Đại Kỷ Nguyên

Thần linh gửi gắm 3 dự ngôn nghìn năm cho hậu thế trong ‘Phong Thần diễn nghĩa’

Kể từ khi Nữ Oa đội đá vá trời, mảnh đất Thần Châu đã trải qua nhiều cuộc binh đao khói lửa để phân định quần thần.

Vạn năm thái bình khó làm nên kỳ tích, không có thời thế chẳng thể xuất anh hùng. Bởi vậy, chính nhờ những cuộc binh biến ấy mà kẻ hiền tôi mới có thể chứng minh lòng trung nghĩa, bậc dũng sĩ mới có thể lừng lẫy lập chiến công. Và cũng tuỳ theo công-tội của mỗi người mà đã có rất nhiều bậc đại đức được sắc phong làm Thần. Cũng từ đây, cánh cửa vào thiên giới được mở ra, để lại cho hậu thế nhiều thần thoại và những truyền thuyết chốn nhân gian.

Một trong số đó là câu chuyện phong Thần xảy ra vào thời Thương – Chu, được kể lại trong tác phẩm nổi tiếng “Phong Thần diễn nghĩa” của tác giả Hứa Trọng Lâm.

Đây là một tác phẩm đồ sộ với 100 hồi, bắt đầu bằng câu chuyện vua Trụ nhà Thương đến miếu thờ Nữ Oa dâng hương, vì say mê sắc đẹp của Nữ Oa mà vô tình phạm tội bất kính. Nữ Oa vô cùng nổi giận, bèn phái hồ ly tinh đi mê hoặc Trụ Vương làm nhà Thương sụp đổ. Kể từ đó, Trụ Vương vì mê đắm nàng Đát Kỷ xinh đẹp, cũng chính là con hồ ly đã tu luyện ngàn năm, mà bỏ bê triều chính, khiến muôn dân trăm họ lầm than, thiên hạ người người oán thán.

Cùng lúc ấy, trên mảnh đất Thần Châu có 3 giáo phái tu luyện đang phát triển rực rỡ là Xiển Giáo, Triệt Giáo, và Đạo Giáo, đứng đầu lần lượt là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thông Thiên Giáo Chủ và Lão Tử. 12 đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn vì vi phạm luật Trời nên bị đày xuống hạ giới chịu khổ. Ngọc Hoàng Đại Đế đã chỉ dụ cho hai giáo phái Xiển Giáo và Triệt Giáo đưa 365 giáo đồ xuống trần lập công chuộc tội, sau này sẽ phong Thần và được trở về Trời. 12 đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, trong đó có Khương Tử Nha, cũng phải phò giúp nhà Chu diệt nhà Thương.

Toàn bộ tác phẩm “Phong Thần diễn nghĩa” đã mượn câu chuyện Vũ Vương phạt Trụ và Khương Tử Nha phong Thần để truyền lại cho hậu thế ba thần dụ có ý nghĩa sâu xa.

Khương Tử Nha phạm tội bị đày xuống trần, phải phò nhà Chu diệt nhà Thương. Ảnh dẫn theo dkn.tv

Thần dụ thứ nhất: Kẻ vô Thần không được Thần bảo hộ

Chiến sự nổi lên mạnh mẽ ở thế gian, 800 chư hầu cùng liên minh ở Mạnh Tân, đem quân đi thảo phạt Trụ Vương – tên hôn quân bạo ngược. Nhiều bậc tiên, thánh của các gia phái cũng lần lượt hạ phàm, giúp Khương Tử Nha phá tan tà môn oai thuật, quét sạch mọi trở ngại gây cản trở cho minh quân Vũ Vương phạt Trụ. Ngay cả sư phụ của Khương Tử Nha là đức Nguyên Thủy Thiên Tôn cũng nhiều lần hạ giới để phò trợ Vũ Vương và giúp đỡ đệ tử mình.

Vũ Vương phạt Trụ, chư hầu khắp thiên hạ cùng liên minh hưởng ứng, đó đều là biến hóa của thiên tượng biểu hiện tại nhân gian. Câu chuyện mượn sự hưng vong và thay triều đổi đại nơi thế gian để vẽ nên bức tranh sinh động về đại kiếp nạn mà chư Thần nơi thiên giới đang trải qua. Các vị Thần vĩ đại của thương khung, vì để khảo nghiệm người tu luyện của các gia các phái, và cũng là để sắp đặt lại mới vị trí (tức phong Thần) cho những vị tiên gia trong tam giới, mà đã mở ra trận giao phong chính – tà oanh oanh liệt liệt, biểu hiện tại thế gian chính là cuộc đại chiến Chu – Thương.

Thông qua lần giao phong chính – tà này mà thẩm định tâm tính chân thật của người tu luyện. Người căn cơ nông cạn không thể thành chính quả, cũng không có phúc phận đắc đạo thành tiên. Họ chỉ có thể giáng hạ tầng thứ để làm một tiểu thần trong tam giới. Bởi họ chưa siêu xuất khỏi tam giới nên tương lai vẫn phải nhập lục đạo luân hồi, chịu kiếp chuyển sinh.

Lịch sử đằng đẵng hàng ngàn năm đã chứng kiến biết bao cuộc giao tranh, mỗi trận chiến đều vô cùng dữ dội, mỗi cuộc giao phong giữa chính và tà cũng vô cùng oanh liệt. Thế gian vật đổi sao dời, mỗi lần xoay chuyển cục diện đều nằm trong an bài của các vị Thần trên thượng giới. Ví như trong sách viết, từ việc các trận đánh phá giải như thế nào, dùng những pháp khí gì, cho đến từng trận liên quan đến ai, đều đã được sắp đặt đầy đủ không một chút sai lệch.

800 chư hầu cùng liên minh thảo phạt Trụ Vương – hôn quân bạo ngược. Ảnh dẫn theo ifuun.com

Tuy nhiên có một điều khó hiểu trong “Phong thần diễn nghĩa”, đó là: Trụ Vương hôn quân vô đạo, bất nhân bất nghĩa, vậy tại sao vẫn được phong Thần?

Đoạn lịch sử này sở dĩ được gọi là “diễn nghĩa”, chính là diễn một màn kịch để trải thảm cho đại sự trong tương lai. Ví như, nếu một ngày có vị Thánh giả hạ trần, truyền giảng Pháp lý giúp con người phân rõ thiện ác, nhận ra chính tà, thì câu chuyện “Vũ Vương thuận theo ý Trời thảo phạt Trụ Vương” chính là một tham chiếu trong lịch sử.

Người ta vẫn ví nhân sinh như một vở kịch và cả thế gian là màn sân khấu lớn. Đương nhiên trong trường diễn xuất này, có chính thì cũng có phụ, có bậc quân tử thì cũng có kẻ tiểu nhân gian tà, có minh quân đại đức thì cũng có kẻ hôn quân vô đạo, có anh hùng cái thế thì cũng có kẻ xấu xa đớn hèn. Bởi vì, vở kịch phải có Trụ Vương bạo ngược nhường ấy mới có thể làm nổi bật sự hiền đức sáng suốt của Chu Vũ Vương. Vậy nên, dám dũng cảm hy sinh thân mình để đóng vai hề xấu thì tất nhiên cũng được tính là có công, do đó mới được lên bảng phong Thần.

Cũng từ phương diện này mà nói, “Phong Thần diễn nghĩa” đã mở ra bài học cho các đấng quân vương sau này: Đó là nếu làm trái Thiên ý, trọng dụng gian thần, đắm chìm trong nữ sắc, bỏ bê triều chính, nô dịch bách tính, khiến muôn dân trăm họ lầm than, thì kết cục tất yếu sẽ là nước mất nhà vong. Bậc quân vương nên lấy đó làm điều răn, không thể lạm sát vô cớ, nên nhận rõ chính tà mà lựa chọn tương lai cho mình.

Khi màn kịch quá khứ khép lại, thì những sự tình xảy ra trong tương lai sẽ không còn là “diễn” nữa, mà chính là thực tại. Ví như trên thế giới hiện nay, có chính quyền đang bức hại các Phật tử hay quần thể những người tu hành. Những kẻ cầm quyền còn viện đến các thủ đoạn tàn nhẫn hơn cả Trụ Vương năm xưa, lạm sát người vô tội nơi thế gian, đẩy dân chúng vào đáy vực lầm than… Gây ra tội ác tày trời như thế, vậy tương lai họ sẽ phải đối mặt với điều gì đây? Có lẽ không chỉ là thân bại danh liệt như Trụ Vương, mà còn là hứng chịu cơn thịnh nộ của chư Thần! Đây cũng chính là thần dụ thứ nhất mà “Phong Thần diễn nghĩa” tiết lộ cho thế nhân.

Thần dụ thứ hai: Hành thiện tích đức có thể thay đổi kiếp số

Trong “Phong Thần diễn nghĩa”, ba vị thượng tiên của tam giáo là Lão Tử, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thông Thiên Giáo Chủ đã cùng ký kết bảng phong Thần. Họ quan sát biểu hiện của những người trong tam giáo, xem căn cơ lớn nhỏ, đức hạnh nhiều ít, tu luyện phó xuất bao nhiêu để phong Thần trong tam giới. Bởi vậy các quốc gia nơi cõi người, dưới sự biến hóa của thiên tượng cũng sẽ xuất hiện hàng loạt biến cố, nói cách khác là xuất hiện biến động tại nhân gian.

Thiên thượng đã định ra kiếp số cho những người tu hành của tam sơn ngũ nhạc, làm ra những an bài cụ thể cho quốc vận nhà Chu, không chỉ định ra hướng đi cho Trụ Vương bạo tàn mà còn quyết định “thất tử tam tai” (7 lần chết, 3 lần tai nạn) cho Khương Tử Nha. Đại sự phong Thần lần này thực sự đã dẫn động đến hết thảy sinh mệnh trong ngoài tam giới.

Nhưng có người sẽ hỏi: “Rốt cuộc kiếp số là gì đây?”. Nói đơn giản là một sự vật ở không gian nào đó, theo quy luật phát triển thành – trụ – hoại – diệt sẽ đi đến thời kỳ “hoại”, không còn tốt nữa. Các chư Thần trên thượng giới, một cách tất yếu, sẽ tiến hành thanh lý những cái mục ruỗng và hư nát đó, cái tốt thì được giữ lại, cái xấu thì bị đào thải rớt đi.

Ba vị thượng tiên của tam giáo cùng ký kết bảng phong Thần, họ theo dõi đệ tử của mình xem căn cơ lớn nhỏ, phó xuất bao nhiêu để định ra vị trí phong Thần. Ảnh dẫn theo sohu.com

Một khi định ra kiếp số, thì thiên thượng cần tiến hành xét duyệt đối với từng sinh mệnh bên dưới, thông qua biểu hiện thiện ác của sinh mệnh mà an bài hướng đi sau này cho họ. Người phạm tội tày trời sẽ bị đánh hạ vào cửa vô sinh, vĩnh viễn không được siêu thoát. Cũng có kẻ bị đọa làm ngạ quỷ hoặc được lên làm người; lại có người được thăng lên làm Thần, hoặc làm bậc Thánh giả nơi cảnh giới cao hơn, vĩnh viễn thoát khỏi cái khổ của luân hồi. Đây chính là dụng ý thâm sâu của việc an bài kiếp số, chẳng qua là một dịp kiểm định lại sự chân chính của sinh mệnh, xem họ đứng về thiện hay ác.

Có lẽ những ai không rõ chân tướng sẽ thắc mắc: “Những người trong tam sơn ngũ nhạc đều đang tu luyện; chúng Thần tiên cũng đang tiêu dao tự tại nơi thiên quốc, hà cớ gì phải ký kết bảng phong Thần, khuấy động các sinh mệnh trong tam giới? Thần Phật vốn từ bi, cớ sao lại vẽ vời thêm chuyện làm gì?”

Lấy một ví dụ đơn giản mà nói, trên thân thể chúng ta các tế bào đang không ngừng sản sinh thay cũ đổi mới. Đó là cơ chế tự nhiên giúp thân thể đào thải đi những tế bào già yếu và thay thế bằng những tế bào mới có sinh lực hơn. Cả nhân loại cũng đang không ngừng  thay cũ đổi mới để sự sống được tuần hoàn tiếp tục, sinh sôi trở lại.

Đặt trên một góc độ rộng lớn hơn, xa xôi hơn mà nhìn, Trái Đất trong vũ trụ mênh mang cũng giống như một tế bào nhỏ bé. Trong văn minh lịch sử hàng ngàn năm qua, nhân loại đã trải qua nhiều lần thiên tai nhân họa, dịch bệnh, chiến tranh mà đi đến ngày hôm nay. Nhưng pháp lý nhân gian vốn là tương sinh tương khắc, bất kể điều gì cũng có hai mặt. Và như đã nói, mọi sự ở chốn nhân gian này đều là do Thần an bài. Vậy thì ngoảnh đầu nhìn lại, những kiếp nạn của nhân loại trong lịch sử cũng chính là cơ hội mà chư Thần trao cho con người để tiêu trừ đi mọi tội nghiệp mà con người tạo nên.

Nếu muốn tránh khỏi chiến tranh, địch họa, thiên tai, thì cần phải đưa nền tảng đạo đức của cả chỉnh thể dân tộc đó thăng hoa trở lại. Trọng đức hành thiện, tôn kính trời đất, ai ai cũng hành xử thuận theo đạo, vậy thì các loại kiếp số như ôn dịch, chiến tranh, thiên tai tự nhiên cũng sẽ được đẩy lùi. Đây cũng chính là thần dụ thứ hai trong “Phong Thần diễn nghĩa”.

Thần dụ thứ ba: Con người có thể tu luyện trở thành Thần

“Phong thần diễn nghĩa” cũng kể rằng, khi đại sự phong Thần sắp đến, thì mọi tôn sư chưởng giáo đều phải ngừng giảng đạo, các môn phái cũng phải đóng cửa động, đợi đến khi phong Thần hoàn tất. Đó chính là “bế quan” để chỉnh sửa lại tất cả những điều bại hoại trong tam giới. Lúc này, phong Thần chính là đại sự hàng đầu, tất cả các môn phái đều không được phép gây rối loạn, cũng không được can thiệp hay làm nhiễu loạn sự kiện này.

Vậy rốt cuộc vì sao các đấng tôn sư chưởng giáo đều phải ngưng giảng đạo, các môn phái phải đóng chặt cửa động, đợi đến sau khi phong Thần? Đó là bởi tam giới đang trong quá trình “hoại” của chu kỳ “thành, trụ, hoại, diệt”, mọi sinh mệnh đều rời xa chính đạo, đều trở nên bại hoại, nên mới cần tiến hành Chính Pháp trong tam giới. Vào lúc đó, phong Thần là đại sự bậc nhất, vậy nên các môn các phái đều không thể can nhiễu sự kiện này được.

Thời kỳ phong Thần là thời kỳ chỉnh sửa lại tất cả những điều bại hoại trong tam giới. Ảnh dẫn theo tinhhoa.net

So với thời nay, nếu như có bậc Thánh giả đang chấn chỉnh lại Pháp lý của vũ trụ, thế thì các tôn giáo lớn trong thiên hạ, các môn các phái cũng vì vậy mà phải ngừng tuyên giảng, chứ không thể can nhiễu việc lớn này được. Trong sách nói, ai gây nhiễu loạn đều phải chịu giáng hạ tầng thứ, đồng thời ắt phải chịu sự thảo phạt của các chính Thần, khiến cho bao nhiêu năm khổ tâm tu hành đều tan thành mây khói. Thân Công Báo vốn là sư đệ đồng môn của Khương Tử Nha, đã tu luyện nhiều năm, công năng cũng vô cùng mạnh mẽ. Nhưng vì trái mệnh sư phụ, giúp Trụ Vương làm ác, phản lại đồng môn Khương Tử Nha. Cuối cùng, Thân Công Báo phải chịu trừng phạt, bị ném vào mắt biển Bắc Hải. Đây cũng là ác quả cuối cùng cho những người tu Đạo không vâng theo sư phụ, dấy động ngọn lửa đố kỵ vô minh, ngang nhiên làm xằng làm bậy, trợ Trụ vi ngược kia vậy.

Trong “Phong Thần diễn nghĩa” có nói, Lý Tịnh, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử,… bảy người đều là phàm nhân mà trở thành Thánh thần. Nhưng nhìn lại, có thể thấy con đường thành Thánh của họ dường như đã vượt khỏi khái niệm tu luyện truyền thống mà chúng ta vẫn biết. Bởi vì bảy người đều cùng tham gia vào chiến sự lớn nhỏ trong việc hưng Chu phạt Trụ. Họ bày mưu lập kế, tham gia các cuộc thảo phạt Trụ Vương. Phương thức trở thành Thánh của họ đã phá vỡ khái niệm tu luyện vốn có trước đây. Trước kia hễ nhắc đến tu luyện, người ta sẽ cho rằng phải vào chùa xuất gia, xa rời nơi con người quần tụ sinh sống. Từ ví dụ “nhục thân thành Thánh” của bảy người này, có thể thấy tu luyện có nhiều con đường chứ không chỉ hạn cuộc trong núi thẳm rừng sâu.

Chỉ cần người tu luyện bước đi ngay chính, thì dù thân đang ở nơi thế tục họ vẫn có thể tu thành chính quả. Đây là một lời gợi mở rất lớn đối với con người hiện đại, cũng là một phương thức tu luyện mới của tương lai, phù hợp với xã hội người thường mà không rời xa Đạo. Đó cũng là lời khẳng định chắc chắn rằng chỉ cần tu luyện trong chính Pháp, con người hoàn toàn có thể bước đi trên con đường trở thành Thần, ra ngoài tam giới, thoát khỏi cái khổ luân hồi chuyển sinh.

Tác giả: Hạo Thiên
Phi Long biên dịch

Exit mobile version