Đại Kỷ Nguyên

Thần Phật từ bi khoan thứ cho người thành tâm sám hối

sám hối

Ảnh minh họa: Pixabay.

Từ xưa đến nay, trong dân gian lưu truyền không ít câu chuyện về những người do bất kính Thần Phật mà bị báo ứng, cũng có những ghi chép về kỳ tích xuất hiện khi con người thành tâm sám hối.

Sám hối sau khi xé kinh sách, bẻ gãy ngón tay của tượng Phật

Vào những năm cuối Vũ Đức triều đại nhà Đường, có người đàn ông tên Khương Thắng Sinh ở huyện Ký Châu bỗng nhiên mắc bệnh hiểm nghèo. Anh ta phải đến Sơn Đông tìm danh y chữa trị nhưng sau vài năm, tiền cũng chi không ít nhưng lại không chữa khỏi. Sau đó anh về nhà, bệnh tình ngày một trầm trọng, không chỉ thân thể lở loét mà ngón tay, ngón chân cũng đều thối rữa, không ai biết nguyên nhân bệnh là gì.

Một buổi tối, Thắng Sinh đột nhiên mơ thấy một bức tượng Phật trắng, cao khoảng ba thước, nói với anh: “Nếu người nối lại ngón tay đứt cho ta, bệnh của người sẽ đỡ hơn”.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Sau khi tỉnh lại, Thắng Sinh nhớ ra những năm đầu Vũ Đức, anh ta thường bắt chim sẻ trên cánh đồng ngô, còn đuổi chúng tới ngôi chùa trong thôn. Lúc ấy, anh ta thuận tay xé rách Kinh Phật, buộc vào đầu cây gậy để dọa chim sẻ. Có người nhìn thấy nói: “Ăn trộm và xé Kinh thư tội nghiệp rất lớn”.

Nghe vậy, Thắng Sinh lớn tiếng la mắng, còn chạy vào Phật đường đánh rụng ngón tay bức tượng Phật bằng đá. Trong mộng, anh ta thấy dường như chính là bức tượng năm xưa bị mình phá hoại. Thắng Sinh vô cùng kinh ngạc, đến quỳ trước bức tượng, thành tâm hối cải. Sau đó, anh thuê thợ thủ công gắn lại ngón tay bị gẫy, rồi in 40 tập Kinh văn và xây một ngôi chùa. Không tới một năm sau, bệnh lạ của Thắng Sinh không chữa mà khỏi.

Lông mày mọc lại sau khi sám hối

Vào năm thứ 20 Trịnh Nguyên trong triều đại nhà Đường, quân đội nhà Đường xuất chinh đến nước Quy Từ. Có một viên chức trong quân đội chuyên quản lý đồ tiếp tế tên Tiết Cô Huấn. Sau khi quân nhà Đường chiếm được Quy Từ, ông ta đến một ngôi chùa địa phương cạo hết lớp lá vàng trên mặt bức tượng Phật.

Sau đó 10 ngày, tất cả lông mày của ông ta bị rụng. Ông rất sợ hãi, quay lại ngôi chùa quỳ trước tượng Phật mà ăn năn sám hối rồi lại đem số lá vàng cạo được đi làm công đức. Chẳng bao lâu, lông mày của ông đã mọc lại.

Người câm lên tiếng, cậu bé què có thể đi lại

Trong triều đại nhà Đường, có lưu truyền câu chuyện về một bức tượng Phật gỗ rất có linh tính trong Đại Thánh Viện. Tương truyền ban đầu tượng được chở từ Kim Hương ngược dòng lên, đi qua nhiều quận. Người dân địa phương đã sẵn sàng phùng nghênh nhưng ở một số nơi, dù kéo thế nào thuyền cũng không cập bờ. Khi đến Châu Du, người dân tại đây thắp hương thỉnh cầu Đức Phật dừng chân và thuyền chở tượng Phật quả nhiên cập bờ thuận lợi, tượng Phật được bố trí ở Đại Thánh Viện.

Ảnh minh họa: Phạm vi công cộng.

Trong đồn quân Đông Xuyên, có một người Nhã Dương có con trai bị câm. Một ngày, cậu con trai viết trên mặt đất: “Ta đời trước tội nghiệp rất nặng nên mới không thể lên tiếng. Nghe nói tượng Phật ở Đại Thánh Viện có thần thông. Ta xuất tâm xuất gia, cung phụng Đức Phật, hy vọng có thể tiêu trừ tội nghiệp của mình”. Được cha chấp thuận, từ đó, anh thành kính tu hành, ngày đêm không giải đãi. Vài năm sau, anh ta đột nhiên có thể nói chuyện, âm thanh rõ ràng, đầu óc linh hoạt vượt xa những người cùng tuổi.

Có một cậu bé què chính mắt nhìn thấy Thần tích này cũng phát nguyện suốt đời ở Đại Thánh Viện tu khổ hạnh, sám hối cầu phúc. Không tới một năm, cậu bé có thể đi đứng như người bình thường, gân cốt có thể duỗi thoải mái. Trong sách cổ có ghi, câu chuyện về hòa thượng câm và cậu bé què đã được ghi chép trên bia đá trong Viện.

Thành tâm sám hối có thể tiêu trừ tội nghiệp

Vào thời Cách mạng Văn hóa, tại một ngôi làng hẻo lánh miền núi ở phía tây Hồ Nam. Cách làng khoảng một dặm có ngôi miếu cổ cung kính thờ nhiều bức tượng Phật. Dưới ảnh hưởng của thuyết vô thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời kỳ “Phá tứ cựu”, chủ tịch hiệp hội nông dân địa phương Đặng đã dẫn đầu một nhóm dân quân đến phá hủy ngôi miếu.

Khi tới nơi, mọi người trong tâm vẫn còn kính sợ Thần Phật nên không ai dám “hạ thủ”. Cuối cùng, với sự khích lệ của trưởng thôn, ba dân quân chủ chốt đã xông về phía tượng, dùng dây thừng buộc cổ tượng Phật, kéo tượng ra khỏi cửa miếu. Tiểu Mỗ là một trong ba dân quân, anh ta nổ súng vào bức tượng Phật như bắn người, rồi lại kéo tượng xuống núi. Sau đó, dưới sự xúi giục và thúc ép, mọi người lại dùng dây thừng kéo tất cả tượng Phật lớn nhỏ trong chùa đến bờ sông, đốt mấy ngày mấy đêm mới xong.

Hồng vệ binh Trung Quốc kéo đổ các tượng Thần, Phật trong thời Cách mạng văn hóa (ảnh: china-underground).

Nhưng điều người ta không nghĩ tới là báo ứng tới ngay nhãn tiền. Chủ tịch hiệp hội nông dân không lâu sau đã không còn tại chức, hơn nữa ông ta mới ngoài 30 mắt đã mờ dần cho đến khi qua đời. Tiểu Mỗ đột nhiên bị nôn ra máu, không lâu sau thì qua đời. Một thủ lĩnh khác của đội dân quân là Trương. Anh ta không bao lâu sau thì thị lực suy giảm, mất sức lao động, vợ đem con đi tái giá, anh ta phải sống một mình qua ngày, mấy năm sau thì chết đói. Còn một người nữa là Thạch, anh ta thấy những người năm ấy cùng mình đập phá tượng Phật đều có kết cục thê thảm. Anh biết đó là báo ứng do hủy hoại tượng Phật, trong lòng ân hận vô cùng, nghĩ mình sớm cũng sẽ bị mất thị lực.

Kể từ đó, vào mồng một, ngày rằm; trời còn chưa sáng, anh ta lại quỳ lại dập đầu, hướng Thần Phật sám hối, suốt như vậy trong mấy chục năm. Mấy năm đầu anh ta bí mật làm, sau thì công khai, rồi còn thường xuyên giải thích, cảnh cáo người thân, nhất là người trẻ tuổi phải kính sợ Thần linh. Cũng bởi Thạch thành tâm sám hối nên được Thần khoan thứ, thị lực anh ta dần hồi phục, sống đến 80 tuổi mới ra đi thanh thản.

Không thể nghi ngờ, chính là Thần Phật từ bi đã ban cho những người thành tâm hối cải một cơ hội sửa sai, chuộc lại lỗi lầm. Đó cũng là bài học để cảnh tỉnh thế nhân, dù đã phạm tội nghiệp sâu nặng nhưng chân thành sám hối có thể được Thần Phật khoan thứ. Do đó, lời người xưa dạy chúng ta đều nên ghi khắc trong tâm: “Lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư”, “Thiện hữu thiện báo ác giả ác báo”…

Theo Lưu Hiểu / Epochtimes
Ngọc Mai (biên dịch)

Video xem thêm: Trung Quốc: có một tội ác 21 năm âm thầm trong bóng tối

Xem thêm:

Exit mobile version