, đã từng làm Bách Nhân lệnh, đắc Đạo ở núi Tuyên Vụ vùng Đông bắc. Thời Hán Hoàn Đế, trong thành Bách Nhân vẫn còn người dân huyện Bách Nhân lập bia cho huyện lệnh Vương Kiều, trên đó có khắc: “Núi có cờ quán (Tuyên Vụ), nơi Vương Kiều đắc Đạo thành Tiên”, đã ấn chứng Vương Kiều cưỡi hạc bay lên trời ở núi Tuyên Vụ.

“Khí xuất xướng” kì 3

Tạm diễn nghĩa:

Ngao du Quân Sơn, quá chân thật
Đỉnh núi cao ngất, cảm giác như Thần
Đến đài Vương Mẫu, nhà vàng thềm ngọc, linh chi mọc đầy bên điện
Nhà đông nhà tây, khách tấp nập
Rót rượu kính Thần, cầu chúc được trường thọ
Niềm vui lâu dài, nên để cho con cháu
Mãi mong chủ nhân trường thọ, thọ ngang Trời

Một lần khác, Tào Tháo cùng các vị Thần tiên gặp gỡ tại núi Quân Sơn. Trên núi Quân Sơn có Động Đình Hồ, nơi này đã từng là nơi ở của vị phi tần thứ hai của vua Thuấn. Ngoài ra còn có đài Vương Mẫu, nơi đó “Vàng kim ngọc quý họa khắc, linh chi mọc đầy cạnh bên”. “Nhà đông nhà tây, du khách tấp nập”, kết thúc bài thơ thi nhân cuối cùng chúc nguyện “Chủ nhân tăng thọ, thọ sánh cùng với Trời”.

“Thu hồ hành” Kỳ 1:

Tạm diễn nghĩa:

Sáng đi trên núi Tản Quan
Đường đi xiết đỗi gian nan trập trùng
Sáng đi trên núi Tản Quan
Đường đi xiết đỗi gian nan trập trùng
Trâu mệt dốc sức khôn cùng
Xe rơi xuống dưới tận cùng vực sâu
Ngồi trên hòn đá lúc lâu
Gảy lên khúc nhạc lắng sâu huyền cầm
Khúc nhạc Thanh Giác sơn lâm
Phá tan bao nỗi thương tâm ưu phiền
Đàn thay ý nguyện vô biên
Tản Quan núi hiểm một miền núi sông

Bỗng đâu đi đến ba ông
Chẳng hay tên tuổi lại xông đến mình
Bỗng đâu đi đến ba ông
Chẳng hay tên tuổi lại xông đến mình
Ba ông khoác áo hồ cừu
Xem ra cũng giống người dân bình thường
Hỏi ta sao lại thảm thương
Sầu bi oán trách lòng vương vấn gì
Đến đây là có việc chi?
Lời ca ý mọn có gì đâu ông

Ta ngự núi Côn Luân, người thường gọi chân nhân
Ta ngự núi Côn Luân, người thường gọi chân nhân
Đạo lý sâu thăm thẳm có thể đắc được chăng
Địa danh ngàn đời đó, đến Bát Cực du ngoạn, gối trên dòng suối chảy suốt ngàn năm
Trầm ngâm suy tính, liền thăng trời cao
Lời ca là chí nguyện, ta ngự núi Côn Luân

Đến đi không thể cưỡng cầu, oán hận lẫn nhau níu lấy không buông
Đến đi không thể cưỡng cầu, oán hận lẫn nhau níu lấy không buông
Đêm ngủ an nhiên, hay phiền muộn nuối tiếc
Chân chính không dối lừa, là điều đáng noi theo
Kinh điển đã từng nhắc, truyền lại từ phương Tây
Lời ca là chí nguyện, đến đi không cưỡng cầu

(Ảnh minh họa: miifotos.com)

“Thu hồ hành” Kì 2

Tạm diễn nghĩa:

Nguyện đến Thái Sơn, cùng Thần tiên ngao du
Nguyện đến Thái Sơn, cùng Thần tiên ngao du
Vượt Côn Luân, đến Bồng Lai. Phiêu diêu Bát Cực, dạo cùng Thần tiên
Muốn đắc thần dược, sống lâu muôn tuổi
Lời ca là chí nguyện, nguyện đến Thái Hoa Sơn

Thiên địa nào có dài lâu, đời người vốn ngắn ngủi
Thiên địa nào có dài lâu, đời người vốn ngắn ngủi
Thế gian nói Bá Dương, chẳng già đi chút nào
Xích Tùng Vương Kiều, cũng đều đắc đạo
Chẳng là đắc điều chi, đó chính là thọ mệnh
Lời ca là chí nguyện, thiên địa nào có dài lâu

Nhật nguyệt sáng tỏ, tỏa khắp muôn nơi
Nhật nguyệt sáng tỏ, tỏa khắp muôn nơi
Trời Đất sinh vạn vật, tôn quý chỉ riêng người
Vạn nước quản đất riêng, đều là kẻ xưng Thần
Lấy nhân nghĩa làm danh, lấy lễ nhạc làm vinh
Lời ca là chí nguyện, nhật nguyệt sáng tỏ

Bốn mùa đổi thay trôi qua, ngày đến đêm đi cứ thế trọn năm
Bốn mùa đổi thay trôi qua, ngày đến đêm đi cứ thế trọn năm
Bậc đại đức trước tiên không trái mệnh trời, không năm tháng qua mau, chỉ lo đời nhiễu loạn
Tồn vong có mệnh, lo sinh tử ấy lả kẻ ngu si
Lời ca là chí nguyện, bốn mùa đổi thay trôi qua

Vì cầu dục vọng mà sầu bi, hay đạt được ước nguyện mà hoan hỉ
Vì cầu dục vọng mà sầu bi, hay đạt được ước nguyện mà hoan hỉ
Tuổi tráng niên trí tuệ, đã qua thì không trở lại
Quý tiếc thời gian mà tiến thủ, sẽ đem lại lợi ích cho ai?
Hời hợt phóng túng an nhàn, cũng sẽ như thế thôi!
Lời ca là chí nguyện, vì cầu dục vọng mà sầu bi

“Thu hồ hành” được sáng tác tại Kiến An (năm 215 ), Tào Tháo xuất Tây chinh thảo phạt Trương Lỗ, vào mùa hạ tháng tư, đi qua Trần Thương, xuất quân ra quan ải. Vào lúc bình minh mây tan trên quan ải, đường đi hiểm trở, “Bỗng chốc ương ngạnh chẳng muốn đi, chuyến xe lười nhác không tiến thoái”, nhà thơ “Ngồi tựa tảng đá to, gảy ngũ huyền cầm. Vọng tiếng đàn Thanh Giác, phá tan nỗi ưu phiền”.

Trong tác phẩm “Lễ ký – Nhạc ký”, vua Thuấn tạo tác đàn ngũ huyền, để hát lên bài ca “Nam Phong”. “Thanh giác”, tương truyền là do chính Hoàng Đế tạo nên, nếu không phải kẻ sĩ đại đức thì không được nghe. Chính là lúc ở núi Côn Luân có ba vị tiên đến đàm đạo cùng nhà thơ. “Vị khanh này sao lại oán thán khốn khổ, tâm tư không yên, mà đến nơi đây?” Trải qua cuộc trò chuyện, thi nhân nhớ rằng bản thân mình đã từng: “Ta ngự núi Côn Luân, người thường gọi chân nhân. Đạo lý sâu thăm thẳm có thể đắc được chăng. Địa danh ngàn đời đó, đến Bát Cực du ngoạn, gối trên dòng suối chảy suốt ngàn năm”.

Cuối cùng Tào Tháo giải thích rõ về địa danh này, ghi chép và lưu truyền lại những nơi đã đi qua, và nhấn mạnh những nơi này là chân chính tồn tại chứ không hề giả dối. “Chính mà không dối, không trốn tránh mà noi theo. Những nơi đã từng ngang qua, tây đến lại truyền”.

Trong “Thu hồ hành” kỳ 2, Tào Tháo ước nguyện trèo lên núi Thái Hoa Sơn, cùng Thần tiên ngao du. Tiếp đến “Vượt núi Côn Luân, đến Bồng Lai. Phiêu diêu Bát Cực, dạo cùng Thần tiên”. Khi trở về lại nhân gian, tâm tư bùi ngùi: “Thiên địa nào có dài lâu, đời người vốn ngắn ngủi”. Nhân gian có nhật nguyệt sáng tỏ, không chỗ nào là không chiếu đến, “Vạn nước dẫn đầu, hẳn là vương thần. Lấy nhân nghĩa làm danh, lấy lễ nhạc làm vinh”.

Tào Tháo muốn nói rằng bản thân chuyển sinh nhân gian là đang thực thi sứ mệnh, cũng là nói cho người đương thời và người đời sau biết, bậc đại đức trước tiên không trái mệnh trời, không ưu tư quá khứ, chẳng sầu muộn thế gian. Tồn vong có mệnh, vì chăng âu lo mà thành kẻ si ngốc. Nói cách khác, thuận theo thiên mệnh mà hành sự thì mọi việc sẽ thành, tồn vong đều có mệnh, không cần phải quá lo lắng.

(Ảnh minh họa: kknews.cc)

“Mạch thượng tang”

Tạm diễn nghĩa:

Cưỡi cầu vồng, đạp mây đỏ, lên đỉnh Cửu Nghi nhập Thiên cung.
Qua Thiên Hán, đến Côn Luân, gặp Tây Vương Mẫu yết kiến Đông Quân.
Làm bạn với Xích Tùng và Tiễn Môn, tiếp nhận bí đạo dưỡng linh khí tinh hoa thành Tiên.
Ăn linh chi, uống cam tuyền, chống gậy cài quế và treo hoa lan.
Dứt mọi chuyện đời, ngao du đất trời, như gió lốc bay nhảy muôn nơi.
Cảnh chưa đổi, băng ngàn dặm, thọ như Nam Sơn, không quên lỗi lầm.

Trong tác phẩm “Mạch thượng tang”, Tào Tháo lại đến Côn Luân, yết kiến Tây Vương Mẫu cùng Đông Quân, kết giao với Xích Tùng Tử, Tiễn Môn (cũng gọi là Tiễn Môn Cao, là Tiên nhân, khi Tần Thủy Hoàng đến Kệ Thạch đã sai người đi tìm cầu). Được truyền thụ “Bí đạo”, ăn linh chi, uống cam tuyền, cùng Thần tiên ngao du trong vũ trụ.

“Tinh liệt”

Tạm diễn nghĩa:

Thuở ban đầu, tạo hóa sinh vạn sự vạn vật, đều có an bài vận mệnh.
Đều có an bài vận mệnh.
Thánh hiền cũng không thể miễn, làm sao có thể hoài nghi điều này?
Nguyện cưỡi Ly Long, hoài niệm Côn Luân.
Hoài niệm Côn Luân.
Gặp điều cổ quái, chí nguyện Bồng Lai.
Chí nguyện Bồng Lai.
Chu Lễ Thánh nhân đã mất, Cối Kê Đại Vũ mộ phần.
Cối Kê Đại Vũ mộ phần.
Ai có thể vượt qua tháng năm dằng dặc, vạn thế trường tồn? Kẻ quân tử không sầu lo.
Cuối đời không biết làm sao đây, thời gian trôi qua, tháng ngày còn lại không nhiều.

Tào Tháo lấy thơ để nói lên chí nguyện, “Hoài niệm Côn Luân”, “Chí nguyện Bồng Lai”. Làm người trên thế gian, vô luận là thánh hay phàm, đến lúc đều có mộ phần, không cần phải âu lo khi lâm chung.

Lý Bạch đối với nền văn học của Kiến An, đặc biệt là đối với thơ văn của Tào Tháo có thể nói là ý tứ trọn vẹn rõ ràng, lấy “Bồng Lai văn chương Kiến An cốt” để đánh giá. Nếu nói ” Bồng Lai văn chương” cất chứa nội hàm tu tiên đắc đạo phong phú, thì văn học Kiến An chính là cốt cách rắn rỏi.

Tào Tháo cùng con trai ông là Tào Phi, Tào Thực đều là các thi nhân trứ danh của nền văn học sử Trung Quốc, được tôn xưng là “Tam Tào”. “Ngụy Vũ được tôn xưng Tướng Vương, yêu thích thơ ca thanh cao”, ông hội tụ rất nhiều văn nhân học sĩ, trong đó lấy Kiến An Thất Tử là nổi bật hơn cả: “Khổng Dung tự Văn Cử nước Lỗ, Trần Lâm tự Khổng Chương vùng Quảng Lăng, Vương Xán Trọng Tuyên vùng Sơn Dương, Từ Cá Vỹ Trường vùng Bắc Hải, Nguyễn Vũ Nguyên Du vùng Trần Lưu, Ứng Trường Đức Liễn vùng Nhữ Nam, Lưu Trinh Công Cán vùng Đông Bình. 7 bậc tài tử này học vấn không thiếu sót điểm nào, ngôn từ không vay mượn người nào” (Tào Phi “điển luận ‧ luận văn”).

Tào Thực chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ Tào Tháo, từ hoài nghi Thần cho đến về sau tín Thần, cũng sáng tác rất nhiều thơ du tiên.

Tào Thực làm “Bảo đao phú” thuật lại rằng Tào Tháo khi chế tạo bảo đao có cầu cúng Thái Ất. Hán triều lúc bấy giờ, Thái Ất được tôn xưng là Thần, Hán Vũ Đế  từng sùng kính Thái Ất là Thiên Đế. Tào Tháo cầu nguyện và tôn kính Thái Ất Tôn Thần, trong giấc mộng mà thông linh, chế tạo ra bảo đao.

“Bảo đao phú”, bài phú này đại ý là:

Đại Hán thánh minh Ngụy Vương, suy nghĩ thông suốt thấu đáo. Ông đã gửi đi một bài văn chiêu hiền tài trong thiên hạ, rèn luyện võ nghệ chuẩn bị trừ bạo trừng phạt kẻ hung ác. Đốt trong lò lửa, hóa sắt luyện tinh. Tựa như Ô Hoạch vung búa, giống như Âu Dã rèn gươm. Lửa rừng rực tăng khí thế, ánh lửa xông lên sáng Thiên Đình. Cầu nguyện Thái Ất, trong mộng hiển linh. Sau đó hướng ngũ phương mài đao, dùng đất hoàng thổ mà lau lưỡi đao. Đong đo độ tròn mà chế vòng đao, phát xuất thần thông vẽ tạo nên đồ hình. Hoa văn rực rỡ vô cùng, lưỡi đao lấp lóe quang huy. Vì thế nó là bảo đao sắc bén nhất trên đời có thể trảm cả tê giác, trong nước có thể chặt đứt giao long, nhẹ nhàng mà dứt khoát, lưỡi đao không hao tổn gì. Hơn cả Cự Khuyết của Việt Vương Câu Tiễn, vượt qua Thái A của Sở Vương. Xứng đáng được phụ vương đeo dùng, vương vị vĩnh cửu kiên cố.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tuệ Liên biên dịch

videoinfo__video3.dkn.tv||b20f0e336__

Xem thêm: