Một bức thư ngắn gọn nhưng thể hiện được phần nào con người Tào Tháo – cả đời trọng người tài.
Tào Tháo và Gia Cát Lượng là hai nhân vật chính đối lập nhau trong thời Tam Quốc, một là khai quốc quân vương của nước Ngụy, một là thừa tướng của nước Thục, hai người đấu trí, đấu dũng với nhau trong suốt vài chục năm. Theo ghi chép trong sử sách, Tào Tháo từng viết cho Gia Cát Lượng một bức thư, trong đó vẻn vẹn chỉ có 11 chữ, nhưng hàm chứa ý tứ thâm sâu.
Người xưa lấy vật quý mà biểu đạt tâm ý sâu xa
Sau khi Lưu Bị sau tấn công giành được Ích Châu và Hán Trung, Tào Tháo đã viết thư cho Gia Cát Lượng. Theo Ngụy Võ Đế Tập và Gia Cát Lượng Thư, trong thư chỉ vẻn vẹn có 11 chữ: “Kim phụng kê thiệt hương ngũ cân, dĩ biểu vi ý”, ý nói dâng tặng 5 cân kê thiệt hương, lấy những thứ bề mặt này mà bày tỏ tâm ý.
Được biết, “Kê thiệt hương” chính là Đinh hương, là một loại hương liệu rất đắt thời đó. Đinh hương có tác dụng chống phân hủy, sát khuẩn, chữa bỏng và đau răng. Trong lịch sử, Ấn Độ là nước duy nhất sản xuất đinh hương. Đinh hương sử dụng ở Trung Quốc, Châu Âu, Trung Đông đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vì thế thời cổ đại Trung Quốc, Đinh hương được coi là thứ quý như vàng.
Có người cho rằng, việc Tào Tháo tặng Kê thiệt hương cho Gia Cát Lượng là muốn biểu thị thiện chí với ông, muốn ông về cùng phe với mình. Vì Kê thiệt hương có liên quan tới Hán Quan, trong Hán Quan nghị có ghi: “Thượng thư lang hàm kê thiệt hương, khuyển kỳ hạ tấu sự”. Ý nói, Thượng thư khi bẩm tẩu với hoàng thượng đều phải ngậm Kê thiệt hương trong miệng.
Khi đó, Tào Tháo đang lấy danh nghĩa Thiên tử để kêu gọi chư hầu, danh nghĩa thì là người của triều đình Đông Hán, nên mục đích của ông là thu phục Gia Cát Lượng về làm việc cho mình.
Trong thời Tam Quốc cũng có một việc tương tự như vậy, Tào Tháo nghe nói Thái Sử Từ thăng chức, liền gửi tặng ông một ít đương quy, mong cho Thái Sử Từ nghe theo mình.
Có một cách nói khác là, Tào Tháo cả đời trọng người tài, thấy Gia Cát Lượng là người tài giỏi thì vô cùng khâm phục, cố tình tặng ông kê thiệt hương để biểu thị sự thành kính.
Một chữ “Nghĩa” trong Tam Quốc xuyên cả nghìn năm
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong bốn tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, bằng việc miêu tả một triều đại, tranh giành giữa ba thế lực mà toát lên được toàn bộ hàm ý thâm sâu trong chữ “Nghĩa” của văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Thực ra, chữ “Nghĩa” đã được thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa. Tác phẩm nổi tiếng với những nhân vật trượng nghĩa, giỏi mưu lược như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Chu Du, Tư Mã Ý, Lục Tôn, Khương Duy… Nhưng, nội dung chính trong sách muốn nói không chỉ có vậy, thẩm thấu kỹ sẽ thấy, mọi sự hỉ nộ ái ố, trung hiếu bội nghịch đều xoay quanh chữ Nghĩa.
“Nghĩa” trong truyện được miêu tả rất tỉ mỉ, ví như Từ Thứ trong doanh trại của Tào Tháo không nói một lời, nhưng khi cần chỉ một lời nói đã cứu được Triệu Vân, có nghĩa với Lưu Bị. Tào Tháo khóc thương Viên Thiệu, cũng là thể hiện và là hành vi “Nghĩa” của gian hùng. Mạnh Hoạch quy thuận nhờ cảm ơn Thất Tùng, có phần phục “Nghĩa” của Gia Cát Lượng.
Riêng chữ “Nghĩa” của Quan Vũ lại càng làm cho cái “diễn” lên đỉnh điểm. Tào Tháo ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày tiệc lớn, tặng nhiều của quý mà Quan Vũ cũng không động lòng. Trước công ơn của Tào tháo, ông không báo đáp cũng không rời xa, đó là bản sắc Nghĩa sĩ trong ông. Tào Tháo cũng là đã rất trọng vị huynh đệ “qua năm cửa chém sáu tướng”, “một người một ngựa chạy cả nghìn dặm”. “Nghĩa” ở đây, động tới trời đất, cảm kích cả quỷ thần.
Tào Tháo thua chạy ở Hoa Dung Đạo, Quan Vũ đại nghĩa thả Tào, tất cả đều toát lên sự hoàn mỹ trong chữ “Nghĩa” ở Quan Vũ. Tác phẩm của La Quán Trung quả là hàm chứa chữ “ Nghĩa” huyền diệu.
Theo NTDTV
Quỳnh Chi biên dịch