Đại Kỷ Nguyên

Thái Bình Thiên Quốc (P.3): Đội quân lương thiện nhất lịch sử, không bao giờ hãm hại bách tính

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  

Thái Bình thiên quốc tồn tại chỉ 15 năm, ngắn ngủi nhưng hào hùng, khiến cả triều Thanh và phương Tây run sợ. Sự tồn tại của nó chính là lời cảnh tỉnh của Trời cao với thế nhân. Cứ khi nào đạo đức xã hội bại hoại thì sẽ có đại nạn. Hồng Tú Toàn đã hoàn thành sứ mệnh cảnh tỉnh thế nhân phải biết tôn kính Thiên thượng mà giữ gìn đạo đức phẩm hạnh, chờ đợi đến ngày được cứu độ. 

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

Trung – Anh bắt tay tiêu diệt quân Thái Bình 

Người Anh đã hao tổn chi phí quân sự cực lớn tiến hành chiến tranh nha phiến, mục đích là để buôn bán nha phiến hợp pháp hóa, để nước Anh giành được lợi ích lớn hơn nữa. Đối với tệ nạn nghiện thuốc phiện tràn lan, Thái Bình Thiên Quốc dùng tử hình nghiêm cấm thuốc phiện, cấm thuốc phiện là việc làm vô cùng có lợi cho bách tính Trung Quốc. Sự tồn tại của quân Thái Bình bất lợi cho chính sách nước Anh, bất lợi cho nước Anh thu được món lợi khổng lồ từ tiền bồi thường và quyền buôn bán theo điều ước bất bình đẳng.

Thương nhân nước Anh và chính phủ Anh đã có “suy nghĩ sai lầm đê tiện ích kỷ”, và càng ngày càng căm ghét sự tồn tại của Thái Bình Thiên Quốc. Nước Anh cho rằng Mãn Thanh sẽ giữ trạng thái yếu nhược vĩnh viễn, cho dù có khôi phục được sức mạnh, thì cũng sẽ không có hành động phục thù.

Nước Anh công khai nâng đỡ Mãn Thanh tuyên chiến với quân Thái Bình, mục đích duy nhất là vắt được càng nhiều tiền bồi thường từ tay Mãn Thanh, để buôn bán thuốc phiện được hợp pháp hóa, để kiếm được lợi nhuận lớn hơn nữa, do đó tích cực ủng hộ huân tước Elgin (James Bruce) ký kết điều ước bất bình đẳng với triều đình nhà Thanh. Nước Anh giúp triều đình nhà Thanh trấn áp quân Thái Bình, toàn bộ những việc này đều nói rõ sự tham lam bỉ ổi của các chính khách nước Anh (‘Hồi ký’, tráng 158-159). Sau khi triều đình nhà Thanh bồi thường số bạc khổng lồ cho nước Anh, quân Thái Bình đã bị vứt bỏ.

Tranh Trung Quốc miêu tả tiêu hủy nha phiến ở Hổ Môn năm 1840 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Sự thực lịch sử không thể hủy hoại 

Borin tư lệnh hải quân hoàng gia Anh giữ lập trường công chính, đã viết “Thái Bình cách mạng ký”, trong đó từ trang 271 đến 272 có chỉ ra: Trong con mắt người châu Âu, thanh danh quân Thái Bình ngày càng sa sút, nguyên nhân chủ yếu là mối quan hệ ngoại giao giữa nước Anh và nhà Mãn Thanh đã có những thay đổi to lớn.

Borin nói đến sau cuộc chiến ‘sự kiện tàu Arrow’, điều ước ký kết là: trong đó có hai điều, không những bất lợi cho sự phát triển của quân Thái Bình, mà còn khiến cho tất cả những người châu Âu đang dốc sức buôn bán ngược xuôi các tỉnh trên sông Dương Tử (Trường Giang) cũng bắt đầu phản đối quyết liệt sự tồn tại của quân Thái Bình.

Khi Huân tước Elgin đến Hán Khẩu, nhận thấy sự tồn tại của quân Thái Bình gây trở ngại đến việc thực thi các điều ước giữa hai nước Trung – Anh, nhận thấy quân Thái Bình là một nhóm giặc tạo phản, sẽ nhanh chóng bị triều đình nhà Thanh tiêu diệt. (“Hồi ký” – trang 158).

Chính phủ nước Anh một mặt cổ xúy “Không tiếc bất cứ giá nào để đổi lấy hòa bình”, một mặt lại tiến hành chiến tranh với những nước không gây hại gì cho mình, xâm phạm các nước láng giềng tiểu nhược, đòi bồi thường, mà đại đa số người Anh đối với những việc này lại nhìn mà như không thấy”. Điều này cũng tiết lộ động cơ chân chính mà nước Anh đã lựa chọn hành động đối với quân Thái Bình.

Thượng tá Lindley là người Anh, ông nói: “Không chỉ ở Trung Quốc, mà ở toàn thế giới, từ Đan Mạch cho đến Mỹ, từ Ethiopia (Abyssinia) đến Bra-xin, từ New Zealand đến Nhật Bản, chính sách mà chính phủ nước Anh lựa chọn đều là tổn hại sự tôn nghiêm của chính bản thân mình”. Do đó ông đã chống lại những quốc sách làm suy giảm sự tôn nghiêm của nước Anh và chính nghĩa của nước Anh. Ông cũng chống lại sự hy sinh danh dự của dân tộc để đổi lấy lợi ích bất chính, hy sinh nguyên tắc của quốc gia để giành được lợi ích quốc gia.

Trong hồi ký, thượng tá Lindley đã vạch trần động cơ đích thực nước Anh 2 lần phát động chiến tranh nha phiến, ông phản đối nước Anh can thiệp vào công việc nội chính triều đình Anh. Do đó, sau khi “Hồi ký cách mạng Thái Bình Thiên Quốc” được xuất bản, liền bị nhà cầm quyền nước Anh chống phá.

Hoạt động và các sự tích truyền Đạo của Thái Bình Thiên Quốc

Thượng tá Lindley nhiều lần theo quân Thái Bình hành quân tác chiến, “Chưa từng phát hiện họ có hành vi dã man giống như trong cuộc chiến với Mỹ gần đây, hoặc những tội ác như trong chiến tranh giữa Ba Lan và Segasia, hoặc giống như người Anh đã đối xử với thổ dân New Zealand bất hạnh. Quân Thái Bình trước nay chưa hề tàn phá bừa bãi như quân đội văn minh đã làm ở New Zealand, hay tại lưu vực Shennandoah, cũng chưa từng có việc tàn phá hoa màu bừa bãi như quân đội văn minh đã làm ở các khu vực nói trên” (Hồi ký – trang 189).

Thiên Vương Hồng Tú Toàn cùng tùy tùng ở thành Nam Kinh năm 1864, tranh bản đồng, tập san hội họa Pháp “Le Monde Illustre” (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Kỷ luật quân Thái Bình rất nghiêm minh, nghiêm trang chỉnh tề hơn quân Thanh rất nhiều, về quản lý cũng hoàn thiện và ưu việt hơn quân Thanh rất nhiều. Binh sỹ quân Thái Bình tòng quân không phải vì lĩnh lương, mà là tự nguyện tòng quân vì tự do tín ngưỡng. Sở dĩ họ có thể nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật, ngoài sức mạnh bên ngoài ra, tướng soái quản lý quân đội rất lão luyện cũng là một nguyên nhân, nhưng quan trọng hơn là sức mạnh tín ngưỡng xuất phát từ nội tâm. Mà quân Thanh đại đa số là quân thuê tuyển, vì để lĩnh lương, thường xảy ra đấu đá nội bộ hoặc gây sự. Đương nhiên binh sỹ quân Thái Bình cũng có vi phạm kỷ luật, đối với binh sỹ ngược đãi thôn dân bách tính, hút thuốc phiện sẽ bị trừng trị nghiêm theo quân pháp.

Trong lịch sử Trung Quốc, khi các triều đại binh chinh thiên hạ, đều có ghi chép quan lại, người dân nộp tiền bạc xin hàng, rất phổ biến. Các thành, trấn bị quân Thái Bình bao vây, chỉ cần có nguyện ý quy hàng, đồng thời tuân thủ phong tục tập quán quân Thái Bình, liền được đảm bảo an toàn. Quân Thái Bình đi qua thôn trang, chỉ cần thôn dân quyên góp chút vật tư số lượng không lớn, là sẽ bình an vô sự rồi.

Bách tính Trung Quốc không bị thương tổn vì quân Thái Bình đến (chỉ là thời kỳ cuối, khi liên quân Trung – Anh hợp sức tiêu diệt quân Thái Bình, quân Thái Bình bị bức bách đến không còn  đường thoát là có xuất hiện hành vi vượt phép tắc). Nhưng vì quân Thanh hoặc bọn du côn, phường trộm cướp mượn gió bẻ măng, lần lượt kéo nhau đến, bách tính mới bị hủy diệt và phá hoại.

Thượng tá nước Anh cho rằng hoạt động của quân Thái Bình rất giống sự tích truyền Đạo trong Kinh Thánh, rất nhiều tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc cũng thích ví mình với người Israel ngày xưa.

Trong Kinh “Tân Ước” có câu Giê-su từng nói: “Ta đến, không phải để mặt đất thái bình, mà là để mặt đất xảy ra binh đao”. Rất nhiều người khó mà lý giải được điều này. Bối cảnh Giê-su khi đó nói câu này là trước khi ông phái môn đồ ra truyền Đạo, thấy trước bảo cho họ, truyền Đạo có thể sẽ gặp phải tình huống đột xuất. Họ truyền Phúc Âm là hòa bình, nhưng mọi người tin hay không, lý giải sai, hiểu sai tín ngưỡng, đều sẽ là nguyên nhân gây ra môn đồ bị bắt giữ giam cầm, bị nhục hình, sát hại. Giê-su cũng nói thẳng cho môn đồ rằng, những người phản đối họ cũng có thể là người thân trong nhà.

Ý nghĩa của câu nói này là, Chúa Cơ Đốc (Christ) giáng sinh ở thế gian, trên thế gian sẽ thực sự vì sự xuất hiện của Ngài mà nảy sinh phân tranh. Những phân tranh trên đời này, hoàn toàn không phải do môn đồ của Ngài gây ra, mà là người đời không tin và phỉ báng, khiến họ bị rơi vào cục diện bị động, trở thành đối tượng để đế quốc La Mã lúc đó tiêu diệt.

Quân Thái Bình chịu ảnh hưởng của Hồng Tú Toàn, vốn muốn trong khi quy chính bản thân, quy chính người khác, làm cột đá giữa dòng, nơi thế tục đã xa rời chính Đạo, kéo mọi người quay trở lại quỹ đạo chính thống sùng kính chân Đạo, lễ kính Thần minh. Họ có nguyện vọng tốt đẹp thiên hạ một nhà, cùng hưởng thái bình, chinh chiến trên chiến trường thế gian. Đại nghiệp quân Thái Bình chưa thành, đã bị liên quân Trung – Anh hợp sức tiêu diệt, để lại tình cảm hào hùng bi tráng, cũng giống như cầu vồng quán thông mặt trời, xuyên suốt cổ kim.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch 

Xem thêm:

Exit mobile version