Đại Kỷ Nguyên

Thành cổ Pompeii diệt vong: Lời cảnh tỉnh cho sự tha hoá đạo đức của con người

Ngày cuối cùng của Pompeii (1830-33), tranh của hoạ sĩ Karl Brullov (ảnh: Wikimedia Commons).

Thành cổ Pompeii phồn hoa, giàu có, ngoảnh mặt ra bờ vịnh Naples sóng yên bể lặng, bỗng một ngày hóa thành tro tàn trong lớp dung nham dày gần 20 mét. Nguồn cơn của thảm họa hủy diệt ấy đến từ đâu?

“Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người dân Pompeii. Hơn bất cứ điều gì khác, nó thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng sắc dục xa hoa, trụy lạc của họ.

Pompeii khi ấy còn được gọi là “kinh đô tửu sắc” của La Mã. Quả là “ngày mai khó mà đoán trước”, vào ngày 24 tháng 8 năm 79 (Sau Công Nguyên), núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội trong suốt 2 ngày và chôn vùi toàn bộ thành phố này trong lớp tro tàn.

Ngày nay, khi rảo bước trong những đống hoang tàn, đổ nát của thành cổ Pompeii, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy vô cùng băn khoăn. Vì sao thành phố xinh đẹp này phải hứng chịu thảm họa bất hạnh ấy? Vì sao những di chỉ còn sót lại của Pompeii mãi đến bây giờ mới được phát hiện sau gần 1.700 năm? 

Lịch sử một lần nữa để lộ cho con người thấy thảm họa của thành cổ Pompeii đúng vào lúc đạo đức nhân loại đang ngày càng trở nên tha hóa, bại hoại. Bài học ấy sau hàng nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị.

Khi chứng kiến tận mắt những di thể của nạn nhân vụ phun trào núi lửa đang co quắp, đông cứng đầy đau đớn trong lớp dung nham, con người hiện đại liệu có thấy được sự cảnh tỉnh của quá khứ?

Pompeii phồn vinh

Từ những tàn tích khai quật được trong đống đổ nát, có thể thấy Pompeii là một thành phố “hiện đại hóa”. Trong thành phố, các cửa hàng san sát nối tiếp nhau, hàng hóa rực rỡ muôn màu đủ chủng loại, việc giao thương buôn bán vô cùng hưng thịnh phát triển. Các đường phố, ngõ hẻm san sát, chằng chịt như bàn cờ. Xe ngựa xếp thành hàng dài trên đường phố. Xe bưu chính chỉ trong vài ngày là có thể di chuyển tới khắp các thành phố lớn của đế quốc La Mã.

Những vết bánh xe in sâu xuống đường năm đó vẫn còn lưu lại dấu tích, phía Đông có thể đi tới Tiểu Á, phía Tây có thể đi tới Tây Ban Nha. Cửa hàng, cửa hiệu có ở khắp nơi trong thành phố, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt nhỏ nhặt nhất như: sạp hoa quả, chợ rau, chợ cá, hàng thịt, quầy pho mát, hàng dầu oliu…

Thành phố Pompeii phồn hoa nổi tiếng với các tửu quán, tửu lầu. Di tích khảo cổ cho thấy khi đó Pompeii có khoảng hơn 100 quán rượu trong khi thành phố chỉ có 20 nghìn người.

Thành phố có tới 3 nhà tắm công cộng quy mô lớn, chia thành 2 khu nam và nữ. Trong mỗi khu lại phân thành bể chứa nước ấm, nước nóng và nước lạnh, mỗi lần có thể đủ chỗ cho 1.000 người tắm. Trong các nhà tắm công cộng còn có phòng thay quần áo, phòng massage, nhà vệ sinh, dưới nền nhà còn có hệ thống sưởi bằng hơi nước nóng được dẫn qua những đường ống bằng gốm sứ.

Với những vùng đất bên ngoài đế quốc La Mã ở Châu Âu khi đó, đây là tiêu chuẩn vô cùng hiện đại, vốn không thể tưởng tượng, phải sau 1.000 năm nữa mới đạt được.

Suối nước được dẫn từ trên núi cao cách thành phố 10 km xuống dưới, đường ống nước được làm bằng gốm sứ công phu. Tháp nước được xây dựng phía trên bể tắm công cộng, dùng một đường ống lớn dẫn nước vào. Sau đó, đường ống nhỏ lại dẫn nước tới từng vị trí có người sử dụng. Người dân thành phố Pompeii sớm đã biết sử dụng bồn cầu xả nước. Tất cả chất thải được thải ra từ đường cống ngầm rất dài dưới đất. 

Sự phồn thịnh của Pompeii khiến các nhà nghiên cứu không khỏi kinh ngạc. Thậm chí rất nhiều thành phố hiện đại cũng khó mà theo kịp được Pompeii. Nhưng phồn vinh không đồng nghĩa với văn minh. Pompeii là kinh đô tửu sắc, là nơi người ta hưởng lạc, phóng túng, tưởng là thiên đường nhưng lại là địa ngục đang chờ ngày phán xét.

“Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Câu nói này thậm chí còn được khắc lên cốc uống nước bằng bạc. Người dân Pompeii thời đó chỉ nhìn thấy trước mắt mình phải hưởng thụ hơn nữa, sa đọa hơn nữa, bất chấp hậu quả là gì. 

Tàn tích tại thành cổ Pompeii cho thấy nó đã từng là một thành thị vô cùng phồn vinh (ảnh: Wikimedia Commons).

Pompeii trụy lạc, tha hóa

Người Pompeii càng khoác lên mình tấm áo choàng hiện đại, phồn vinh thì càng ứng xử rời xa chuẩn mực đạo đức, càng làm những chuyện bại hoại nhân luân, phản đạo đức. Nô lệ ở đây phải chịu sự ngược đãi vô cùng khủng khiếp. Đó là tội ác của Pompeii.

Sự giàu có, của cải của Pompeii là do hoạt động mậu dịch với bên ngoài mang về. Nhưng người ta không chỉ trao đổi hàng hóa thông thường. Nô lệ mới chính là món hàng “hời” nhất, có lãi nhất. Nô lệ không được hưởng thân phận công dân, thậm chí không được coi là con người. Họ phải lao động rất nặng nhọc, phải mua vui ở đấu trường và bị dã thú cắn xé trước sự hưng phấn của hàng vạn người đang hò hét. Những người giàu thậm chí còn dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển bởi họ nghĩ như thế thịt lươn sẽ có mùi vị tươi ngon hơn.

Nhưng sự tha hóa nặng nề nhất của người Pompeii chính là phóng túng sắc dục. Trên khắp các bức tường của nhà xưởng, cửa hàng, nhà nghỉ của thành Pompeii đầy rẫy các loại bích họa rất khó coi, miêu tả cảnh quan hệ tập thể loạn tính, đồng tính luyến ái, chẳng phân nam nữ.

Nhà sử học Mary Beard thuộc Đại học Cambridge từng viết cuốn “Pompeii: The Life of a Roman Town”. Bà nói: “Trên các ô cửa, xưởng bánh, đường phố đều dễ dàng có thể nhìn thấy hình ảnh các bộ phận sinh dục, là biểu tượng của quyền lực, địa vị và may mắn”. Trong kỹ viện, nhà nghỉ, biệt thự, không chỗ nào là không trông thấy các bức họa, tác phẩm điêu khắc về tình dục. Thậm chí ngay tại công viên, những bức tượng điêu khắc cảnh giao hoan nam nữ cũng được bày biện khắp nơi.

Pompeii chỉ có 2 vạn nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện, toàn xã hội túng dục loạn tính, tạo thành tội ác lớn. Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis I khi cùng vợ tham quan các bức bích họa ở Pompeii đã cảm thấy xấu hổ vô cùng, liền cho đóng cửa triển lãm. Đến tận năm 2000, các chuyến tham quan mới được mở cửa lại. Nhưng đó thực sự là một điều đáng buồn bởi nó chứng minh rằng xã hội hiện nay thậm chí còn phóng túng dục vọng, loạn tính, đạo đức trượt dốc hơn cả Pompeii.

Thần đặt định ra những quy tắc đạo đức cho con người. Dâm loạn, tà dâm chính là hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất với Thần. Nhưng ở Pompeii người ta cho đó là điều tất yếu, là chuyện thông thường, phổ biến. Nhiều người cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii chính là có quan hệ đến sự bại hoại về đạo đức, sự phóng túng dục tính này. 

Khai quật một căn nhà vào cuối thế kỷ 19 (ảnh: Wikimedia Commons).

Lấy việc hủy hoại sinh mệnh người khác làm thú vui

Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất thế giới. Nó có sức chứa lên tới 12 nghìn người trong khi dân số Pompeii chỉ là 20 nghìn người. Với sức chứa lên đến hơn một nửa dân số, đủ thấy người dân Pompeii cuồng nhiệt say mê những cuộc đấu người – thú ra sao. Lấy việc hủy hoại sinh mệnh người khác làm trò vui tiêu khiển cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến thành phố Pompeii gánh chịu thảm họa. 

Trong những đấu trường này, người ta thả lẫn nô lệ và thú dữ vào trong. Những con thú bị bỏ đói nhìn thấy những người nô lệ liền lập tức lao vào cắn xé. Người nô lệ chỉ có thể dùng tay không để vật lộn, chống trả con thú dữ. Họ không có bất cứ trang bị bảo hộ nào.

Cuộc đấu ấy không phải là thể thao mà chính là giết người thực sự. Tiếng gầm hú ghê rợn của thú vật, tiếng kêu thảm thiết của nô lệ dường như không khiến khán giả động lòng. Thay vào đó những tiếng hò hét phấn khích, vỗ tay vang dội trên khắp các khán đài.

Nhân họa dẫn tới thiên tai

Người ta phát hiện 5.000 di thể người dân Pompeii chất thành gò, tầng tầng lớp lớp bị bụi thời gian làm cho đông cứng. Ngày 24/8/79 đã trở thành một ngày đáng nhớ khi trận thiên tai nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới cổ đại đổ ập xuống nơi đây. Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, có ít nhất hơn 5.000 người dân thành Pompeii biến mất khỏi mặt đất khi núi lửa Vesuvius giận giữ điên cuồng. 

Điều đáng nói là ngọn núi lửa đã ngủ yên suốt 800 năm, nằm cách Pompei khoảng 10 km đột nhiên tỉnh dậy, phun trào vô cùng dữ dội. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên mà chính là quả báo khi người ta đã gây ra quá nhiều tội ác. Thần muốn dùng nó để thức tỉnh con người, làm bài học răn dạy người tương lai.

Từng đợt khói đặc cuồn cuộn, vô số nham thạch từ miệng núi lửa ùn ùn phun trào phát ra những tiếng nổ mãnh liệt giữa không trung. Chỉ trong nháy mắt, bầu trời trở nên mù mịt, mặt đất thì ầm ầm rung chuyển. Những dòng nham thạch phun trào và chảy xuống mặt đất, quét qua những con phố và khiến tất cả đông cứng thành đá.

Một lượng lớn đá tảng và tro núi lửa đã bít chặt mọi cánh cửa ra vào của người dân, khiến họ chết vì ngạt thở. Chỉ vỏn vẹn trong 18 giờ đồng hồ, núi lửa Vesuvius đã phun trào tổng cộng hơn 10 tỷ tấn nham thạch và tro tàn. Cả thành Pompeii phồn vinh đã bị chôn vùi dưới độ sâu hàng chục mét như thế. 

Những con phố hoa lệ, sầm uất, những đấu trường điên cuồng, dã man, những người dân xa xỉ, lãng phí… chỉ trong nháy mắt tất cả đều biến thành hư vô. Người Pompeii có nằm mơ cũng không ngờ được rằng “ngày mai khó đoán trước” ấy lại tới nhanh như vậy. Cùng với sinh mệnh của họ, cả một nền văn minh, những thành trì vững chắc cũng sụp đổ theo. Và đây là câu nói cuối cùng của một người dân viết vội trên tường trong cái ngày thảm họa xảy ra: “Đây là một thành phố tội ác đáng chết”. 

“Núi lửa Vesuvius đã làm cho thành phố đông cứng trong phút chốc. . . giống như côn trùng bị đóng trong hổ phách.”

Nhà văn nhân chứng thời đó, Pliny the Younger, đã theo dõi thảm họa này từ Misenum, trông qua Vịnh Naples, đã viết. “Tro bụi vẫn đang đổ xuống, ngày một nóng hơn và dày đặc hơn,” sau đó ông viết, “tiếp theo đó là sự tràn vào của những tảng đá núi lửa và những viên đá bị cháy đen và nứt toác vì bi lửa thiêu.”

Lúc đó, hàng ngàn người trong thành phố đã tháo chạy trong cơn hoảng loạn. Những người trú ẩn ở lại thành phố đã không có cơ hội sống sót. Cơn mưa của đã núi lửa mang một sức mạnh chết chóc, đè bẹp tất cả mái nhà và vùi lấp toàn bộ mọi người bên trong đó.

Ngay sau nửa đêm, núi lửa Vesuvius lại bùng nổ một lần nữa, phóng ra một lượng lớn tro và khí nóng với tốc độ lên đến 100 dặm một giờ. Thành phố Pompeii và Herculaneum đã bị nuốt chửng hoàn toàn trong tro bụi.

“Garden of the Fugitives” (Vườn những người trốn chạy). Hình đổ khuôn các nạn nhân vẫn ở tại chỗ, nhiều hình hiện ở tại Bảo tàng Khảo cổ Naples (ảnh: Wikimedia Commons).

Những nỗ lực tìm kiếm của các nhà khoa học

Nhiều thế kỷ trôi qua, vị trí của các đô thị La Mã cổ bị chôn vùi bởi núi lửa Vesuvius đã bị lạc mất. Nhà sử học John Bodel của Đại học Brown nói rằng chúng đã trở thành các “thành phố chỉ có trong truyền thuyết”. Khi một phần của thành phố Herculaneum tình cờ được phát hiện vào năm 1709, các chuyên gia hiểu rằng họ đã có thể tìm ra những địa điểm gần như huyền bí này.

Nhưng trong khoảng hơn một thế kỷ sau đó, hầu hết các nỗ lực khai quật các địa điểm trên đã được thực hiện rất ngẫu nhiên. Tới năm 1863, nhà khảo cổ học người Ý Giuseppe Fiorelli mới bắt đầu khai quật thành cổ Pompeii một cách có hệ thống.

Những điều mà ông tìm được đã là những khám phá gây chấn động.

Được bao phủ bởi các mảnh vụn núi lửa với độ dày đến 30 feet, phần lớn thành Pompeii đã được bảo tồn nguyên trạng. Bodel nói: “Núi lửa Vesuvius đã làm đông cứng thành phố trong phút chốc, giống như côn trùng bị nhốt trong hổ phách vậy. Thợ đào tìm thấy những ổ bánh mì còn nguyên vẹn và những quả trứng vẫn còn nguyên trong vỏ”. 

Pompeii vẫn là địa điểm khảo cổ quan trọng nhất trong thế giới La Mã.

Việc khám phá Pompeii là “một sự kiện lớn trong lịch sử thế giới”

Bodel nói. Các ngôi nhà, cửa hàng, đền thờ, và hàng ngàn bức bích họa – vẽ trên tường thạch cao – tạo thành hình ảnh chi tiết nhất của một thành phố La mã cổ đại từng được phát hiện.

Khảo cổ cũng cho phép nhìn thấy tận mắt những nạn nhân ở thành phố Pompeii, vật chất núi lửa phun trào từ Vesuvius đã bao phủ nhiều người, làm họ lập tức bị đông cứng lại.

Khi các xác chết phân hủy, chúng để lại bộ xương của nạn nhân bên trong các hình hài đau đớn của cơ thể họ vào giây phút tử vong. Để bảo quản các hình hài đó, Fiorelli đã đổ thạch cao vào bên trong chúng, giống như một nghệ sĩ đổ khuôn đúc tác phẩm.

Hình một người đàn ông cuộn tròn như một quả bóng; hình một người khác đang dướn lên để tự bảo vệ mình; hình một bà mẹ đang che chở cho đứa con. Hình hài của những người đang ở thời điểm chết đó là chứng cứ ghê rợn về số kiếp cực kì đen đủi của thành cổ Pompeii.

Công nghệ mới

Các nhà khoa học ngày nay đang biết nhiều hơn về cuộc sống của công dân Pompeii nhờ sử dụng công nghệ mới. Ví dụ, mãi cho đến gần đây, không có cách nào để nghiên cứu xương đúc bên trong lớp thạch cao dày.

Hiện nay, sử dụng quét CT (tia X 3 chiều có độ phân giải cao), các kỹ thuật viên có thể nhìn thấu vào trong các mẫu đúc, từ đó vẽ lại một bức tranh rõ nét hơn về những con người đó và những gì đã xảy ra với họ.

Cho đến nay, các cuộc nghiên cứu đã cho thấy người Pompeii có hàm răng khỏe mạnh, cho thấy chế độ dinh dưỡng tốt. Hàng trăm túi chất thải của con người từ hệ thống cống của thành phố cũng chỉ ra một chế độ ăn uống lành mạnh giàu ngũ cốc nguyên hạt, quả, hạt và cá.

Ngoài ra, các cuộc khám phá còn cho thấy những người Pompeii đã bị chết như thế nào: từ chấn thương ở đầu do đá rơi hoặc do nhà sập.

Bài học chưa bao giờ cũ của thảm họa Pompeii

Thảm họa ở thành Pompeii khiến nhiều người cảm thấy dường như Thần đã đột nhiên đã quăng xuống một tấm lưới vô biên, vô tận màu đen để tóm gọn toàn bộ tội ác tày trời của con người, đồng thời quét sạch những thứ dơ bẩn. Những hình người, hình thú bị đông cứng và chôn vùi trong lớp bụi đất tro tàn núi lửa cho thấy vào thời khắc cuối cùng mọi sự hối hận đều đã trở nên quá muộn màng. 

Nhưng con người hiện đại dường như không nhìn thấy bài học nhãn tiền ấy. Ngày nay, người ta mở cửa di tích Pompeii vì mục đích thương mại, du lịch, coi thảm họa ngày nào thành cơ hội kiếm tiền. Lại có nhiều người bản thân đạo đức bại hoại, còn sáng tác ra những tác phẩm thơ ca, nghệ thuật, ca ngợi sắc dục phóng túng chính là “vẻ đẹp” của Pompeii. 

Thần không vô cớ trừng phạt con người. Mọi chuyện là chính do con người tạo nên, gây nên, phải gánh chịu nghiệp báo là điều đương nhiên. Thần trân quý sinh mệnh con người còn hơn cả bản thân chúng ta, vốn không muốn người ta tự hủy hoại mình nên luôn có lời cảnh tỉnh, điểm hóa. Nhưng từ lâu, văn hóa của nhân loại đã biến dị dần theo thời gian. Nhất là khi cuộc “cách mạng tình dục” nổ ra trong những năm 60, đạo đức nhân loại đã tiến đến bờ vực thẳm.

Lẽ nào Thần lật lại trang sử chấn động từ lâu đời như vậy chỉ để con người thưởng thức, lấy đó làm cảm hứng sáng tác nghệ thuật? Đó đích xác là một lời nhắn nhủ, hơn thế còn là lời cảnh tỉnh cho con người tương lai. Nếu không thể quay về với thiện lương, chân giá trị, không thể vực dậy đạo đức xã hội, cả nhân loại này sẽ tiến đến bờ vực diệt vong.

Câu chuyện luân hồi: Lấy trộm tiền chùa, thư sinh nghèo biến thành lừa trả nợ

Exit mobile version