Đại Kỷ Nguyên

Thiệu Ung nói rõ nguồn cơn họa phúc qua câu chuyện ‘Tiều phu và người đánh cá’

Thiệu Ung, đại tiên tri thời Bắc Tống. (Ảnh: Wikipedia)

Phúc khí như thế nào? Tai họa như thế nào? Vài ba câu không thể nói rõ, từ xưa đến nay, mọi người đều hy vọng có thể đón được phúc lành, tránh được tai họa. Đại tiên tri Thiệu Ung thời Bắc Tống từng sáng tác một thiên cổ kỳ văn, là ‘Tiều phu và người đánh cá’, thông qua cuộc đối thoại giữa người đánh cá và vị tiều phu, ông đã công bố mối quan hệ phúc họa.

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn ba đoạn hội thoại trong cuốn ‘Tiều phu và người đánh cá’.

Cuộc đối thoại giữa tiều phu và người đánh cá. (Ảnh: Pixabay)

Đoạn đối thoại thứ nhất

Khi đi ngang qua bờ sông, tiều phu gặp người đánh cá. Ông liền hỏi: “Trên lưỡi câu không có mồi, liệu có câu được cá không?” 

Người đánh cá đáp: “Không thể!”.

Tiều phu làm vẻ trầm ngâm suy nghĩ rồi lại hỏi tiếp: “Xem ra, điểm mấu chốt để bắt cá là mồi câu chứ không phải lưỡi câu. Điều này cho thấy, bởi vì cá tham lam miếng mồi nên mới bị hại. Con người cũng bởi vì ăn cá mà muốn hưởng lợi. Tất cả cũng đều là vì miếng ăn, kỳ thực đều nhận lợi ích như nhau, nhưng kết quả lại khác nhau. Nguyên nhân vì sao vậy?” 

Người đánh cá nói: “Lợi của cá và của ta là giống nhau. Cái hại của cá và của ta cũng như nhau thôi. Ngươi chỉ nhìn thấy một mà không thấy hai. Cá nhân được thức ăn, ta cũng có đồ để ăn. Cá bị hại bởi đồ ăn, ta cũng bị hại bởi đồ ăn mà. Ngươi chỉ biết cá có lợi vì được ăn mỗi ngày mà không biết rằng nếu người không có đồ ăn thì thân thể sẽ như thế nào?” 

Như vậy thì, cái hại của thức ăn đem tới là nặng, còn cái hại của câu cá thì nhẹ hơn. Ngươi chỉ biết rằng ta kiếm được lợi nhuận bằng cách bắt cá mỗi ngày, làm sao biết được tác hại của việc nếu ta không thể bắt cá chứ? Nếu như lấy cá làm nguồn cơn thì người ăn cá sẽ khiến cá chịu nhận thương tổn. Nếu lấy con người làm gốc rễ vấn đề thì cá dùng làm thức ăn, nếu người không ăn thì chắc chắn sẽ bị thương tổn. 

Chưa kể đến việc câu cá ở sông và biển lớn nguy hiểm như thế nào? Cá sống dưới nước, con người sống trên cạn, nước và đất khác nhau nhưng lợi ích thì giống nhau. Cá khổ vì mồi câu, người khổ vì tài vật, mồi câu và tài vật khác nhau nhưng lại có hại như nhau, cần gì phải phân biệt cái này cái kia. Những gì ngươi đang nói chỉ là bản chất của sự vật, thế nhưng sự vật là có biến hóa”.

Người xưa có câu: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”. (Ảnh: Adobe Stock)

Cuộc hội thoại thứ 2

Tiều phu hỏi: “Cá có thể ăn sống được không?”

Người đánh cá đáp: “Nấu chín rồi thì mới có thể ăn”.

Tiều phu: “Vậy ngươi phải dùng củi của ta nấu cá phải không?”

Người đánh cá: “Đương nhiên rồi”.

Tiều phu: “Ta biết rồi, bởi vì củi của ta là nguyên do khiến cá của ngươi thay đổi”.

Người đánh cá: “Ngươi biết củi có thể nấu được cá của ta, nhưng có thể người không biết vì sao củi ấy lại nấu được cá. Cách dùng củi nấu cá đã có từ lâu, điều này từ trước đến nay mọi người đều biết. Thế nhưng rất có thể có người không biết rằng tác động đến việc cá thay đổi là do lửa. Nếu không có lửa thì củi của người có chất đống như núi cũng có ích gì đâu?”

Tiều phu nghe xong trầm ngâm đáp: “Ta nguyện ý nghe ngươi nói đạo lý trong đó”.

Người đánh cá giảng giải: “Lửa sinh ra từ động, nước sinh ra từ tĩnh. Động và tĩnh phụ thuộc lẫn nhau, nước và lửa hỗ trợ cho nhau. Nước và lửa là dụng, cỏ cây là thể. Công dụng tồn tại ở lợi, thân thể tồn tại ở hại. Biểu hiện của lợi và hại thể hiện ra ở cảm tình. Thể và dụng ẩn trong tính tình. Một sáng một tối, chỉ có thánh nhân mới hiểu được đạo lý giữa củi và lửa. Giống như cá của ta, không có lửa sẽ không thể nấu chín, cũng không thể ăn, làm sao có thể nuôi sống con người?”

Cuộc hội thoại thứ 3

Tiều phu hỏi: “Câu cá cần những gì?”

Người đánh cá nói: “Cần tới 6 thứ, đó là cần câu, dây câu, phao câu, lưỡi câu và mồi câu, lưới câu. Nếu không có thì không câu được cá. Thế nhưng đôi khi có 6 thứ này rồi mà vẫn không câu được cá là nguyên do vì sao. Cũng có khi không có 6 thứ này mà vẫn có thể câu được cá. Cho nên mới nói, 6 vật dụng này phát huy được tác dụng là dựa vào sức lực của con người. Khi không câu được cá là thiên ý. Tuy nhiên cũng có khi 6 vật dụng không câu được cá không phải do thiên ý mà là bởi ý chí của con người”. 

Cũng có khi 6 vật dụng không câu được cá không phải do thiên ý mà là bởi ý chí của con người”. (Ảnh: Adobe Stock)

Người xưa nói: “Họa nằm trong phúc, phúc ẩn trong họa”. Phúc họa của con người đều có thể tự tích. Ông Trời có đức hiếu sinh, cấp cho mỗi người một tai họa thì cũng cấp cho họ một phúc khí, là phúc hay họa, chọn thế nào đều dựa vào bản thân mỗi người. 

Theo Vision Times
San San biên dịch

Exit mobile version