Hoá ra tác phẩm Tây Du Ký là cuốn sách truyền kỳ về người tu luyện, là một tác phẩm dự ngôn vĩ đại của nhân loại…

Nhắc đến tác phẩm Tây Du Ký, từ trẻ em cho tới người già hầu như không ai là không biết. Nhớ lại khi xưa, lúc còn rất nhỏ, mỗi lần đọc truyện Tây Du Ký đến những đoạn về thơ từ và tu luyện là tôi đều bỏ qua, chỉ chú tâm xem những tình tiết có hứng, nhất là những cảnh hành động. Ngẫm kỹ lại cảm thấy có rất nhiều người có thói quen giống tôi khi ấy. Nguyên nhân là bởi phần lớn những người không tu luyện đối với những thứ như: Mộc Mẫu, Nguyên Thần, Thi Quỷ, Thỏ Ngọc… thì khi đọc tác phẩm dường như đều không có sự hiểu biết gì nhiều.

Ngày ấy mỗi khi đọc truyện, tôi luôn có cảm giác Đường Tăng là một người rất… đần độn, không có chút năng lực gì ngoài mỗi việc thường xuyên đọc chú Kim cô trách phạt Ngộ Không. Mỗi lần bị yêu quái bắt đi thì không hề có chút thần thông phép thuật gì, chỉ biết có tụng kinh trì chú, kêu Tôn Ngộ Không ứng cứu. Đặc biệt trong tập: “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”, tôi cứ mãi cảm thấy bất bình cho nhân vật Tôn Ngộ Không.

Tuy vậy lắm lúc tôi cũng rất bội phục trước sự kiên cường của Đường Tăng, mặc dù không có năng lực gì, mỗi lần bị yêu quái bắt đi, lúc thì muốn hấp, khi lại muốn đem đi xẻ thịt để ăn, khá nhiều lần lại còn bị dụ dỗ và bắt ép làm phò mã của yêu tinh… Trải qua muôn trùng cám dỗ, khó khăn và khổ nạn nhưng Đường Tăng đều trước sau như một không hề dao động chính niệm của mình, một lòng hướng Phật cầu kinh.

Có một điều đặc biệt là hầu như bất cứ đứa trẻ nào cũng thích Tôn Ngộ Không vì nhân vật này có thần thông quảng đại, biến hóa khôn lường. Ngộ Không lúc thì xuống Long cung du ngoạn, khi lại đến địa phủ dạo chơi, lúc lên thiên đình ngắm cảnh, khi trộm đào tiên giải trí, náo loạn thiên đình, tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh…

Vì muốn bản thân trường sinh bất tử, thọ cùng trời đất mà “chú khỉ đá” này một mình lên đường tầm sư học đạo, học được 72 phép thần thông biến hoá, cưỡi Cân Đẩu Vân, luyện thành Hỏa Nhãn Kim Tinh phân biệt được hết thảy yêu quái, ma quỷ thế gian. Tôn Ngộ Không có biết bao năng lực: Vào lửa không cháy, vào nước không ướt, sét đánh không chết. Một gậy Kim Cang Bổng đấu khắp thiên đình không có đối thủ. Tôi cứ luôn có cảm tưởng rằng Tôn Ngộ Không là hiện thân của tài năng và chính nghĩa. Nhân vật huyền thoại này đã tiếp cho tôi sức mạnh để mà tin tưởng vào chính nghĩa, giống như một hình mẫu lý tưởng cho tôi theo đuổi, giúp tôi không sa ngã vào dòng chảy của xã hội tha hoá này. Thật sự phải cảm ơn Tôn Ngộ Không rất nhiều!

Một cảnh trong phim Tây Du Ký 1986 (ảnh: Wikipedia).

Riêng về phần Trư Bát Giới tham ăn, tham sắc lại lười làm, cứ hơi một chút là đòi phân chia hành lý về Cao Lão Trang, nhân vật hài hước này cũng đã để lại cho tôi những ấn tượng không nhỏ. Sau này dần dần trưởng thành, mỗi lần kiểm điểm bản thân, tự thấy chính mình cũng có không ít những điểm xấu giống như Trư Bát Giới, cứ như thể nhân vật Nhị đồ đệ của Đường Tăng này là tấm gương phản chiếu cho tôi xem những chỗ thiếu sót của mình vậy. Nói như vậy nhưng bản thân Trư Bát Giới cũng có những điểm tốt của mình, ít khi tức giận, mỗi khi làm sai bị đại sư huynh Ngộ Không trách mắng, Trư Bát Giới lại nhẹ nhàng ngon ngọt gọi hai tiếng: “Hầu ca” rồi lại vui vẻ bình thường, biết sai sửa sai, cùng sư phụ và sư huynh đệ lên đường thỉnh kinh, công sức cũng góp phần không hề là nhỏ.

Nhân vật Sa Tăng cũng rất ấn tượng, trước sau luôn khiến người xem cảm nhận là người trung thực thật thà, làm tốt bổn phận tu hành của mình: vị Tam đồ đệ của Đường Tăng này chuyên cần chịu khó, luôn phối hợp vô điều kiện với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới trong suốt cả chặng đường sang Tây Phương thỉnh kinh, đặc biệt là trong những lần bảo vệ sư phụ, diệt trừ yêu quái. Không những vậy, Sa Tăng lại luôn là người ở giữa dung hoà mối quan hệ bất đồng giữa Ngộ Không và Bát Giới. Trước sau như một, Sa Tăng không hề phát sinh tư tâm, người như vậy luôn khiến cho người khác yêu thích, quả là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập.

Trước đây vì không biết nên tôi cứ thắc mắc mãi, không hiểu sức mạnh nào khiến cho thầy trò Đường Tăng bất chấp nguy nan, vượt qua muôn vàn khổ nạn và sự rình rập của bọn yêu quái để đến Tây Phương lấy kinh cho bằng được, cuối cùng chứng được chính quả? Các đệ tử của Đường Tăng, người nào cũng thần thông quảng đại, bản sự đầy mình nhưng dưới sự chỉ dẫn của Bồ Tát, ai nấy đều tận lực phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh khiến cho người ta cảm nhận một sức mạnh đoàn thể thật là vĩ đại. Điều làm cho người ta càng cảm thấy vĩ đại hơn nữa đó chính là mục tiêu thỉnh nguyện chân kinh, hồng dương Phật Pháp. Chính những việc này đã khiến cho thâm tâm tôi có cảm giác bội phần khâm phục những người tu hành trong quá khứ.

Sau này trưởng thành, tôi cũng từng đọc lại Tây Du rất chi tiết nhưng cũng không cảm nhận được thêm gì nhiều, chỉ thấy vô cùng hứng thú với nội hàm của văn hoá truyền thống Trung Hoa. Nhiều lần xem Tây Du đã để lại trong tôi rất nhiều câu hỏi, ví như tại sao Ngộ Không chỉ có thể học được 72 phép thần thông, tại sao nhiều lúc Ngộ Không không dùng thuật ẩn thân, tại sao sau khi lấy được chân kinh rồi còn phải gặp thêm 1 nạn nữa… 

Hoá ra tác phẩm Tây Du Ký là cuốn sách truyền kỳ về người tu luyện, là một tác phẩm dự ngôn vĩ đại của nhân loại, là cuốn sách xuyên suốt 400 năm lịch sử từ triều đại nhà Minh đã dự ngôn cho con người: Tương lai khi thời mạt Pháp đến sẽ có một số lượng lớn những người tu luyện Đại Pháp xuất hiện. Họ cũng sẽ giống như thầy trò Đường Tăng, vượt qua ma nạn, đem chân tướng phúc âm tới nhân gian cứu độ chúng sinh.

Thấu hiểu Tây Du Ký, thấu hiểu kiếp nhân sinh…

Vũ Minh
Theo Zhengjien

Video: Huyền cơ ẩn sau những nhân vật được lựa chọn trong Tây Du Ký

videoinfo__video3.dkn.tv||48868aefb__