Thu phân là giữa thu
“Thu phân” là thời tiết giữa tháng 8 hoàng lịch, là thời điểm ngày đêm quân bình, nóng lạnh cân bằng, hàng năm cứ vào khoảng trước sau ngày 23 tháng 9 dương lịch là bước vào tiết khí này. Tiết thu đến ngày thu phân là điểm giữa của mùa thu, hay còn gọi là Trung thu. Tết Trung thu, một lễ hội lớn trong văn hóa truyền thống, diễn ra chính vào thời điểm thu phân. Năm 2023 là năm chí nhuận, nên Tết Trung thu năm nay đến muộn hơn thường lệ.
Hai ngày xuân phân và thu phân là những điểm bước ngoặt trong tiết khí một năm. Quan sát từ Địa Cầu, khi lộ tuyến vận hành của Mặt Trời (hoàng đạo) và đường xích đạo trời (là vòng tròn lớn giả tưởng trên bầu trời có cùng mặt phẳng với đường xích đạo của Trái Đất) tương giao, giao điểm mà Mặt Trời xuyên việt đường xích đạo trời từ bắc xuống nam chính là “điểm thu phân”. Ngược lại, giao điểm khi Mặt Trời di chuyển từ nam lên bắc xuyên việt đường xích đạo trời chính là “điểm xuân phân”. Một năm thời tiết đến xuân phân là sau đó sẽ dương thịnh âm suy, ngày dài hơn đêm; Thời tiết đến thu phân là sau đó sẽ là âm thịnh dương suy, đêm dài hơn ngày. Trong “Xuân thu phồn lộ, âm dương xuất nhập thượng hạ” nói: “Đến trăng Trung thu, dương tại chính Tây, âm tại chính Đông, gọi là thu phân. Ngày thu phân, âm dương tương bình, ngày đêm dài bằng nhau, nóng lạnh quân bình. Dương ngày càng tổn theo âm, âm ngày càng tăng lên.”
Xuân phân thu phân, thiên địa âm dương giao hòa
Hai ngày thu phân và xuân phân được coi là những ngày trời đất hòa hợp nhất trong văn hóa Trung Hoa cổ đại, nên lấy việc miễn giảm hình phạt để tránh làm xáo trộn sự điều hòa âm dương của trời đất. Sách “Hoài Nam Tử – Phiếm luận huấn” nói: ‘Khí trời đất hòa hợp, âm dương điều hòa, ngày đêm bằng nhau, mà sinh vật. Xuân phân mà sinh, thu phân mà thành.” Hình pháp thời nhà Đường vì trọng thị tinh thần thiên địa âm dương hòa hợp mà sửa đổi luật cho phù hợp thực tiễn. Sách “Thông điển – hình pháp thứ 8 – khoan thứ” ghi: Thời kỳ đầu Đường Thái Tông tại vị, chế định: “Từ lập xuân đến thu phân, không phê chuẩn án tử hình.” (Xem thêm “Đường luật, tập 30”) .
Xuân phân thu phân là ngày Bỉ Ngạn
Hai ngày xuân phân, thu phân còn gọi là “ngày Bỉ Ngạn”, nguồn gốc xuất phát từ Phật giáo. Trong Phật giáo Nhật Bản có câu chuyện, rằng trong thời gian Bỉ Ngạn – ngày xuân phân, thu phân, hành thiện hành ác đều sẽ gia tăng quả báo, khuyến cáo người ta cần tránh làm việc ác, tinh tấn hành thiện. (Theo Nhật liên “Bỉ Ngạn sao”)
Cho đến ngày nay, dân gian Nhật Bản vẫn gọi xuân phân và thu phân là “Bỉ Ngạn”, họ cảm tạ tổ tiên, và viếng thăm và tế bái tổ phần vào dịp “xuân Bỉ Ngạn” và “thu Bỉ Ngạn” này. Ngoài ra, có một số tu hành giả coi khoảng thời gian bảy ngày trước sau xuân phân và thu phân là một tuần tinh tấn để tu thân hành thiện.
“Bỉ Ngạn”: Nghị đề về sinh tử và cuộc sống vĩnh hằng
Lộ tuyến vận hành của Mặt Trời tại xuân phân, thu phân đi qua đường xích đạo trời đến “Bỉ Ngạn”, mà “Bỉ Ngạn” của nhân gian còn có hàm ý về một thế giới khác. Con người ly khai nhân gian bên này, sau khi chết sẽ đi đến thế giới bờ bên kia: “Bỉ Ngạn”. Phật gia chỉ người ngộ Đạo là đạt đến tịnh thổ Bỉ Ngạn. Nhà thơ Tăng Kiều Nhiên thời nhà Đường ngâm một bài thơ về người quá cố: “Thoát thân đào Bỉ Ngạn, điếu ảnh niệm sinh nhai.” (Thư đầu xuân gửi Lý Thiếu Phủ Trọng Tuyên”) .
Phật gia gọi nhân gian có sinh có tử là “bờ bên này”: Thử Ngạn, cảnh giới niết bàn siêu thoát sinh tử gọi là “bờ bên kia”: Bỉ Ngạn. Trong những năm đầu của nhà Đường, danh tiếng của “chùa Bỉ Ngạn” ở khu vực mà ngày nay là thành phố Tháp Hà, tỉnh Hà Nam đã lan rộng khắp cả nước và là thánh địa Phật giáo được người dân đương thời sùng bái. Có thể thấy, từ cổ chí kim, “Bỉ Ngạn” đã trực tiếp chỉ thẳng vào cốt lõi của sinh mệnh – những nghị đề về sinh tử và vĩnh hằng.
Hoa Bỉ Ngạn – âm dương ngăn cách
Trong thời kỳ quét mộ của “thu Bỉ Ngạn”, người ta thường thấy hoa Lycoris màu đỏ hoặc màu trắng tuyết nở rộ. Lycoris chính là loài hoa vuốt rồng, ở Nhật Bản nó được gọi là “Mañjusaka”, bắt nguồn từ tiếng Phạn, và nó còn có một biệt danh khó quên – “hoa Bỉ Ngạn”, vì nó nở vào đúng dịp “ngày thu Bỉ Ngạn”.
Lycoris được gọi là “hoa Bỉ Ngạn” rất thích hợp. Nó không chỉ nở vào ngày “thu Bỉ Ngạn”, mà loài hoa này còn thường xuyên nở ở các nghĩa trang. Lycoris có đặc tính là hoa và lá không bao giờ bên nhau, dễ khiến người ta liên tưởng đến đặc trưng “bờ bên này” và “bờ bên kia” không được gặp nhau. “Hoa Bỉ Ngạn” lá rụng thì hoa mới nở, hoa tận thì lá mới sinh, hoa và lá mãi không được gặp nhau, tương tự như lưỡng thế âm dương tách biệt.
Hoa Bỉ Ngạn thông thường có hai loại: hoa màu đỏ và hoa trắng như tuyết; hoa đỏ thì rực lên như lửa, như thể đang gửi chút hơi ấm cho người quá cố; hoa trắng tinh khiết như hoa vong tình, tuyệt đẹp và yên bình.
Bến đò mê từ bờ này đến bờ kia
Thu phân và xuân phân tuần hoàn khí thiên địa hòa hợp mà sinh mà thành; Thử Ngạn, Bỉ Ngạn cứ theo định luật sinh tử mà luân hồi. Nhân sinh đầy bi ai cách trở của sinh lão bệnh tử, liệu có tiên pháp diệu pháp nào có thể thoát khỏi phàm luật này? Bao nhiêu bậc đế vương, danh sĩ và tu hành giả trong lịch sử đều mãi truy tìm con đường vĩnh sinh để đến bên kia bờ Bỉ Ngạn! Nó dường như là câu hỏi lớn nhất của nhân sinh.
Có một câu trong bài thơ của Hồ Ứng Lân thời nhà Minh: “Mê tân hàng dịch độ, Bỉ Ngạn phiệt nan tầm” – Thuyền bến mê dễ độ, bè Bỉ Ngạn khó tìm, nhân sinh sâu trong mê khó mà tự cảm, giải khai được mê cung của Bỉ Ngạn lại càng là sự bối rối của con người thiên thu vạn đại. Như nay, Đại Pháp độ nhân đã khai truyền, con đường hồi thiên đã được mở ra tại nhân gian.
Nhân gian có hai phần thiện và ác, mà việc tu trì hành thiện là không chỉ giới hạn trong hai tiết xuân phân thu phân. Sau thu phân, dương tổn mà âm tăng, nhưng việc hành thiện thì không thể tùy âm tăng mà tổn. Tranh thủ thời gian từng giây từng khắc, tu bỏ những quan niệm hậu thiên, chấp trước, phản bổn quy chân, thì ngày về Bỉ Ngạn không còn xa nữa!
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch