Câu Mang nhất dạ trưởng tinh thần; Lạp hậu phong đầu dĩ kiến xuân
“Lập xuân” có nguồn gốc lâu đời, tương ứng mới một thành phần trọng yếu nhất của 24 tiết khí trong văn minh Trung Hoa. Sách “Nguyệt lệnh hoạt động” (hoạt động hàng tháng) thời nhà Chu ghi chép tường tận các nghi lễ tác pháp nghênh tiếp lập xuân. Cổ nhân tương truyền qua các thời đại, luôn bảo trì lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” – giảng về sự hòa hợp thành nhất thể giữa thiên nhiên và con người, để nghênh đón tiết lập xuân. Từ thiên tử đến muôn dân, từ quốc gia đến cá nhân, tính thực tiễn của tập tục đón tiết lập xuân đối với đương đại và người đời sau có ý nghĩa và tác dụng gì?
Tiết lập xuân mở đầu cho hai mươi bốn tiết khí
“Lập xuân” là thông điệp đầu tiên của hai mươi bốn tiết khí – xuân hồi đại địa. Lập xuân là mở đầu của bốn mùa, bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn xuân hạ thu đông. “Lạp hậu phong đầu dĩ kiến xuân” (sau tháng Chạp trong ngọn gió đã thấy xuân) – nghênh xuân, muôn hoa cũng cảm nhận khí xuân của thiên địa, phóng ra ánh sắc vàng kim rực rỡ. Ong bướm đang ngủ đông trong noãn cũng được khí xuân đánh thức, trong tuyết giá phá noãn chui ra nghênh tiếp Thần xuân trở lại nhân gian. Mọi người đã trải qua mùa đông khắc nghiệt, nghênh đón dịp tân xuân, cũng kỳ vọng trong niềm hân hoan hướng tới xuân khí tươi tốt sẽ làm tan chảy những ưu phiền khổ muộn sầu não, chào đón hy vọng ngàn hoa cùng nhau tỏa hương khoe sắc.
Các nghi lễ và phong tục của tiết lập xuân
Thi nhân Hàn Ác thời Đường đã ngâm tụng “Lập xuân”:
Câu Mang nhất dạ trưởng tinh thần,
Lạp hậu phong đầu dĩ kiến xuân.
Tạm dịch
Câu Mang một đêm vươn mình dậy,
Sau Chạp ngọn gió đã thấy xuân.
Câu thơ nói rằng Thần xuân Câu Mang đã biến nhân gian thành nhan sắc xuân thiên chỉ sau một đêm, khiến cho ngọn gió cũng mang theo hơi ấm của mùa xuân. Lập xuân đến, bạn đã chuẩn bị nghênh xuân chưa? Văn hóa Trung Hoa dùng tư duy “thiên nhân hợp nhất” kiến lập nên nền văn minh năm ngàn năm không đứt đoạn, tương truyền qua các thời các đại, từ cổ chí kim, các triều các đại đều có những nghi thức trọng đại nghênh Thần xuân. Trong sách “Lễ kí – Nguyệt lệnh” triều Chu có ghi chép chi tiết về tế điển nghênh thần “lập xuân”.
Nghênh xuân tế tự Thần Câu Mang
Thần xuân có tên gọi là thần “Câu Mang”. Câu Mang là vị quan chủ quản mùa xuân sớm nhất trong thời đại Đế Khốc, chưởng quản cây và hoa (hoa mộc chi sự), được gọi là “Mộc Chính”, mọi người tôn xưng Câu Mang là “Thanh Đế”. Ngày lập xuân, là ngày tế tự thần Câu Mang nghênh xuân, ngày này là ngày bắt đầu canh tác vụ xuân, là đại sự của một triều thiên hạ.
Thiên tử vào ba ngày trước lập xuân liền trước tiên tiến hành trai giới (kiêng dục, ăn chay tẩy tịnh), vào ngày lập xuân, “Thiên tử thân suất tam công, cửu khanh, chư hầu, đại phu dĩ nghênh xuân ư đông giao”, ý tứ là, hoàng đế đích thân suất lĩnh tam công (ba vị quan cao nhất trong triều), cùng cửu khanh (9 quan viên đứng đầu các bộ), chư hầu, đại phu đến đông kinh thành để nghênh xuân. Khi về triều, ban thưởng cho các công khanh, chư hầu, đại phu, cũng cử hành lễ mừng, ban ơn xuống đến bách tính cả nước. Tiếp theo, chọn thời điểm cát tường, thiên tử sẽ dẫn đầu những quan chức chủ chốt trong chính phủ, đến ruộng của hoàng đế (gọi là tịch điền), đích thân ngồi lên nông cụ, trình diễn cày ruộng vụ xuân, nhằm khuyến canh bách tính. “Kinh Thư – Chu Lĩnh” ghi lại điệu ca vũ khi vua Chu tế thần Câu Mang, gọi là “Tái sam”, trong câu thơ “Tái sam tái tạc, kỳ sam trạch trạch”, mô tả trường cảnh nhà vua đích thân cày xới. Sách “Thi Tự” nói “tái sam” là một tác phẩm “xuân tịch điền nhi kỳ xã tắc” – xuân cày ruộng và cầu nguyện cho xã tắc.
Vào thời nhà Thanh, lễ hội nghênh xuân rất long trọng. Hoàng đế Khang Hy không chỉ trình diễn canh tác mà còn đích thân thu hái lúa chín sớm mang về Bắc Kinh, để “tự tay gieo trồng”, hàng năm đều chăm bón tốt, khắc phục các điều kiện đất bắc, lúa mau lớn hơn và ngon hơn, làm phong phú thêm nguồn lương thực của nhân dân, triển hiện tinh thần đích thân thực nghiệm, tận tụy thương dân yêu dân của hoàng đế Khang Hy. (Xem “Thanh Thực Lục Khang Hy Triều Thực Lục”)
Theo “Yến Kinh Tuế Thời Ký” triều Thanh, một ngày trước lập xuân, phủ quân (thống đốc) của quận Thuận Thiên Phủ (nay là Bắc Kinh) và các sứ viên thuộc hạ của ông trước tiên đến cánh đồng mùa xuân bên ngoài cổng Đông Chí để nghênh xuân. Dưới sự dẫn dắt của đội nhạc trống, những người hầu cùng nhau khiêng hình tượng thần Câu Mang và xuân ngưu (trâu xuân), rước đến nhà rạp đầy màu sắc trước cổng quan phủ để trưng bày.
Vào ngày lập xuân, phủ quân và các quan viên khác đến bên ngoài Ngọ Môn (cửa chính của hoàng thành) để chào đón hoàng đế, hoàng thái hậu, hoàng hậu và thần Câu Mang, Thổ Ngưu, Xuân Sơn. Cung cung kính kính nghênh đón vào cửa Càn Thanh, Từ Ninh, sau đó nội giám sẽ tiếp tấu, cử hành lễ nghênh Thần xuân trong nội cung.
Lễ hội Xuân Ngưu, “quất xuân” khuyến khích xuân canh
Vào thời Đông Hán, văn phòng “Lập Thổ Ngưu” được sử dụng để khuyến khích nhân dân canh tác. Văn phòng Lập Thổ Ngưu các địa phương các cấp đến vào ngày lập xuân sẽ nặn trâu bằng đất sét đến khuyến khích người dân canh tác vụ xuân. Vào ngày này, quan lại các cấp từ kinh đô đến địa phương đều phải mặc áo xanh, tập trung trước phủ trước canh năm, hướng dân chúng báo xuân, khuyến nông. Họ dùng đất sét từ ruộng để nặn “trâu đất” và “nông dân đất”, đặt trước phủ quan ở nhiều nơi, sau đó đứng trước phủ quan, cắm cờ xanh để nhắc nhở người dân siêng năng trồng trọt khi mùa xuân đến! Hình tượng “trâu đất” và “nông dân đất” sẽ được đặt trước phủ quan trong suốt mùa vụ, từ “lập xuân” cho đến “lập hạ”. (Xem “Hậu Hán Thư‧Chí‧Lễ Nghi phần 1”)
Trong thời nhà Thanh, lễ “Tế xuân ngưu” được tổ chức tại địa phương để khuyến khích nông nghiệp. Sau khi phủ quân của quận Thuận Thiên Phủ (nay là Bắc Kinh) tham gia nghi lễ nghênh Thần xuân trong cung, ông dẫn đàn thổ ngưu trở lại văn phòng quận Thuận Thiên Phủ, nơi ông chủ trì lễ “Tế xuân ngưu”, tượng trưng cho sự khởi đầu của xuân canh. Thống đốc sẽ đập trâu đất thành từng mảnh, nghi lễ này còn được gọi là nghi thức “đánh xuân”, “quất xuân”.
Sau đó, tập tục diễn biến thành người thật đóng vai Thần xuân Cưu Mang, mặc y phục màu xanh lá cây tiến hành “quất xuân”. Thần xuân cầm trên tay cành liễu hoặc roi lụa ngũ sắc, quất roi vào đàn trâu đất để khuyến khích người dân cày cấy vụ xuân. Sau quất xuân, người dân sẽ nhặt những mảnh vụn của trâu đất mang về ruộng, ngụ ý mong năm nay có một vụ mùa bội thu.
Vào thời đó, còn có trình bày phong tục ứng tiết “Xuân ngưu đồ”, “Xuân ngưu xuân hoa” và “Cắn xuân”.
Lập xuân cắn xuân, tăng cường sức khỏe
“Cắn xuân” đề cập đến phong tục, vào lập xuân, cùng với cơ hội mùa xuân trở lại với đất trời, lợi dụng sinh cơ của rau cỏ để hồi phục dương khí, giải tỏa “cơn buồn ngủ mùa xuân”, bồi bổ thân tâm. Rau ăn tùy từng nơi, tuy có khác nhau một chút nhưng nhìn chung món ăn chính của “cắn xuân” là củ cải và 5 loại rau cay, được chế biến thành món bánh xuân ngũ vị cay. Vào mùa xuân, cơ thể nhanh chóng phục hồi từ trạng thái ngủ đông, máu từ não người chảy đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, nên nhất thời dễ bị mệt mỏi và buồn ngủ.
Trung Quốc từ lâu đã có phong tục ăn món xuân và rau cay vào lập xuân. Theo sách “Tứ Thời Bảo Kính” của nhà Đường: “Ngày lập xuân, ăn lô bặc, bánh xuân và rau sinh, gọi là món xuân.” Lô bặc là một loại củ cải nhỏ màu tím, còn được gọi là lai bặc, có vị hơi hăng, có thể giải tỏa “cơn buồn ngủ mùa xuân”. Củ cải tím tuy là loại rau mùa xuân rẻ tiền nhưng lại rất giàu chất sắt, có tác dụng bổ máu, làm đẹp cơ thể, chẳng trách chị em dù giàu hay nghèo đều muốn cắn mỗi ngày xuân.
“Rau sinh” là do năm loại rau có vị cay đứng đầu. Lý Thời Trân trong “Bổn Thảo Cương Mục” nói: “Nguyên đán lập xuân dùng hành, tỏi, hẹ, rau đắng, cải và các loại rau có vị cay nồng khác các loại rau mềm được trộn và ăn để chào đón năm mới.” Ý nghĩa của nó được gọi là “món ngũ cay”, và là điều mà nhà thơ Đổ Phủ gọi là “rau cay tinh tế của ngày xuân món xuân”. Bài thơ “Lục niên lập xuân nhật nhân nhật tác” của Bạch Cư Dị cũng có mô tả “món bánh rau tân thời”, cho thấy các món ăn mùa xuân thời Đường có rau cay và thêm bánh gạo, các phong cách thường được đổi mới, hình thành một xu hướng. Vào thời nhà Tống, Lục Du đã nói: “Đấu đính xuân bàn nhi nữ hỉ”, điều này cho thấy món ăn mùa xuân đương thời được cả người lớn, phụ nữ và trẻ em ưa chuộng.
Phong tục “cắn xuân” thời nhà Minh và Thanh kế thừa phong tục của nhà Đường và nhà Tống, đó là ăn củ cải và bánh xuân, tỏi tây và năm loại rau gia vị khác được gói trong bánh xuân. Trong “Trước Trung Chí – Ẩm Thực Hảo Thượng Kỉ Lược” thời nhà Minh có ghi: “Vào lập xuân, mọi người đều nhai củ cải bất kể giàu nghèo.” “Yến Kinh Tuế Thời Kỳ” thời nhà Thanh cũng ghi lại : “Lập xuân, phú gia ăn bánh xuân, phụ nữ và những người khác mua nhiều củ cải về ăn, người ta gọi là ‘cắn xuân’, có thể giải tỏa cơn buồn ngủ mùa xuân.”
“Lập xuân” ăn “món xuân” cho thấy người xưa đã biết đến sự kỳ diệu của chế độ ăn uống tự nhiên, và sử dụng một cách trí huệ các loại rau củ đối ứng với bốn mùa, phù hợp với lý ngũ hành tương sinh, trợ lực cho thân tâm con người thêm khỏe mạnh, nuôi dưỡng và hồi sinh sức sống.
Thiên nhân hợp nhất, dưỡng nguyên khí khai sinh cơ
Lập xuân là thời điểm đất trời và con người xua tan đông giá, chào đón mùa xuân, người dân Trung Hoa các triều đại chào đón vị Thần mùa xuân, siêng canh nông, dưỡng nguyên khí, đều dưới sự hướng dẫn của thiên địa thần linh và tiết khí, thực tiễn sinh hoạt phù hợp với lý “thiên nhân hợp nhất”. Một năm sinh kế bắt đầu vào mùa xuân, thế hệ hiện tại chúng ta hãy dụng tâm tiếp cận với thái độ sống kính cẩn phục tùng thiên địa, thể hội trí huệ của người xưa, có thể yên ổn thư thái thân tâm, tìm lại những ngày giàu sinh cơ tràn hoạt lực.
Tác giả Dung Nãi Gia, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch