Trong lịch sử chỉ có một vị Đại tướng như Hàn Tín, dụng binh như Thần, nhất thống thiên hạ, mới nhận được danh hiệu kính trọng như thế. Mà Trương Sở coi Nhạc Phi là chiến Thần tái sinh, đề cử đến vị trí là người trọng yếu nhất phạt Kim cứu quốc…
Năm 1127 sau Công Nguyên, niên hiệu nước Tống đổi từ “Tĩnh Khang” thành “Kiến Viêm”. Tống Cao Tông đăng cơ xưng đế, lịch sử chính thức chuyển từ triều đại Bắc Tống sang triều đại Nam Tống. Vị hoàng đế mới hơn 20 tuổi, thái độ đối với người Kim là nên hòa hay chiến vẫn còn do dự. Tuổi trẻ tương đồng, Nhạc Phi đã dâng lên tấu chương với lời lẽ chân thành và tình cảm mãnh liệt.
Ông nói: “Bệ hạ đăng cơ, dân chúng đã có nơi quy về, quốc gia đã có người chủ trì, đã hoàn toàn đánh bại âm mưu của người Kim”. Đội quân Cần Vương ngày càng lớn mạnh, quân Kim lại buông lơi lười biếng, đúng là thời cơ vô cùng tốt để xuất quân Bắc Phạt. Nhưng nhóm người Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn… lại xúi giục hoàng đế dời đô an phận. Nhạc Phi hy vọng Cao Tông có thể trở lại Khai Phong Đông Kinh, chủ trì đại nghiệp kháng Kim. Ông còn tỏ vẻ vô cùng có lòng tin, đến lúc đó “tướng soái một lòng, sĩ tốt làm khí”, “miền đất Trung Nguyên sẽ sớm được khôi phục”.
Khi đó Nhạc Phi mới gần 25 tuổi, chức vụ chính thức của ông chỉ là một vị quan binh nhỏ cấp bảy, lại có thể viết được bản tấu lưu loát, ngôn ngữ khuyên nhủ vào thời điểm xấu tệ. Ông vô cùng dũng cảm và gan dạ sáng suốt khiến người cảm phục. Nhưng trong triều, phái gian thần chủ trương hòa hoãn đã xúi giục khiến hoàng đế mất hết tiết tháo mà đầu hàng, phe trung thần chủ trương đánh có chí khí cũng khó thay đổi cục diện. Nhóm người Hoàng Tiềm Thiện… cho rằng “quan viên nhỏ càng không có chỗ để lên tiếng”. Vì vậy, họ đã tước đoạt chức quan và đuổi Nhạc Phi ra khỏi quân đội, khiến ông lâm vào tình huống bất đắc bất xử, “cô kiết nhất thân, chật vật sống nơi đất khách quê người”.
Nhạc Phi tự mình tòng quân lúc 20 tuổi, vì cha mất mà phải trở về quê hương. Sau khi giữ trọn đạo hiếu, ông lại tòng quân lần nữa, nhưng vì bị tước mất chức quan nên đã bị ép phải rời quân ngũ. Lần thứ 3 tòng quân, Nhạc Phi lại bởi vì lời nói thẳng thật trong khi viết tấu chương mà bị gian thần giáng chức. Dù trải qua trùng trùng điệp điệp khó khăn trong những năm tháng binh nghiệp đầu đời, Nhạc Phi không vì thế mà vơi đi hoài bão đền nợ nước trong lòng. Vào tháng 8, ông kiên quyết đi lên phía Bắc, đến tiền tuyến kháng Kim và biết được phủ Đại Danh (nay là khu Đông Nam Bộ huyện Đại Danh, Hà Bắc) đang chiêu mộ nghĩa binh Chiêu An Ti Hà Bắc.
Tại Chiêu An ti, một người tên là Triệu Cửu Linh đã tiếp đón Nhạc Phi. Vị này do danh thần Lý Cương tiến cử làm quan, vào những năm cuối thời Bắc Tống, rất ngưỡng mộ tài năng tác chiến của Nhạc Phi, cũng nhận định ông là “Thiên hạ kỳ tài”, và tiến cử ông với Chiêu phủ ti Trương Sở.
Trương Sở cũng là một vị tướng rất yêu quý và trân trọng tài năng. Sách sử ghi lại, Nhạc Phi chỉ vì đắc tội với kẻ quyền thế mà bị tước mất quan chức, Trương Sở lại trịnh trọng coi ông là “Đãi dĩ quốc sĩ”, “quốc sĩ” chính là người ưu tú nhất của đất nước, tài năng trụ cột xuất chúng của quốc gia, thường được tôn xưng là “nhân tài kiệt xuất”. Trong lịch sử chỉ có một vị Đại tướng như Hàn Tín, dụng binh như Thần, nhất thống thiên hạ, mới nhận được danh hiệu kính trọng như thế. Mà Trương Sở coi Nhạc Phi là chiến Thần tái sinh, đề cử đến vị trí là người trọng yếu nhất phạt Kim cứu quốc.
Vậy Trương Sở đã đối xử với vị quốc sĩ này như thế nào? Đầu tiên, ông muốn biết bản lĩnh thực sự của Nhạc Phi, liền hỏi: “Một mình ngươi có thể ngăn cản được bao nhiêu quân địch?” Nhạc Phi đáp: “Dũng cảm thôi chưa đủ. Mưu tính trước khi dùng binh”.
Theo quan điểm của Nhạc Phi, không có một thân võ nghệ thì cũng không thể trở thành tướng sĩ tốt nhất, nhưng mưu trí mới là yếu tố quyết định thắng bại, đây chính là đạo lý trong binh pháp “Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao” (Đánh địch tốt nhất là đánh bằng mưu kế, tiếp đến là đánh bằng ngoại giao). Trong ‘Tống sử’ có ghi chép, Nhạc Phi còn lấy một ví dụ, thời Hậu Tấn, đại phu Loan Chi dùng bụi đất dụ địch mà khắc chế quân Sở, Mạc Ngao nước Sở chọn dùng kế sách của đại phu đã đánh bại Giảo Quốc để chứng tỏ tầm quan trọng của tài mưu lược trên chiến trường. Trương Sở nghe vậy thì tỏ ra nghiêm nghị và bắt đầu kính nể, sợ hãi thán phục nói: “Ngài chắc chắn không phải là người đứng trong hàng ngũ binh lính rồi”.
Hai người càng trò chuyện càng hợp ý, Nhạc Phi lại khẳng khái nói với Trương Sở về ý nghĩa của việc lấy lại vùng đất Hà Bắc đã bị mất. Khai Phong với tư cách là đô thành của Bắc Tống, phải dựa vào phòng tuyến Hà Bắc mới có thể ổn định. Nếu Trương Sở mong muốn xuất binh chinh chiến thì ông sẵn sàng dấn thân vì nước, muôn chết không từ. Trải qua cuộc thảo luận lần này, Trương Sở càng thêm tin tưởng vững chắc, Nhạc Phi là một bậc ‘Thiên túng kỳ tài’, có thể gặp và không thể cầu, đặc biệt để ông với thân phận là một người bình thường trở thành Trung quân Thống lĩnh, rất nhanh sau đó đã cất nhắc lên chức vụ Vũ Kinh Lang.
Mặc dù Nhạc Phi không giống như Hàn Tín làm tới chức Đại tướng quân, nhưng lại gặp được một vị tướng quân khác ngoài Tông Trạch đánh giá cao năng lực và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp lần thứ 4 của mình. Dựa vào Thần lực trời sinh và lòng son dạ sắt, Nhạc Phi nhanh chóng thành lập Quân Công, trở thành đại anh hùng ba quân trong quân đội nước Tống.
Ví dụ như, khi giao chiến với hàng vạn quân Kim, thủ lĩnh Vương Ngạn chuẩn bị ngưng chiến, Nhạc Phi vũ dũng hơn người khuyên can không thành, đành phải một mình dẫn một số ít binh lính ra chiến đấu. Ông khích lệ thủ hạ sĩ tốt: “Tuy rằng số người của chúng ta ít, cũng nên cố gắng đánh thắng trận, không thể liều mình giết địch, trảm!” Thế là Nhạc Phi cùng quân Kim liều chết chiến đấu, bản thân ông cũng bị thương hơn 10 chỗ, cuối cùng anh dũng đẩy lui quân địch.
Một ví dụ khác, năm Kiến Viêm thứ 3 (1129), Nhạc Phi sử dụng 800 quân đối kháng với 50 vạn quân cường đạo của Vương Thiện, Tào Thành … ở cổng Nam Huân, thành Nam phủ Khai Phong. Lúc ấy, bên ngoài thành tiếng trống rung trời, quân đội nhà Tống còn lo lắng không thể chiến thắng, Nhạc Phi lại tự tin nói: “Xem ta làm chư quân phá địch”. Ông một người một ngựa xông lên dẫn đầu, bên trái mang theo cung tên, tay phải cầm thiết thương, dẫn theo các dũng sĩ ứng chiến. Họ chiến đấu tung hoành trong lòng địch chừng khoảng 5 đến 6 giờ đồng hồ, quả nhiên phá được. Binh Kim đại loạn, quân lính tan rã.
Nhạc Phi tác chiến, võ công, mưu lược, sự gan dạ sáng suốt, trung nghĩa đều xếp hàng thứ nhất, ông được xưng là Chiến Thần thời Tống. Hơn nữa, ông luôn làm gương cho binh sĩ, ảnh hưởng đến mỗi người bên cạnh mình, nhờ đó ông đã tạo nên một đội dũng sĩ trung can nghĩa đảm giống như ông, tạo thành đội quân Nhạc Gia tinh nhuệ nhất, cường đại nhất triều đại Nam Tống.
(Còn tiếp…)
- Xem trọn bộ Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi
Tác giả: Liễu Địch – Epoch Times
San San biên dịch