Đại Kỷ Nguyên

Tín ngưỡng Pháp Luân Công là giải pháp tuyệt vời đưa thế giới thoát khỏi tình trạng bất ổn và xung đột hiện nay

Sau khi nhà sáng lập Pháp Luân Công - Đại sư Lý Hồng Chí công bố bài viết thứ hai "Tại sao cần phải cứu chúng sinh", quý độc giả từ khắp mọi nơi đã gửi rất nhiều phản hồi cùng những lời nhận xét, bình phẩm đến thời báo Đại Kỷ Nguyên. (Ảnh: Pixabay)

“Thời đại mà chúng ta đang sinh tồn hôm nay, con người đang càng ngày càng rời xa thần tính. Thế hệ trẻ cũng đang dần chấp nhận quan điểm rằng đức tin là một điều gì đó không có ý nghĩa và những người hướng về tín ngưỡng, đạo đức truyền thống là những kẻ thất bại. Tất nhiên, sự thật hoàn toàn tương phản lại” – Độc giả báo The Epoch Times.

Rất nhiều độc giả của thời báo The Epoch Times tiếng Anh là những tín đồ tôn sùng Cơ đốc giáo. Chính vì vậy mà sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại”“Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh” do nhà sáng lập Pháp Luân Công – Sư phụ Lý Hồng Chí công bố, họ cảm thấy rất đỗi kinh ngạc và vui mừng khi nội dung bài viết có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng Cơ đốc giáo của họ. Một số người nhận định, mặc dù niềm tin trong tôn giáo của họ khác Pháp Luân Công, song mọi người đều có chung nhận thức về sự tồn tại và hiện diện của “Sáng Thế Chủ”, bởi vì đó chính là “kim chỉ nam cho sự thăng hoa đạo đức của toàn nhân loại”. Một độc giả cũng bày tỏ, “tín ngưỡng Pháp Luân Công cùng với niềm tin đối với Thượng Đế được nhắc đến trong tôn giáo thực sự có nhiều điểm tương đồng. Tất cả nhận thức nếu cùng có chung một xuất phát điểm như những điều trên, thì tôi luôn coi đó là ‘chân lý’”.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí công bố bài viết “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh”.

Nếu như tồn tại một tín ngưỡng nào đó tương tự với đức tin của tôi, tôi đều coi đó là chân lý

Độc giả Dan Goldman bộc bạch: “Với tư cách là một tín đồ Cơ Đốc, tôi tin rằng hết thảy luân lý đạo đức đều bắt nguồn từ chân lý của Thượng Đế (Bởi vì đó chính là quy chuẩn mực thước). Rõ ràng, tín ngưỡng của tôi khác với Pháp Luân Công, song có một điều đặc biệt hơn cả khiến người người kinh ngạc chính là giữa chúng có nhiều điểm tương tự, thậm chí là nhất quán, đồng điệu, những tư tưởng đó được tôi tâm niệm như chân lý”.

Độc giả Mike Bright chia sẻ: “Tôi đã đọc bài viết và thực sự đã cảm thấy chấn động bởi nội dung được nhắc đến trong bài viết nếu so sánh với kinh sách của Cơ đốc giáo thì quả thực giống nhau đến mức kinh ngạc”.

Độc giả Steve Foxwell nhận xét: “Phần mô tả trong bài viết này dường như là nền tảng của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, đặc biệt là những điều được răn dạy trong kinh sách của Thiên Chúa giáo… đây thực sự là một bài viết rất hay”.

Một độc giả ẩn danh tâm sự: “Lập luận chủ yếu trong bài viết luôn đồng điệu nhất quán với nội dung tiêu đề, và điều này cũng tương tự như đức tin mà tôi hằng theo đuổi”, “Tín niệm và những lời khuyên răn của Sư phụ Lý về việc Sáng Thế Chủ cứu vãn hết thảy các sinh mệnh quả thực rất đáng ngợi khen. Tôi có thể hiểu tại sao ĐCSTQ luôn coi điều này là ‘mối nguy hiểm’ đối với họ vì ĐCSTQ không coi trọng mạng sống của con người”.

Độc giả Cindy Muzzo bày tỏ rằng: “Tôi cảm thấy rất kinh ngạc khi phát hiện ra những điểm tương tự giữa Pháp Luân Công và Cơ đốc giáo, cả về giáo lý lẫn ma nạn mà cả hai đã và đang phải chịu đựng. Thật đáng buồn thay, những học viên Pháp Luân Công hiện nay vẫn đang bị bức hại”.

“Tôi cảm thấy hàm ý trong bài viết của ngài ấy rất đáng để mọi người suy ngẫm, hơn nữa khi đem so sánh với tín ngưỡng của bản thân tôi thì quả thực có nhiều điểm tương đồng đến kinh ngạc” – độc giả Brian Butler bình luận. “Những triết lý này sẽ lan truyền sức ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ tới những người luôn tin tưởng vào pháp môn của ông, và tôi có thể hiểu được tại sao ĐCSTQ lại công kích ông ấy, điều này cũng tương tự như cách mà họ công kích vào các giáo lý và đức tin của Cơ đốc giáo, mặc dù trên thực tế những giá trị tinh hoa trong đó đã mang lại sức ảnh hưởng to lớn, góp phần xây dựng nền tảng giá trị cốt lõi, là sơ sở căn bản để xây dựng nên hiến pháp và các dự luật của chúng ta, điều mà luôn nhấn mạnh đến một cách sâu sắc về các nguyên tắc tự do”.

​Độc giả Harold Pickering viết: “Nếu như so sánh Pháp Luân Công và Cơ đốc giáo, chúng ta sẽ nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng, hơn nữa đã xuất hiện nhiều nỗ lực to lớn nhằm vạch trần tội ác của ĐCSTQ cho mọi người trên thế giới minh bạch. Chính quyền độc tài này là mối đe dọa và là kẻ đối đầu với tất cả tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới”.

Khái niệm “Sáng Thế Chủ” là kim chỉ nam cho sự thăng hoa đạo đức trên thế giới

“…Vào thời khắc cuối cùng, chân lý và chính nghĩa sẽ giành được chiến thắng trước tà ác”. (Ảnh: Pixabay)

Độc giả Ann Rutgers chia sẻ: “Bài viết đã biểu đạt hết thảy những giáo lý phổ quát của toàn bộ tôn giáo lớn hiện nay, cùng với đó là những điều răn dạy trong chính giáo. Khái niệm về một vị Sáng Thế Chủ đầy quyền năng, từ bi phổ độ, luôn quan tâm và bảo hộ cho mọi sinh mệnh mà Ngài đã tạo ra, những sinh mệnh này cũng thuận theo sự an bài của Sáng Thế Chủ mà biểu đạt lại niềm mong mỏi cũng như cảm ân sâu sắc đối với Ngài. Chúng ta có thế nhìn thấy một điểm chung, chính là đạo đức và những chuẩn tắc luân lý nơi cõi nhân sinh. Hiện tại đang nảy sinh một mối xung đột, đối kháng giữa hai nhân tố chính và tà trên thế giới, và những sự kiện sắp phát sinh cũng như ngày tận thế chính là niềm hy vọng duy nhất, sự tin tưởng vào thời khắc cuối cùng, chân lý và chính nghĩa sẽ giành được chiến thắng trước tà ác”.

Độc giả Venet Stavor nhận định: “Chân lý, lòng yêu thương và sự khoan dung là những nhân tố cần thiết cho sự trường tồn vĩnh cửu của mọi nền văn hóa trong thế giới tự do. Nhưng những tín ngưỡng này lại chính là cơn ác mộng đối với chế độ độc tài toàn trị, bởi vì họ mong muốn trên thế giới này chỉ tồn tại một vị Thần duy nhất, chính là bản thân họ. Tuy niềm tin và tín ngưỡng của tôi khác với Pháp Luân Công, song tôi luôn tin tưởng rằng, những khái niệm về Sáng Thế Chủ là điều vô cùng trân quý, cũng như là điều nhất thiết phải tồn tại, bởi vì đó chính là nhân tố quan trọng nhất cho sự hồi thăng của đạo đức toàn nhân loại.

Một độc giả với bút danh Rong cho biết: “Với tư cách là một tín đồ theo đạo Cơ đốc lâu năm, tôi tin rằng Thượng Đế không nơi nào là không hiện hữu, Ngài cũng không bị ước chế trong trường không gian và thời gian của nhân loại. Thể hệ tín ngưỡng Pháp Luân Công đã đưa sự tồn tại tối cao của Thượng đế cùng với bản tính nhân loại gắn kết lại”.

“Bài viết bao chứa nội hàm thâm sâu!” – độc giả Gregory Clement chia sẻ: “Pháp Luân Công thông qua phương thức tu luyện và giác ngộ để đạt được sự tịnh giác, đó cũng là lời đáp trả mạnh mẽ đối với những giáo phái không phải là chính thống giáo trên thế giới hiện nay. Dường như có một cuộc chiến vô hình đang diễn ra, bằng chứng là ở rất nhiều nơi, trên nhiều phương diện trong xã hội khác nhau đều có thể nhìn thấy tà ác đang hiện hữu và hoành hành. Bất kể rằng khoảng thời gian này có phải là thời khắc cuối cùng hay không, nhân loại vẫn cần nắm vững lấy sợi dây liên kết với Sáng Thế Chủ. Xin hãy tiếp tục đăng tải những bài viết như thế này”.

Độc giả Terry Kosick nhận định: “Bài viết này đã mang đến một khái niệm hoàn toàn mới về Pháp Luân Công cho một người theo đạo Cơ đốc giáo như cá nhân tôi. Tôi cảm thấy thật may mắn vì có cơ hội được tìm hiểu sâu về pháp môn tu luyện này, đồng thời tôi cũng ủng hộ và tôn trọng tín ngưỡng của Pháp Luân Công cũng như cách mà các học viên hành xử trong cuộc sống thường nhật. Để có thể củng cố niềm tin trên phương diện này, thiết nghĩ tôi cần phải dành thời gian tìm hiểu và lý giải một cách sâu sắc hơn nữa”.

Thể hệ tín ngưỡng Pháp Luân Công chính là giải pháp tuyệt vời đưa thế giới thoát khỏi tình trạng bất ổn và xung đột như hiện nay

Ảnh: Pixabay.

Độc giả Tammy Brick chia sẻ: “Là một người theo đạo Cơ đốc, tôi hướng đến Chúa Giêsu cầu nguyện để có được chỗ dựa về tinh thần cũng như nội tâm an bình, hòa ái. Chỉ có điều, trong thế giới còn nhiều hỗn loạn này, không còn nghi ngờ gì khi nói rằng thể hệ tín ngưỡng Pháp Luân Công là một giải pháp hữu hiệu hơn để xoa dịu những bất ổn trên thế giới hiện nay”.

Độc giả Ron Howarth bộc bạch: “Bài viết về Pháp Luân Công mang đến những góc nhìn đa chiều khiến người người giác ngộ, quả thật rất đáng để suy ngẫm. Tôi cảm thấy mình vẫn chưa hoàn toàn minh bạch về thể hệ tín ngưỡng của pháp môn tu luyện này, hi vọng thời gian tới tôi có thể lý giải một cách sâu sắc hơn”.

Độc giả Jan Carter tâm sự: “Tự do ngôn luận và tín ngưỡng tôn giáo, mọi người đều xứng đáng được lắng nghe và có quyền được lựa chọn”.

Một độc giả ẩn danh bình luận: “Tôi đã đọc bài viết này ngay khi nó được công bố lần đầu tiên. Với tư cách là một tín đồ thành tâm của Chúa Giêsu Kitô, tôi có thể hiểu được rằng họ đang bị bức hại về quyền tự do tín ngưỡng. Mặc dù cuộc đàn áp đối với tín đồ Cơ đốc giáo trong quá khứ chắc chắn chưa đạt đến mức độ tàn ác như hiện nay! Tôi cho rằng mỗi một cá nhân trong chúng ta đều có quyền được lựa chọn và tin tưởng vào Đấng Toàn Năng! Tôi cảm thấy mình đã học được rất nhiều điều từ bài viết này”.

Độc giả Cheryl Teal cho biết: “Thông điệp mà bài viết truyền tải có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng lại vô cùng súc tích, ngắn gọn. Để giúp bạn nắm bắt được những điều cơ bản về mối quan hệ giữa thể hệ tín ngưỡng này với các hệ thống tín ngưỡng khác”.

“Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ đối với những học viên có thể kiên định vào pháp môn tu luyện này. Càng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công thì càng có nhiều người hành xử thiện lương và mang đến sự hòa ái, yên bình” – Một độc giả ẩn danh chia sẻ. “Thời đại mà chúng ta đang sinh tồn hôm nay, con người đang càng ngày càng rời xa thần tính. Thế hệ trẻ cũng đang dần chấp nhận quan điểm rằng đức tin là một điều gì đó không có ý nghĩa và những người hướng về tín ngưỡng, đạo đức truyền thống là những kẻ thất bại. Tất nhiên, sự thật hoàn toàn tương phản lại”.

Một độc giả tự nhận bản thân là “một lão nông dân da trắng lớn tuổi, lớn lên ở khu vực miền nam Mỹ quốc” nhận định: “Tôi cho rằng bài viết này biểu đạt rất đúng trọng tâm, thể hiện nỗ lực nhằm mục đích thăng hoa cảnh giới tinh thần và thần tính của con người, vì lợi ích toàn thể nhân loại chứ không hề chú trọng đề cao hình thái ý thức vào tôn giáo. Vì vậy, tôi đánh giá rất cao bài viết này”. Ông cũng bày tỏ nỗi lo ngại rằng những người đứng đầu các tôn giáo khác sẽ “hiểu sai” về bài viết, bởi lẽ những ngôn từ của Sư phụ Lý “vượt quá sức tưởng tượng của hầu hết độc giả”. 

Theo Epoch Times
Quang Toàn biên dịch

Exit mobile version