Đại Kỷ Nguyên

Thái Nguyên Bồi đưa ra 6 lý do để đứng ở tuyến đầu chống ĐCSTQ

Ảnh: Trăm năm chân tướng - ET

Bắt đầu từ ngày 12 tháng 4 năm 1927, làn sóng thanh trừng đảng viên Cộng sản trong Quốc dân đảng bắt đầu ở nhiều nơi. Trong làn sóng “thanh lọc đảng” này, Thái Nguyên Bồi, một nhân vật bậc thầy vừa có thanh danh lại vừa nổi tiếng, đã đứng ở tuyến đầu chống lại ĐCSTQ. Tại sao ông lại đưa ra lựa chọn như vậy? 

Chào mừng các bạn đến với “Trăm năm chân tướng”!

Bắt đầu từ ngày 12 tháng 4 năm 1927, một làn sóng thanh trừ đảng viên ĐCSTQ từ trong Quốc dân đảng đã lan rộng từ Thượng Hải đến Vũ Hán, Trường Sa, Quảng Châu và những nơi khác. Trong làn sóng “thanh lọc đảng” này, có một người đứng ở tuyến đầu, đó chính là Thái Nguyên Bồi, một nhân vật bậc thầy vừa có thanh danh lại vừa nổi tiếng.

Tại sao Thái Nguyên Bồi lại đưa ra lựa chọn như vậy? Hôm nay chúng ta hãy nói về lý do đằng sau nó.

“Thế giới không còn Thái Nguyên Bồi”

Thái Nguyên Bồi sinh năm 1868 tại Thiệu Hưng, Chiết Giang, trong một gia đình doanh nhân giàu có. Ông đỗ tú tài ở tuổi 17, cử nhân ở tuổi 22, tiến sĩ ở tuổi 24, và trở thành biên tu của Hàn Lâm Viện năm 27 tuổi. Sau đó ông lưu học ở Nhật và Đức, và đi du hành khắp châu Âu, có thể nói ông học thông Trung – Tây, tài đức song hành.

Vào tháng 1 năm 1912, Tôn Trung Sơn với đôi mắt tinh tường đã mời Thái Nguyên Bồi làm tổng trưởng Giáo dục đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi Viên Thế Khải lên nắm quyền, Thái Nguyên Bồi bất mãn với chế độ độc tài của Viên, đã dứt khoát từ chức. Theo bài báo “Đại học đã trải khắp thiên hạ, nhưng thế thượng không còn Thái Nguyên Bồi” kể lại, Viên Thế Khải đã thành ý thuyết phục ông lưu lại, nói: “Tôi đại biểu cho bốn vạn vạn người kiên trì mong tổng trưởng lưu lại!” NhưngThái Nguyên Bồi không hề lay chuyển, trả lời: “Nguyên Bồi cũng đối diện với đại biểu của bốn vạn vạn người mà xin từ chức!”

Sau khi Viên Thế Khải chết, vào tháng 1 năm 1917, Thái Nguyên Bồi nhận lời mời của Lê Nguyên Hồng, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đương thời, làm hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh.

Khi đó, Đại học Bắc Kinh ô yên chướng khí, hầu hết sinh viên của trường đều là công tử con quan, công tử con nhà giàu, thích tiêu khiển, thích chơi mạt chược, thích uống rượu, không có hứng thú học tập. Nhà sử học Cố Hiệt Cương lúc đó đang học tại Đại học Bắc Kinh, ông nhớ rằng sau bữa tối, một số giáo viên và học sinh có tiền sẽ ngồi xe chạy thẳng đến “Bát Đại Hồ Đồng”, giáo viên và học sinh Đại học Bắc Kinh được các nhà thổ gọi là “khách làng chơi tốt nhất” thời đó.

Vì vậy, khi đó, một số bạn bè đã khuyên Thái Nguyên Bồi không nên đảm nhận chức vụ này để không ảnh hưởng đến danh tiếng của ông, nhưng Thái Nguyên Bồi vẫn không hề do dự.

Sau khi nhậm chức hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, ông lấy “tự do tư tưởng, khiêm nhường bao dung” làm tôn chỉ điều hành, lấy “chân tài thực học” làm tiêu chí tuyển dụng giáo viên, đi tiên phong trong thực hành “giáo viên trị giáo”, kiên trì nguyên tắc, dám làm dám chịu, khiến Đại học Bắc Kinh chỉ trong một thời gian ngắn đã thay đổi diện mạo phong cách, không chỉ trở thành trường đại học tự do nhất Trung Quốc, mà còn là trường đại học quy phạm nhất Trung Quốc.

Thái Nguyên Bồi đã lần lượt giữ chức vụ tổng trưởng Giáo dục, hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, viện trưởng Viện Giám sát, và viện trưởng Học viện Nghiên cứu Trung ương. Ông cả đời yêu quý nhân tài, yêu đất nước, yêu dân tộc, đã có những cống hiến trọng đại cho sự nghiệp giáo dục Trung Quốc và sự nghiệp nghiên cứu. Nhưng ông lại cả đời lao động, cả đời thanh bần, sau khi chết không một chỗ ở, không một tấc đất. Ông không chỉ nợ bệnh viện hơn một nghìn nguyên phí chữa bệnh, mà ngay cả quan tài để chôn cất ông cũng được Vương Vân ngũ đại của Nhà xuất bản Thương mại đài thọ.

Con trai ông, Thái Hoài Tân, cho biết trong một bài báo hồi tưởng, rằng khi cha còn là hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, lương hàng tháng của ông là 800 nguyên tiền. Với mức thu nhập như vậy, việc mua được một căn nhà tốt ở Bắc Kinh lúc đó khá dễ dàng. Tuy nhiên, Thái Nguyên Bồi không mua nhà, dù làm quan ở đâu ông cũng luôn thuê nhà để ở. Ngoài việc bỏ tiền mua sách, phần lớn thu nhập của ông được dùng để quyên góp công ích, tế trợ những bạn bè hoặc học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Người quân tử khiêm nhường đi đầu chống lại ĐCSTQ

Một chính nhân quân tử khiêm nhường với tính cách trung hậu như vậy đã trở thành người đi đầu trong việc phản đối ĐCSTQ vào năm 1927. Sở dĩ Thái Nguyên Bồi làm điều này là bắt đầu từ một mưu đồ của Liên Xô.

Đầu những năm 1920, ĐCS Liên Xô, xuất phát vì lợi ích riêng của mình, đã đưa ra một “diệu kế”, cho phép các đảng viên ĐCSTQ, dưới danh nghĩa cá nhân, gia nhập Quốc dân đảng, mượn Quốc dân đảng làm cái “xác” để phát triển và củng cố ĐCSTQ, cuối cùng sẽ do ĐCSTQ thay thế.

Trong khi thao túng việc thành lập ĐCSTQ, nước Nga Xô viết đã liên hệ với Quốc dân đảng bấy giờ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, hy vọng được hợp tác với đảng này. Để đạt được mục đích này, nước Nga Xô viết không chỉ hai lần đưa ra tuyên bố, rằng sẽ bãi bỏ các hiệp ước bất bình đẳng được ký kết giữa Sa hoàng và Trung Quốc, cũng như các đặc quyền và lợi ích mà Sa hoàng đã chiếm đoạt ở Trung Quốc, đồng thời bày tỏ sẵn sàng cung cấp tiền, súng và người đến trợ giúp Tôn Trung Sơn. Tuy nhiên, điều kiện là Tôn Trung Sơn phải đồng ý cho đảng viên Cộng sản lấy danh nghĩa cá nhân gia nhập Quốc dân đảng, thực hành hợp tác Quốc – Cộng.

Tôn Trung Sơn đồng ý. Vào tháng 1 năm 1924, Đại hội lần thứ I của Quốc dân đảng được tổ chức, một bộ phận đảng viên ĐCSTQ đã gia nhập Quốc dân đảng với danh nghĩa cá nhân cũng tham dự Đại hội. Đây là khởi đầu cho sự hợp tác đầu tiên giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng.

Nhưng sau khi các đảng viên ĐCSTQ gia nhập Quốc dân đảng, họ lại tuân theo chỉ thị của Liên Xô, tiếp tục mở khuếch trương lực ảnh hưởng trong Quốc dân đảng, tổ chức các cuộc vận động công nông quá khích, dẫn đến rất nhiều đảng viên Quốc dân đảng bất bình. Thái Nguyên Bồi là một nguyên lão của Quốc dân đảng, được bầu làm thành viên giám sát tại Đại hội lần thứ hai của Quốc dân đảng. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 năm 1927, ông chủ trì một số hội nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Quốc dân đảng tại Thượng Hải để thương nghị việc “thanh lọc đảng”.

Tại hội nghị ngày 28 tháng 3, nguyên lão Quốc dân đảng Ngô Trĩ Huy đã lên tiếng trước tiên, nói rằng ĐCSTQ đang âm mưu phản loạn, nên tiến hành bắt giữ. Thái Nguyên Bồi ngay lập tức biểu thị tán thành, và kiến nghị hãy loại bỏ các đảng viên ĐCSTQ khỏi Quốc dân đảng.

Tại hội nghị ngày 2 tháng 4, Ngô Trĩ Huy đề xuất “xin hãy xử lý các trường hợp đảng viên Cộng sản bán nước để lật đổ quốc dân đảng”. Thái Nguyên Bồi ngay lập tức đưa ra hai tài liệu cho những người tham gia hội nghị làm bằng chứng: Thứ nhất là, ĐCSTQ kể từ Đại hội II đã đưa ra hàng loạt nghị quyết và thông cáo “âm mưu phá hoại Quốc Dân đảng”; Thứ hai là, ĐCSTQ đã phạm cả ngàn tội trạng ở Chiết Giang, bao gồm “cản trở người dân vào đảng”, “kích động nhân dân”, “gây rối hậu phương”, “phá hủy kho gạo” và “ trấn áp công nhân” v.v.

Những người tham gia đại hội đã nhất trí nghị quyết: Đề nghị Hội ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân đảng thực thi các biện pháp khẩn cấp ngay lập tức để “thông báo tại chỗ cho các cơ quan trị an, giam giữ riêng biệt, đình chỉ hoạt động” của những phần tử nguy hiểm đầu não nhất của đảng Cộng sản.

Ngày 9 tháng 4 năm 1927, Thái Nguyên Bồi và những người khác đã ban hành một bức thông điện liên danh hơn 3.000 từ về “Bảo vệ Đảng cứu nước”, chỉ rõ sự hoang đường nghiêm trọng trong chính sách dung Cộng của Quốc dân đảng, chỉ trích gay gắt sự quá khích của các cuộc vận động công nông, kêu gọi: “Tất cả các đồng chí hãy ghi nhớ nguy cơ này của [Quốc dân] đảng và đất nước, trước sự mất mát thương vong, hãy cùng nhau ngả mũ, cộng đồng cứu giúp, ổn định tình hình, hãy thực hiện hành động này một cách nghiêm túc.”

Ngày 12 tháng 4, cuộc vận “thanh lọc đảng” chính thức bắt đầu ở Thượng Hải, sau đó đến quân đội, các tỉnh và thậm chí triển khai cả hải ngoại. Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng từ đó đường ai nấy đi.

Sáu lý do lớn khiến Thái Nguyên Bồi phản đối ĐCSTQ

Thái Nguyên Bồi phản đối ĐCSTQ như vậy, ông ấy cụ thể phản đối điều gì?

Thứ nhất, phản đối ĐCSTQ tiêu diệt Quốc dân đảng.

Theo bài báo “Sự biến ngày 12 tháng 4, sự thật bị ĐCSTQ che giấu”, vào tối ngày 6 tháng 3 năm 1927, Ngô Trĩ Huy, một nguyên lão của Quốc dân đảng và là thành viên Ủy ban Giám soát Trung ương, đã đàm thoại với Trần Độc Tú, tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ đương thời, người cũng đã gia nhập Quốc dân đảng. Ngô hỏi Trần, việc Trung Quốc hiện thực chủ nghĩa cộng sản sẽ cần bao nhiêu năm? Trần Độc Tú cho biết, sẽ mất khoảng 20 năm nữa. Ngô Trĩ Huy nghe xong, cảm thấy kinh hoàng. Điều này tương đương với việc nói rằng, ĐCSTQ sẽ tiêu diệt Quốc dân đảng chỉ trong vòng 20 năm.

Khi Ngô Trĩ Huy chuyển những lời của Trần Độc Tú lại cho Thái Nguyên Bồi và các nguyên lão Quốc Dân đảng khác cũng như các ủy viên Ủy ban Giám sát, mọi người nghe xong, đều cảm thấy không thể chấp nhận được.

Thứ hai, Thái Nguyên Bồi phản đối lý luận đấu tranh giai cấp của Marx.

Ngày 10 tháng 10 năm 1923, Thái Nguyên Bồi trong một bài giảng tại Đại học Lao động Chalois ở Bỉ, đã phát biểu: “Vấn đề lớn nhất trên thế giới hiện nay là sự giao thiệp giữa lao công và tư bản. Tại nước Nga, đã chấp hành những biện pháp quyết liệt nhất, khủng bố tất cả các quốc gia. Cũng có những nghi ngờ về việc Trung Quốc đang bị Bôn-sê-vích hóa, nhưng Trung Quốc không cần phải lo lắng như vậy.” “Quyết không dùng chủ nghĩa chiến tranh giai cấp của Marx, quyết không đỏ hóa.”

Thứ ba, Thái Nguyên Bồi phản đối lý luận cách mạng bạo lực của Marx.

Trước khi Quân Bắc phạt do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo tiến vào Thượng Hải, lãnh đạo ĐCSTQ Chu Ân Lai đã phát động một cuộc bạo loạn vũ trang ở Thượng Hải và nắm quyền kiểm soát vũ trang nhân dân. Lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Triệu Thế Viêm thậm chí còn bắt đầu lên kế hoạch tấn công Quân Bắc phạt, thử biến Thượng Hải thành Petersburg của Trung Quốc, và lặp lại “Cách mạng Tháng Mười Nga”.

Thái Túy Áng, con gái của Thái Nguyên Bồi, từng nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông: “Borodin, do ĐCS Liên Xô cử đến, nói rằng để Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, sẽ phải phó xuất sinh mạng của 5 triệu người. Cha tôi cho rằng Trung Quốc là một quốc gia rất hư nhược, sẽ chịu không nổi ‘đại thổ tả’, do đó ông phản đối cách mạng bạo lực.”

Thứ tư, Thái Nguyên Bồi phản đối vụ khủng bố bài ngoại ở Nam Kinh do ĐCSTQ chế tạo ra.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 23/3/1926, ở Nam Kinh đột nhiên bộc phát một phong trào bài ngoại, cước bóc người ngoại quốc với quy mô lớn, kéo dài đến 5 giờ chiều.

Trong lúc đó, một số thành viên của Quân Bắc phạt đã thực hiện tấn công vũ trang vào các lãnh sự quán nước ngoài, nhà thờ, công ty thương mại, v.v., giết chết 6 người đến từ Anh, Mỹ, Pháp, Ý và người các nước khác, làm bị thương hàng chục người khác. Lãnh sự Anh bị giết, vợ lãnh sự Anh và hàng trăm phụ nữ nước ngoài bị hãm hiếp. Thiệt hại tài sản đối với lãnh sự quán nước ngoài và người nước ngoài là vô số. Khoảng 3 giờ chiều, một số tàu chiến của Anh và Mỹ trên sông Trường Giang bắt đầu bắn phá Nam Kinh, khiến hơn 30 công dân Nam Kinh thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Sự cố Nam Kinh được cho là do các quan binh của ĐCSTQ trong Quân Bắc phạt làm ra. Sau đó, khi quân phiệt Trương Tác Lâm đến kiểm tra Đại sứ quán Liên Xô ở Bắc Kinh, ông đã lấy được một bản sao chỉ thị của Quốc tế Cộng sản gửi cho tùy viên quân sự của Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc, nó xác thực tuyên bố này. Chỉ thị nêu rõ: 

“Phải thiết định hết thảy các biện pháp để kích động dân chúng Trung Quốc, bài xích người ngoại quốc,…. để dẫn khởi sự can thiệp từ các nước, phải thực hiện điều này đến cùng, không ngần ngại sử dụng bất kỳ phương pháp nào, kể cả cướp bóc và chém giết.”

Thứ năm, Thái Nguyên Bồi phản đối “đánh địa chủ phú hào, chia nhau ruộng đất của họ”.

Sau khi cuộc hợp tác đầu tiên giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng bắt đầu, ĐCSTQ đã lãnh đạo một loạt vận động công nông quá khích ở thành thị và nông thôn. Trong số đó, cuộc vận động nông dân ở Hồ Nam và Hồ Bắc đã lên đến mức máu lửa nhất, họ đưa ra khẩu hiệu “đánh phú hào chia ruộng đất, hết thảy quyền lực quy về Nông hội”, thậm chí đề xuất khẩu hiệu “Có đất ắt phú hào, có quan ắt hèn”. Đương thời, một số người nhà của Quân Cách mạng Quốc dân đang tham gia Bắc phạt đều bị đả đảo, thậm chí bị sát hại.

“Báo cáo khảo sát vận động nông dân Hồ Nam” của Mao Trạch Đông viết tháng 3 năm 1927 đề cập, Vận động nông dân Hồ Nam là thời kỳ hành động bí mật từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1926; và thời kỳ hành động công khai từ tháng 10 năm 1926 đến tháng 1 năm 1927. “Hình thế của cuộc công kích này đơn giản là như mưa to gió gấp, kẻ thuận thì tồn, kẻ phản thì diệt,… quyền lực Nông hội vô thượng…  làm hết thảy những gì muốn, hết thảy phản chính thường, đã tạo thành một loại hiện tượng khủng bố tại hương thôn.”

Thứ sáu, Thái Nguyên Bồi phản đối tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ.

Trong quá trình thanh lọc Quốc dân đảng, Thái Nguyên Bồi cũng đã đi đến nhiều nơi để phát biểu, cho rằng “Quốc dân đảng bị Cộng sản đảng thôi miên và kích động”, “thủ đoạn phiến động [của ĐCSTQ] không nơi nào không có, chỉ hơi không kỹ càng, tức thì bị mắc bẫy”.   

Giữa Thái Nguyên Bồi và ĐCSTQ không có ân oán cá nhân nào, trái lại, ông còn có quan hệ không tệ với một số lãnh đạo ĐCSTQ.

Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu, hai người sáng khởi ĐCSTQ, chính là những giáo sư mà ông đã thuê khi còn là hiệu trưởng của Đại học Bắc Kinh. Ngay khi cuộc “thanh lọc đảng” bắt đầu, Lý Đại Chiêu bị quân phiệt Trương Tác Lâm xử tử tại Bắc Kinh, Thái Nguyên Bồi đứng đầu gây quỹ, giúp con trai cả của Lý Đại Chiêu, Lý Bảo Hoa, sang Nhật Bản du học. Trần Độc Tú sau đó bị bắt hai lần, Thái Nguyên Bồi cũng đều giang tay ra cứu. Sau khi Thái Nguyên Bồi qua đời, Trần Độc Tú rất đau buồn, trong một bức thư gửi cho một người bạn, ông ấy nói: “Tôi hiện giờ đang trong ngục Kim Lăng, thụ ơn Thái tiên sinh chiếu cố, tiên sinh vì sao lại chết trước tôi, tạo thêm một vết thương nữa trong vô số vết thương trong tâm tình của tôi!”

Không có những ân oán cá nhân, việc Thái Nguyên Bồi đi đầu phản đối ĐCSTQ lại càng đáng quý.

Nguyên nhân cơ bản để ông chống lại ĐCSTQ là ông tín phụng chủ nghĩa Tam dân dung hợp với các giá trị truyền thống và giá trị phổ quát, trong khi đó, ĐCSTQ chỉ độc tôn chủ nghĩa Mác-Lê phản truyền thống và phản giá trị phổ quát.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version