Lưu Á Châu là con rể của cựu chủ tịch nước Trung Quốc – Lý Tiên Niệm, và là thượng tướng Không quân đã bị nghỉ hưu sớm vào đầu năm 2017. Theo truyền thông Trung Quốc, ông Lưu đã bị chính quyền ông Tập Cận Bình điều tra. Có phải vì mối quan hệ đặc biệt với Giang Trạch Dân mà ông ta tham gia vào một âm mưu chống lại ông Tập?
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!
Lưu Á Châu là con rể của cựu chủ tịch nước Trung Quốc – Lý Tiên Niệm, là thượng tướng Không quân, nguyên chính ủy của Đại học Quốc phòng. Với bối cảnh hiển hách như vậy, ông ta hiện đang ở trong một hoàn cảnh khá tồi tệ. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, ông ta đã bị chính quyền Tập Cận Bình bắt giữ để điều tra.
Tại sao Lưu Á Châu lại sinh chuyện? Đây có thể là chủ đề được rất nhiều người trong và ngoài nước quan tâm.
Trong chương trình này, chúng tôi dựa trên bài báo “Lưu Á Châu, quan cao tham nhũng trong quân đội của Giang Trạch Dân” và các tài liệu khác, để cùng quý vị truy tìm nguyên nhân gốc rễ.
Lưu Á Châu bị bắt
Ngay từ ngày 19 tháng 12 năm 2021, một người nào đó ở nước ngoài đăng tin Lưu Á Châu đã bị bắt.
Xác nhận gián tiếp đầu tiên của truyền thông Trung Quốc đại lục rằng Lưu Á Châu đã bị bắt có thể là của “Hồng sắc văn hóa mạng” của ĐCSTQ. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2022, “Hồng sắc văn hóa mạng” đã đăng một bài báo “Phê phán Lưu Á Châu” dưới cái tên Quan Ngu, phía dưới tiêu đề của bài báo có hình minh họa một cánh tay màu đỏ nắm chặt thành nắm đấm, đấm vào hai chữ “tham hủ”. Có thể thấy rằng Lưu Á Châu có thể bị điều tra về tội tham nhũng.
Pillsbury, cựu cố vấn của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và hiện là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson, có liên hệ với Lưu Á Châu.
Ngày 22 tháng 2 năm 2022, Đài Á Châu Tự Do đưa tin: Tiến sĩ Pillsbury tiết lộ, theo thông tin mà ông nhận được, Lưu Á Châu đã bị Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung ương ĐCSTQ tạm giam để thẩm tra vào cuối năm 2021. Lưu Á Châu bị buộc tội “tội phạm kinh tế và các vấn đề chính trị”. Tin tức về việc Lưu bị bắt càng được xác nhận.
Vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, tờ “Minh Báo” của Hồng Kông đã đăng một tin tức khác, nói rằng Lưu Á Châu vì dính líu đến một vụ án tham nhũng nghiêm trọng, có thể bị chính quyền kết án tử hình với thời hạn hai năm.
Hồng Kông ngày nay đã và đang thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Đối với một tướng lĩnh cấp cao của ĐCSTQ như Lưu Á Châu, “Minh Báo” hẳn là không dám công khai tung tin đồn. Rất có thể các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã cố ý thông qua các phương tiện truyền thông Hồng Kông báo tin để răn đe các lực lượng chống Tập trong và ngoài quân đội.
Vào ngày 13 tháng 4, tờ “Tinh Đảo nhật báo” của Hồng Kông đưa tin, Ủy ban Kỷ luật của Quân ủy Trung ương đã hoàn thành cuộc điều tra đối với Lưu Á Châu vào khoảng Tết Nguyên đán 2023. Điều này về cơ bản nhất trí với tin tức của “Minh Báo”.
Từ quan điểm này, vụ án tham nhũng của Lưu Á Châu thực sự có thể đã bước vào trình tự pháp lý cuối cùng.
Bối cánh của Lưu Á Châu
Lưu Á Châu sinh vào tháng 10 năm 1952. Cha của ông, Lưu Kiến Đức, đã tham gia Tân Tứ quân trong những năm đầu đời, sau đó tham gia chiến tranh Triều Tiên, cuối cùng trở thành phó chính ủy cục hậu cần của Quân khu Lan Châu.
Lưu Á Châu cùng mẹ đến Bắc Triều Tiên từ năm 1 tuổi và trở về Trung Quốc năm 6 tuổi. Năm 15 tuổi, ông nhập ngũ từ trường học, được miễn lên núi xuống thôn. Ông tuyên bố rằng “vì tuổi còn nhỏ, chưa từng làm hồng vệ binh”, ý nghĩa là nói, ông ta khác với thế hệ hồng nhị đại đã từng làm những việc “đánh đập cướp”, lên núi xuống thôn, làm trò “bắt gà mò chó” để sinh nhai, ông ta từ nhỏ đã được giáo dục chính quy.
Năm 1972, Lưu Á Châu mặc quân phục đến khoa ngoại ngữ của Đại học Vũ Hán với tư cách là học viên công nông binh, học cùng lớp với con gái út Lý Tiểu Lâm của Lý Tiên Niệm. Sau khi tốt nghiệp, ông ta trở thành con rể của Lý Tiên Niệm.
Lý Tiên Niệm có một biệt danh trong ĐCSTQ, được gọi là “bất đảo ông” (kẻ không bị lật đổ). Trước Cách mạng Văn hóa, ông ta là “phe cầm quyền”; trong Cách mạng Văn hóa, ông ta cũng là “phe cầm quyền”; sau Cách mạng Văn hóa, ông ta vẫn là “phe cầm quyền”, cuối cùng trở thành một Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Chủ tịch nước.
Năm 1989, Lý Tiên Niệm kiên quyết ủng hộ việc Đặng Tiểu Bình đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên, cùng với Trần Vân, trở thành một trong những nguyên lão tiến cử Giang Trạch Dân cho Đặng Tiểu Bình làm tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Lưu Á Châu trở thành một nhà văn quân đội nổi tiếng, giám đốc Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, trước sau ba lần ra nước ngoài tham gia hội bút Quốc tế; từ 1986 đến 1987, ông là học giả thỉnh giảng tại Đại học Stanford Mỹ. Sau khi trở về Trung Quốc, ông ta được thăng chức liên tiếp, từ Văn phòng Quân ủy Trung ương đến Quân khu Bắc Kinh, đến Quân khu Thành Đô, đến Lực lượng Không quân, đến Đại học Quốc phòng, từ thiếu tướng đến trung tướng rồi đến thượng tướng, chức vụ cuối cùng là chính ủy Đại học Quốc phòng, đầu năm 2017 về nghỉ hưu sớm.
Vì sao ông ta “lật kèo” sau khi nghỉ hưu?
Vì vậy, làm thế nào mà Lưu Á Châu đã nghỉ hưu lại trở thành một tù nhân? Lý do bề ngoài khẳng định là do tham nhũng. Theo báo cáo của “Minh Báo”, Trương Tân Minh, cựu chủ tịch của Tập đoàn Kim Nghiệp và là người giàu nhất Sơn Tây, đã một mình “đóng góp chính trị” cho Lưu Á Châu số tiền lên tới hàng chục triệu nhân dân tệ.
Nhưng đây không phải là lý do thực sự, bởi vì quan chức cấp cao của ĐCSTQ tham nhũng là hiện tượng phổ biến, nếu chỉ là tham nhũng thôi thì Tập Cận Bình sẽ không động đến.
Vào ngày 12 tháng 4 năm 2023, “Hồng sắc văn hóa mạng” đã đăng bài viết của Hạ Lan Phong “Lưu Á Châu vì ai mà đi vào con đường chết?”, trực tiếp tố cáo Lưu là “một kẻ dã tâm, kẻ âm mưu điển hình”.
Trong hệ thống diễn ngôn của ĐCSTQ, “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu” đều gắn liền với “mưu đồ đoạt quyền lực của đảng và nhà nước”. Lưu Á Châu được cho là một “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu điển hình”, cho thấy ông ta có khả năng là nhân vật đại biểu của phe chống Tập trong quân đội ĐCSTQ.
Sau khi Lưu bị bắt, một số người trong vòng tròn hồng nhị đại ở Bắc Kinh cho biết: “Lưu Á Châu ỷ tài tự cao tự đại, trong mắt ông ta căn bản không có ai, ông ta căn bản coi thường nhất tôn (chỉ Tập Cận Bình), thường xuyên lan truyền các loại ngôn luận phản động.”
Ỷ tài, kiêu ngạo và chống Tập có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Lưu Á Châu bị hạ bệ.
Lưu Á Châu lớn hơn Tập Cận Bình một tuổi, nhưng ông ta nổi tiếng sớm hơn Tập Cận Bình, được giới cao tầng trọng thị hơn Tập Cận Bình.
Vào tháng 4 năm 1984, Đặng Tiểu Bình phát động chiến dịch lưỡng sơn để tranh đoạt Lão Sơn (Núi Già) và Giả Âm Sơn (Núi Bạc) với Việt Nam. Vào tháng 4 năm 1987, Lưu Á Châu đã viết báo cáo “Trận chiến ở Lão Sơn nên dừng lại ngay lập tức”, được Đặng Tiểu Bình phê duyệt, trong vòng nửa năm, chiến tranh đã dừng lại.
Vào tháng 9 năm 1988, Lưu Á Châu đã viết báo cáo “Phát triển quan hệ với Hàn Quốc mà không để mất thời cơ”, nhận được sự trọng thị của Triệu Tử Dương, khi đó là Tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ. Bản thân Lưu đã tham dự công tác bí mật đối với Hàn Quốc, tham gia trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc với tư cách là đại biểu của ĐCSTQ.
Lưu Á Châu có thể viết, có thể nói, đã viết nhiều sách, được gọi là “nhà tư tưởng quân sự”.
Ông ta đã đưa ra nhiều kế hoạch khác nhau cho các chiến lược phát triển quân sự, ngoại giao, kinh tế và xã hội của ĐCSTQ trong các cuốn sách của mình như “Yếu luận tấn công và phòng thủ của Không quân Trung Quốc”, “Kiểm thảo chiến dịch Cổng Vàng” và “Đại quốc sách”.
Năm 2002, Lưu Á Châu được chọn vào lớp đào tạo cán bộ cấp trên của Đại học Quốc phòng. Lớp huấn luyện này được gọi là “Lớp Rồng” trong quân đội ĐCSTQ. Ông ta là một trong ba tướng lĩnh được không quân lựa chọn. Về lớp học này, Lưu Á Châu có kết luận như sau: “Thứ nhất, mặc dù vẫn còn những người giỏi trong quân đội chưa đến, nhưng những người đến khẳng định là người giỏi nhất. Thứ hai, tương lai lãnh đạo quân ủy, lãnh đạo tổng bộ rất có khả năng sẽ chọn trong số 30 người, thậm chí cao hơn, vẫn chưa được biết.”
Lưu Á Châu đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai của mình, nếu không phải là lãnh đạo Quân ủy Trung ương thì ít nhất cũng phải là lãnh đạo Bộ tổng Quân ủy Trung ương, tuy nhiên vào năm 2017, ông ta bị buộc nghỉ hưu trước tuổi.
Người tài không được trọng dụng thường đầy bất mãn. Sau khi Lưu Á Châu buộc phải nghỉ hưu sớm, rất có thể ông ta sẽ gia nhập hàng ngũ những người mắng mỏ, chống đối và lật đổ Tập.
Tham gia vào âm mưu chống Tập vì mối quan hệ đặc biệt với Giang Trạch Dân?
Mối quan hệ đặc biệt của Lưu Á Châu với Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, cũng có thể là một lý do quan trọng khiến ông ta tham gia phe chống Tập.
Như đã đề cập trước đó, bố vợ của Lưu Á Châu, Lý Tiên Niệm, là một trong những nguyên lão đã tiến cử Giang Trạch Dân làm lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ.
Giang Trạch Dân trụ tại dinh thự đối diện với dinh thự của Lý Tiên Niệm ở Trung Nam Hải. Theo bài báo của Cao Du, trong 15 năm Giang Trạch Dân làm chủ tịch Quân ủy, Lưu Á Châu được phong quân hàm thiếu tướng ở tuổi 43, sau đó thăng lên trung tướng. Ông ta cũng có một thân phận nổi bật: làm liên lạc viên giữa quân đội và Giang Trạch Dân. Có thể thấy rằng mối quan hệ của ông ta và Giang là phi thường mật thiết.
Trong 5 năm đầu tiên sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, có hai việc quan trọng nhất cần làm: thứ nhất, đả hổ chống tham nhũng; thứ hai, cải cách quân đội. Mục đích là để giành lấy quyền lực tối cao thực tế do Giang Trạch Dân kiểm soát.
Trong 5 năm đầu tiên của chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, 440 quan chức cấp cao trên cấp thứ trưởng và cấp bộ và các quan chức cấp trung khác đã bị điều tra xử lý, trong đó có hơn 160 tướng lĩnh, hầu hết đều do Giang đề bạt trọng dụng. Cải cách quân đội của Tập Cận Bình dựa trên cơ sở đả hổ chống tham nhũng, tiến một bước đoạt quyền lực quân sự trong tay thân tín của Giang Trạch Dân kiểm soát.
Vì vậy, cuộc đấu đá nội bộ trong giới chóp bu ĐCSTQ trong 5 năm đầu cầm quyền của ông Tập được gọi là “cuộc đấu Tập-Giang”.
Trong 5 năm đó, ông Tập đã điều tra và xử lý 6 “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu”, những kẻ “mưu đồ đoạt lấy quyền lực của đảng và nhà nước”, trong đó là: Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương; Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; Lệnh Kế Hoạch, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ.
Sáu “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu” này đều được Giang Trạch Dân đề bạt trọng dụng, Giang là tổng hậu đài của họ. Việc Tập Cận Bình điều tra xử lý những phần tử tham nhũng nghiêm trọng này ở các cấp cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ chẳng khác nào đả kích “lão hổ vương” Giang Trạch Dân. Tất cả những phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng bị điều tra và Giang Trạch Dân đều vô cùng hận Tập, muốn nhanh chóng trừ bỏ ông ta.
Việc thăng cấp của Lưu Á Châu từng bước từ thiếu tướng lên trung tướng đến thượng tướng, một mạch đến chính ủy của Đại học Quốc phòng cũng là do Giang Trạch Dân đề bạt trọng dụng.
Khi Giang Trạch Dân chọn ông ta vào học lớp bồi huấn cán bộ cấp trên của Đại học Quốc phòng, chắc hẳn Giang đã đặt nhiều kỳ vọng vào Lưu, bồi dưỡng Lưu thành lãnh đạo Quân ủy Trung ương và Bộ tổng Quân ủy Trung ương.
Tuy nhiên, Lưu Á Châu không chỉ không được tiến vào Quân ủy Trung ương, cũng không trở thành lãnh đạo Bộ tổng Quân ủy Trung ương, mà còn bị nghỉ hưu sớm. Đây chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào Lưu Á Châu đầy kiêu ngạo. Khẳng định trong tâm ông ta có lửa rất to.
Kể từ khi nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập bắt đầu, đã có những làn sóng chống Tập. Ai là hậu trường chung của lực lượng chống Tập ở cấp cao nhất của ĐCSTQ? Kẻ tổng hậu đài chung đứng sau những phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội ĐCSTQ, chính là Giang Trạch Dân. Là người liên lạc giữa Giang Trạch Dân và quân đội, Lưu Á Châu rất có khả năng tham gia vào âm mưu chống Tập trong bối cảnh như vậy.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch