Đại Kỷ Nguyên

Thái Bình Thiên Quốc (P.2): Tố chất đáng nể của quân Thái Bình khiến người Tây khâm phục

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  

Thái Bình Thiên Quốc tồn tại chỉ 15 năm, ngắn ngủi nhưng hào hùng, khiến cả triều Thanh và phương Tây run sợ. Sự tồn tại của nó chính là lời cảnh tỉnh của Trời cao với thế nhân. Cứ khi nào đạo đức xã hội bại hoại thì sẽ có đại nạn. Hồng Tú Toàn đã hoàn thành sứ mệnh cảnh tỉnh thế nhân phải biết tôn kính Thiên thượng mà giữ gìn đạo đức phẩm hạnh, chờ đợi đến ngày được cứu độ.  

Xem thêm: Phần 1

Cuối triều Thanh, ngay trước khi nổ ra cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai, mảnh đất lớn Thần Châu đã xuất hiện một đội quân kiêu dũng – quân Thái Bình. Quân Thái Bình do Hồng Tú Toàn sáng lập vào năm 1850. Đội quân này ngoài kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng mãnh ra, còn có rất nhiều các công tích vĩ đại mà người đời không biết đến, hoặc bị cố ý sửa đổi vùi lấp trong dòng sông dài của lịch sử.

Tôn Trung Sơn viết lời tựa cho sách về quân Thái Bình 

Tôn Trung Sơn thuở thiếu thời thường được nghe các lão anh hùng của Thái Bình Thiên Quốc nói chuyện về Hồng Tú Toàn. Ông cũng tự xưng mình là “Hồng Tú Toàn đệ nhị”. Khoảng 40 năm sau khi Thái Bình Thiên Quốc diệt vong, Tôn Trung Sơn nói với Lưu Thành Ngu đang ngụ cư ở Tokyo Nhật Bản rằng: “Triều Thái Bình Thiên Quốc là trang sử huy hoàng của đại cách mạng dân tộc nước ta, chỉ có sách của cung đình nhà Thanh, khó mà tìm được văn hiến”. Ông đề nghị Lưu Thành Ngu tìm tư liệu lịch sử Thái Bình Thiên Quốc, biên tập thành sách, để làm rõ sử ký mà giới học thuật ngụy tạo.

Sau khi biên soạn “Thái Bình Thiên Quốc chiến sử” xong, năm 1904, Tôn Trung Son đã viết lời tựa cho cuốn sách này rằng, Chu Nguyên Chương và Hồng Tú Toàn đều là người áo vải dựng cơ đồ, dẫn quân chinh phạt, lập kỳ công dựng nước. Chu Nguyên Chương kế thừa đất đai xưa của nhà Hán, truyền thế mấy trăm năm. Mà Hồng Tú Toàn chỉ qua vài chục năm, thân bại mà chết. Một số người cố ý đưa ra các cách nói sai lầm, cho rằng Chu Nguyên Chương là đúng, Hồng Tú Toàn là sai, chỉ lấy thành bại làm tiêu chuẩn luận anh hùng hào kiệt.

Quân Thái Bình Thiên Quốc hành quân (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Triều Nguyên kế thừa thống trị không quá trăm năm, chế độ mũ áo vẫn dùng theo nghi thức các vương triều đất Hán. Hơn nữa lúc đó còn có rất nhiều bề tôi người Hán hiền minh phò tá Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Người Mông Cổ tuy không Hán hóa toàn bộ, nhưng vẫn bảo tồn phần lớn văn minh Hán. Chu Nguyên Chương diệt triều Nguyên, so sánh thì là một việc lớn dễ dàng.

Triều Mãn Thanh thống trị Trung Quốc hơn 200 năm, phong thái xưa của triều Minh đã không còn tồn tại, các gia tộc quyền thế, sỹ đại phu các nơi dưới sự thống trị trong thời gian dài của triều đình nhà Thanh, khiến cho rất nhiều tập tục người Hán đã bị quên lãng. Bốn người La Trạch Nam, Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường, Quách Tung Đào đều không hiểu rõ đại nghĩa Xuân Thu, hàng ngày rơi vào mưu kế lấy người Hán đánh người Hán, dẫn đến Thái Bình Thiên Quốc bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tôn Trung Sơn suy đoán rằng hoặc thượng thiên vẫn chưa chán quốc vận của Đại Thanh hoặc là con cháu người Hán không ra gì, hoặc là chiến lược đương thời sai lầm, do vậy dẫn đến Hồng triều diệt vong. Sau khi Hồng triều diệt vong, các điển chương công tích vĩ đại một thời cũng bị đốt hủy hết. Con em Hồng môn do bị triều đình nhà Thanh tiêu diệt, người còn sống sót vô cùng ít, do đó đối với sự việc của Thiên Vương Hồng Tú Toàn biết được vô cùng ít ỏi, do vậy đã để lại nỗi nuối tiếc sâu sắc.

Lưu Thành Ngu tìm kiếm các sách còn lại của Thái Bình, chỉnh lý thành sách, trở thành tín sử đời thứ 13 của Hồng triều. Thời kỳ cuối nhà Thanh, quan phủ triều Thanh cố ý in ấn các sách ngụy tạo, hoặc phỉ báng, hoặc che dấu các công tích vĩ đại của Thái Bình Thiên Quốc. Tôn Trung Sơn cho rằng quyển “Thái Bình Thiên Quốc chiến sử” đủ để làm rõ gian thần nịnh thần ở quan phủ triều đình nhà Thanh, giúp ích cho độc giả, và cũng cung cấp cho các nhà sử học xem xét nghiên cứu.

Ngọc tỷ của Hồng Tú Toàn Thái Bình Thiên Quốc, ấn gốc cạnh dài 19.6 cm, mặt bên điêu khắc hoa văn Song phượng triều dương (Hai con phượng hoàng chầu mặt trời). Về ngọc tỷ thật hay giả và văn tự trên đó đọc thế nào, giới học thuật xưa nay vẫn còn nhiều ý kiến bất đồng (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Thuốc phiện thành tai họa, điều ước nhục quốc

Thuốc phiện (Nha phiến) chiết xuất ra từ quả anh túc, ban đầu là cống phẩm dùng làm thuốc do người Ả Rập (cũng có người nói Thổ Nhĩ Kỳ) truyền vào Trung Quốc. Từ sau năm 1620, hút thuốc phiện dần dần trở thành thời thượng của giai cấp trung lưu. Năm 1729, hoàng đế Ung Chính thấy thuốc phiện tàn hại con người đã hạ lệnh cấm. Hoàng đế Gia Khánh cũng hạ lệnh cấm nhập khẩu và trồng thuốc phiện.

Nước Anh vì để kiếm được lợi nhuận cao hơn nên từ năm 1800 bắt đầu chuyển vào Trung Quốc lượng thuốc phiện lớn. Điều đó đã gây ra cái họa nghiện thuốc phiện lan ra khắp thiên hạ. Trên đến vương công quý tộc, dưới đến người buôn bán nhỏ binh sỹ quèn, tụ tập với nhau, nghiện thuốc phiện đã lan ra thành tai họa. Hút thuốc phiện khiến cho sức khỏe suy thoái nhanh chóng, người ta trở thành những phế nhân có khí không có sức. Một lượng bạc trắng rất lớn chảy ra nước ngoài cũng khiến triều đình nhà Thanh xảy ra nạn thiếu bạc trầm trọng, kinh tế đứng trước nguy cơ khủng hoảng.

Năm 1839, Lâm Tắc Từ phụng chỉ tiêu hủy thuốc phiện ở Hổ Môn. Hoàng đế Đạo Quang hạ chỉ cắt đứt vĩnh viễn thương mại với nước Anh. Để mở thị trường thương mại Trung Quốc, nước Anh đã phát động chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Năm 1842 triều đình nhà Thanh thất bại thảm hại, Trung – Anh ký hiệp ước bất bình đẳng “Điều ước Nam Kinh”. Trong đó có một điều ước là triều đình nhà Thanh phải bồi thường tổn thất cho các thương nhân, chi phí quân đội, nợ của thương nhân Anh tổng cộng 21 triệu đồng bạc, chia làm 4 năm trả hết, nếu không trả đúng kỳ hạn thì mỗi năm 100 đồng bạc phải trả lãi 5 đồng (tức là lãi suất cắt cổ 5%).

Anh – Thanh ký kết “Điều ước Nam Kinh” (Ảnh: Wikipedia).

Tố chất quân Thái Bình 

Năm 1866, một nhà xuất bản ở Lon Don đã xuất bản cuốn “Hồi ký cách mạng Thái Bình Thiên Quốc” do cựu sĩ quan hải quân nước Anh Lindley viết. Trong hồi ký, ông viết, Hồng Tú Toàn sáng lập hội thờ Thượng Đế, các tín chúng tham gia đều phải tuân thủ tu dưỡng đạo đức theo ước pháp Thiên Vương. Đương thời nghiện thuốc phiện ở Trung Quốc đã lan tràn thành tai họa, Hồng Tú Toàn sáng lập Thái Bình Thiên Quốc, cấm tín chúng hút thuốc phiện, thậm chí thuốc lá bình thường và uống rượu đều bị cấm, đồng thời tử hình những kẻ nghiện thuốc phiện.

Thượng tá Lindley người Anh đã tham gia nghi thức lễ bái của Thái Bình Thiên Quốc ở Tô Châu, người phiên dịch đi theo ông đã phiên dịch từng chi tiết trong nghi thức lễ bái. Nghi thức tôn giáo của quân Thái Bình rất nghiêm cẩn, thậm chí còn vượt hơn tín đồ Cơ Đốc, hơn nữa, tín chúng của Hồng Tú Toàn đều vô cùng thân thiện với mọi người.

Quân Thái Bình lấy ngày thứ 7 làm ngày nghỉ ngơi, mà không phải là ngày Chủ Nhật, điểm này cũng khác so với người châu Âu. Lòng thành kính và nhiệt tình của quân Thái Bình với mọi người không chỉ trong quân đội của Thái Bình Thiên Quốc. Thượng tá Lindley có thể cảm nhận được rằng cho dù đi trên phố mình cũng có thể nhận thấy được tín ngưỡng của quân Thái Bình, thể hiện ra sự văn minh và khẳng khái đối đãi với mọi người. (“Hồi ký” trang 54)

Có người cho rằng quân Thái Bình hữu hảo với người nước ngoài là đang thực hiện một kế hoạch, để tranh thủ các nước châu Âu không can thiệp vào sự nghiệp đánh đuổi người Mãn Châu của họ. Viên sĩ quan người Anh đã quan sát ở cự ly gần, tố chất mà quân Thái Bình thể hiện không tính toán lợi hại, cũng không mang theo động cơ gì, mà chỉ là lòng chân thành, thành kính xuất phát từ nội tâm, là lòng yêu quý đối với non sông Trung Quốc.

Viên sĩ quan người Anh này hoàn toàn bị chinh phục bởi sự tiết tháo của quân Thái Bình, khiến ông hoàn toàn tin tưởng: “Trên đời không có sự nghiệp nào chính trực hơn, thiêng liêng hơn sự nghiệp của họ”. Do đó ông đã quyết định dốc hết khả năng của bản thân để giúp đỡ họ (“Hồi ký” trang 56). Ông giúp đỡ vô điều kiện quân Thái Bình chiêu mộ quân tình nguyện nước ngoài, lo đạn dược, cung cấp lương thực, tuyên truyền, đồng thời tổ chức quân đội tham gia tác chiến.

Viên thượng tá người Anh hàng ngày đều giành thời gian để đào tạo kỹ thuật pháo binh cho quân Thái Bình, hoặc thao diễn trận pháp Đông – Tây kết hợp. Người Trung Quốc rất giỏi mô phỏng, do quân Thái Bình rất tự do, tư tưởng không bị tù túng, họ đã mau chóng học được tiếng Anh, và các loại kỹ năng khác, tiến độ học tập cũng rất nhanh chóng.

Tố chất mà quân Thái Bình thể hiện không tính toán lợi hại, cũng không mang theo động cơ gì, mà chỉ là lòng chân thành, thành kính xuất phát từ nội tâm, là lòng yêu quý đối với non sông Trung Quốc. (Ảnh: wikipedia.org)

Lòng khoan dung khiến người ta kinh ngạc

Vào thời cuối, người nhà của quân Thái Bình bị nước Anh sát hại, hoặc bị giao cho quân nhà Thanh xử tử, vợ con của họ bị quân nhà Thanh thay nhau làm nhục. Thái độ hữu hảo của những người quân Thái Bình này đối với người Anh, đối với người nước ngoài vẫn không thay đổi.

Viên thượng tá người Anh mỗi lần nhớ lại những việc này, thường hoảng hốt như trong mộng, vô cùng kinh ngạc trước biểu hiện khoan dung và nhẫn nại của họ. Hàng ngàn hàng vạn người này sau này bị hủy diệt, “Quốc gia đã hủy diệt họ, chính là cái quốc gia mà họ dốc sức học theo tôn giáo và chế độ văn minh của nó (Chỉ nước Anh)” (“Hồi ký” trang 54).

Trong 3 năm từ 1862 đến 1864, nước Anh chuyển giao cho Mãn Thanh số lượng lớn tù binh quân Thái Bình, họ cuối cùng bị xử tử bằng các bạo hình tàn khốc như lăng trì. Theo luật pháp phục thù của các quốc gia văn minh, những binh sĩ Thái Bình này có đủ tư cách nhất, có đủ lý do nhất để giết bất kỳ người Anh nào mà họ gặp. (“Hồi ký” trang 280). Thế nhưng họ đều không làm như vậy, tín ngưỡng khiến họ giữ được lòng khoan dung vô cùng lớn lao.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch

Exit mobile version