Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã liên tiếp sinh ra 7 đại quan chức tham nhũng hàng tỷ nhân dân tệ, họ có 4 điểm chung: càng tham hủ càng được đề bạt trọng dụng, tất cả các cơ chế giám sát của ĐCSTQ toàn bộ đều vô hiệu!
Dựa trên kim ngạch tham nhũng được ĐCSTQ chính thức công bố, chúng ta sẽ kiểm kê tình huống tham nhũng của bảy đại quan tham hàng tỷ nhân dân tệ, và thảo luận về bốn điểm chung lớn của họ.
Đại quan tham tham nhũng 700 triệu nhân dân tệ
Quan tham đứng đầu: Tôn Chí Cương, nguyên bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, tham nhũng 813 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 14 tháng 8 năm 2024, Tòa án Trung cấp số 2 Thiên Tân đã xét xử vụ án nhận hối lộ của Tôn Chí Cương, nguyên bí thư Tỉnh ủy Quý Châu.
Những cáo buộc do Phân Viện 2 Viện Kiểm sát thành phố Thiên Tân đưa ra: Từ nửa cuối năm 2002 đến tháng 8 năm 2023, Tôn Chí Cương đã lợi dụng chức vụ thường ủy, bí thư trưởng Tỉnh ủy Hồ Bắc, thường ủy, phó tỉnh trưởng Tỉnh ủy An Huy, phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, và phó bí thư, tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu, bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, chủ nhiệm Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Quý Châu, phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Kinh tế của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Khóa 13… cũng như những điều kiện thuận lợi do chức quyền và địa vị của mình tạo ra, trực tiếp hoặc thông qua người khác nhận tài sản phi pháp của các đơn vị, cá nhân với tổng giá trị hơn 813 triệu nhân dân tệ.
Quan tham đứng thứ hai: Vương Phú Ngọc, nguyên chủ tịch Chính hiệp tỉnh Quý Châu, tham nhũng 450 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, Vương Phú Ngọc bị Tòa án Trung cấp số 1 Thiên Tân kết án tử hình vì tội nhận hối lộ, hoãn chấp hành 2 năm.
Tòa án xác định: từ năm 1995 đến năm 2021, Vương Phú Ngọc trên những cương vị bí thư, thị trưởng thành phố Quỳnh Sơn tỉnh Hải Nam, thường ủy Tỉnh ủy Hải Nam, bí thư Thành ủy Tam Á, phó bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, bí thư Thành ủy Hải Khẩu, phó bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, phó chủ tịch và chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Quý Châu và các chức vụ khác, đã lợi dụng chức vụ, cũng như những điều kiện thuận lợi do chức quyền, địa vị hình thành, nhận hối lộ trực tiếp hoặc thông qua người khác vời tổng trị giá hơn 434 triệu nhân dân tệ.
Từ năm 2019 đến 2020, Vương Phú Ngọc cũng dùng ảnh hưởng của mình để nhận hối lộ sau khi rời chức với tổng số tiền tham nhũng hơn 17,35 triệu nhân dân tệ.
Quan tham đứng thứ ba: Lý Tái Dũng, cựu phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Quý Châu, tham nhũng 432 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 13 tháng 8 năm 2024, Lý Tái Dũng bị Tòa án Trung cấp số 5 Trùng Khánh kết án tử hình hoãn chấp hành hai năm vì tội nhận hối lộ và lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Tòa án xác định: từ năm 1998 đến năm 2023, Lý Tái Dũng trên những cương vị bí thư Khu ủy Hồng Hóa Cương thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, thường ủy Tỉnh ủy Kiềm Đông Nam, phó tỉnh trưởng tỉnh trưởng, phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nhân, chuyên viên hành chính văn phòng, phó bí thư Thị ủy Quý Dương, thị trưởng, bí thư Thị ủy Lục Bàn Thủy, thường ủy, bí thư trưởng Tỉnh ủy Quý Châu, bí thư thị ủy Quý Dương, phó tỉnh trưởng và những chức vụ khác, đã lợi dụng chức vụ cũng như những điều kiện thuận lợi do chức quyền hoặc địa vị hình thành, đã nhận hối lộ tương đương hơn 432 triệu nhân dân tệ.
Từ năm 2014 đến 2017, trong thời gian Lý Tái Dũng giữ chức bí thư Thành ủy Lục Bàn Thủy, chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng và Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, đã lạm dụng quyền lực tạo thành tổn thất phá hoại sinh thái hơn 86,45 triệu Nhân dân tệ.
Quan tham đứng thứ tư: Vương Hiểu Quang, nguyên phó tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu, tham nhũng 210 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 23 tháng 4 năm 2019, Vương Hiểu Quang bị Tòa án Trung cấp số 1 Trùng Khánh kết án 20 năm tù và phạt 173 triệu nhân dân tệ vì tội hối lộ, tham ô và giao dịch nội gián.
Tòa án xác định: từ năm 1998 đến năm 2017, Vương Hiểu Quang trên những cương vị khu trưởng, bí thư Khu ủy Ô Đang thành Quý Dương, phó thị trưởng thành phố Quý Dương, thường ủy kiêm bí thư trưởng Thị ủy Quý Dương, phó bí thư Thành ủy Tuân Nghĩa, phó thị trưởng, quyền thị trưởng, thị trưởng thành phố Tuân Nghĩa, bí thư Thành ủy Lục Bàn Thủy, bí thư Thành ủy Tuân Nghĩa, thường ủy Tỉnh ủy Quý Châu và những chức vụ khác, đã lợi dụng chức vụ, cũng như lợi dụng những điều kiện thuận lợi do chức quyền và địa vị hình thành, để nhận hối lộ trực tiếp hoặc thông qua người thân, với tổng trị giá là 48,70435 triệu nhân dân tệ.
Từ năm 1999 đến năm 2000, Vương Hiểu Quang đã lợi dụng chức vụ khu trưởng Khu Ô Đang, thành phố Quý Dương để chiếm giữ phi pháp hơn 4,8 triệu nhân dân tệ tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chính quyền Khu Võ Đang.
Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 2 năm 2016, Vương Hiểu Quang đã lợi dụng chức vụ, mối quan hệ công tác hoặc thu thập phi pháp thông tin nội bộ từ người khác để trực tiếp hoặc hướng dẫn người thân của mình mua cổ phiếu liên quan trong thời gian nhạy cảm của thông tin nội bộ. Tổng số tiền giao dịch lũy kế là 490 triệu nhân dân tệ, với tổng lợi nhuận là 160 triệu nhân dân tệ.
Quan tham đứng thứ năm: Chu Kiến Côn, nguyên phó chủ tịch Chính hiệp Tỉnh ủy Quý Châu, 108 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2024, Chu Kiến Côn bị Tòa án Trung cấp số 1 Trùng Khánh kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ.
Tòa án xác định rằng: từ năm 1999 đến năm 2022, Chu Kiến Côn đã lợi dụng chức vụ phó bí thư, thị trưởng và bí thư thành ủy Thành phố Đô Quân, tỉnh Quý Châu, phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thông tin tỉnh Quý Châu, phó bí thư trưởng chính quyền tỉnh Quý Châu, phó bí thư Thành ủy An Thuận tỉnh Quý Châu, thị trưởng, bí thư Thành ủy, bí thư Tỉnh ủy Tất Tiết tỉnh Quý Châu, phó chủ tịch Chính hiệp Tỉnh ủy Quý Châu và các chức vụ khác, đã lợi dụng chức vụ cũng như những điều kiện thuận lợi do quyền hạn hoặc địa vị của họ tạo ra, nhận hối lộ tổng cộng hơn 108 triệu nhân dân tệ.
Tham nhũng đứng thứ sáu: Viên Nhân Quốc, cựu chủ tịch Tập đoàn Mao Đài, nhận hối lộ 112,9 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2021, Viên Nhân Quốc bị Tòa án Trung cấp Quý Dương kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ.
Tòa án nhận định rằng từ năm 1994 đến năm 2018, Viên Nhân Quốc đã lợi dụng chức vụ phó giám đốc Nhà máy chưng cất rượu Mao Đài, phó tổng giám đốc, phó chủ tịch, tổng giám đốc kiêm chủ tịch Tập đoàn nhà máy chưng cất rượu Mao Đài Trung Quốc, đồng thời là chủ tịch Công ty TNHH Rượu Mao Đài để nhận hối lộ tổng số tiền tương đương hơn 112,9 triệu nhân dân tệ.
Tham nhũng đứng thứ bảy: Cao Vệ Đông, cựu cục trưởng Cục địa chất mỏ than tỉnh Quý Châu nhận hối lộ 110 triệu nhân dân tệ.
Vào ngày 2 tháng 2 năm 2024, Cao Vệ Đông bị Tòa án trung cấp Lục Bàn Thủy của tỉnh Quý Châu kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ.
Tòa án nhận định rằng: từ năm 1999 đến năm 2022, Cao Vệ Đông đã lợi dụng những điều kiện thuận lợi trên các chức vụ cục trưởng Cục Quy hoạch, Xây dựng và Bảo vệ Môi trường Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Quý Dương, phó khu trưởng khu Tiêu Hà, thành phố Quý Dương, chủ tịch Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Quận Mới Kim Dương và Công ty (Tập đoàn) Đầu tư Xây dựng Kim Dương và các chức vụ khác, trực tiếp hoặc thông qua nhân viên liên quan nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 110 triệu đồng nhân dân tệ.
Bốn đặc điểm chung
Thứ nhất, tham nhũng thời gian lâu, đều bắt đầu từ khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền
Vương Phú Ngọc tham nhũng 26 năm (1995-2021); Lý Tái Dũng tham nhũng 25 năm (1998-2023); Viên Nhân Quốc tham nhũng 24 năm (1994-2018); (1999-2022); Cao Vệ Đông tham nhũng 23 năm (1999-2022); Tôn Chí Cương đã tham nhũng 21 năm (2002-2023); Vương Hiểu Quang đã tham nhũng 18 năm (1998-2016).
Kể từ khi Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2013, tất cả các cuộc chiến dư luận, chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý, v.v., thì trước khi họ ngã ngựa, đều không thực sự kiềm chế được tâm tham hủ của họ. Bề ngoài, họ đều ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của Tập, nhưng sau lưng thì họ vẫn tiếp tục tham nhũng hủ bại.
Thứ hai, càng tham nhũng thì càng được đề bạt trọng dụng
Bảy quan chức tham nhũng trị giá hàng tỷ nhân dân tệ đều bị Bộ Tổ chức ĐCSTQ thanh tra khi được đề bạt trọng dụng. Khi được thăng chức lên quan chức cấp phó tỉnh, cấp bộ trở lên, họ đều trải qua sự kiểm tra của Bộ Tổ chức Trung ương ĐCSTQ. Kết quả kiểm tra đều cho thấy họ đều là cán bộ giỏi của đảng.
Tôn Chí Cương được thăng chức từ tỉnh trưởng Quý Châu lên làm bí thư Tỉnh ủy Quý Châu vào ngày 15 tháng 7 năm 2017. Khi đó, Trần Hi, trưởng Bộ Tổ chức Trung ương, phụ trách kiểm tra. Kết quả điều tra cho thấy Tôn Chí Cương là một cán bộ giỏi cả về tài và đức, liêm khiết tự giác. Sau đó, lại trình lên Bộ Chính trị ĐCSTQ để thảo luận. Tập Cận Bình và các ủy viên khác của Bộ Chính trị ĐCSTQ đã công nhận kết quả thanh tra của Trần Hi, đồng ý đề bạt Tôn Chí Cương làm bí thư Tỉnh ủy Quý Châu.
Hiện tại, Tôn Chí Cương đã trở thành một đại tham quan, tham nhũng hơn 800 triệu nhân dân tệ. Không một lãnh đạo trung ương nào đã đề bạt trọng dụng Tôn Chí Cương phải chịu trách nhiệm.
Thứ ba, trước khi họ ngã ngựa, tất cả các cơ chế giám sát của ĐCSTQ toàn bộ đều vô hiệu
ĐCSTQ có nhiều cơ chế giám sát, bao gồm giám sát trong nội bộ đảng, giám sát hành chính, giám sát của Quốc hội, giám sát của đảng phái dân chủ, giám sát kiểm toán, giám sát của cơ quan chống tham nhũng, giám sát dư luận, giám sát kiến nghị, giám sát quần chúng, v.v., nhưng trước khi họ bị thẩm tra, toàn bộ cơ chế giám sát này đều bằng không.
Khi Tôn Chí Cương được đề bạt bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, theo “Quy định tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ” của ĐCSTQ, Triệu Lạc Tế, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, phải tiến hành giám sát kiểm tra việc đề bạt Tôn Chí Cương.
Giờ đây, Tôn Chí Cương đã trở thành một đại tham quan trị giá hàng tỷ nhân dân tệ, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, pháp luật, nhưng Triệu Lạc Tế lại hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về việc đã lơ là giám sát.
Thứ tư, không ai quan tâm đến nỗi đau khổ của người dân nghèo ở Quý Châu
Quý Châu là tỉnh có số lượng người nghèo lớn nhất, mức độ nghèo đói sâu nhất và phạm vi nghèo đói rộng nhất cả nước. Vào tháng 11 năm 2020, khi Tôn Chí Cương được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, ông ta tuyên bố Quý Châu đã thoát nghèo. Nhưng xét từ việc Tôn Chí Cương tham nhũng 813 triệu nhân dân tệ, và từ việc quan chức Quý Châu coi thường tính mạng, sinh kế của người dân và thực hiện những “dự án công trình” gây tốn kém về nhân lực và tiền bạc, khiến Quý Châu rơi vào khủng hoảng nợ nần nghiêm trọng, thì việc Quý Châu thoát nghèo trăm phần trăm là giả.
Vào ngày 14 tháng 6 năm 2019, Tôn Chí Cương, bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, phát biểu tại sự kiện giáo dục cảnh báo của Tỉnh ủy Quý Châu, nói rằng, quần chúng nhân dân ghét tham nhũng nhất, rằng tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất mà đảng ta phải đối mặt. Sự thật những vụ án tham nhũng như Vương Hiểu Quang đã chứng minh rằng: Tôn Chí Cương là một kẻ đại dối trá, còn tham lam hơn cả Vương Nhiêu Quang và những quan chức tham nhũng trị giá hàng tỷ nhân dân tệ khác khác.
Vương Phú Ngọc, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy Quý Châu và chủ tịch Chính hiệp Tỉnh ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, luôn theo đuổi cuộc sống xa hoa trong bối cảnh nghèo đói của người dân Quý Châu. Ông ta sống ở Tam Á vào mùa đông, sống ở Quý Dương vào mùa hè, sống ở Thâm Quyến vào mùa xuân và mùa thu. Ông ta còn đặc biệt sắp xếp cho những kẻ hối lộ mua cho anh ta một căn nhà ở Tam Á, Thâm Quyến và Quý Dương, sau đó trang trí sang trọng.
Vương Phú Ngọc chơi gôn. Ông ta chơi gôn từ Hải Nam đến Quý Châu, từ khi đi làm cho đến khi nghỉ hưu, thậm chí còn yêu cầu các chủ doanh nghiệp tư nhân sắp xếp cho ông ta đi máy bay riêng để chơi gôn trên khắp đất nước.
Vương Phú Ngọc nhận tiền tài nhiều đến mức thành nghiện. Sau khi bị bắt, ông ta nói: “Tôi không biết mình cần tiền để làm gì. Ăn uống gì tôi cũng không phải lo. Bạn muốn tiền làm gì, chôn bạn đi! Bây giờ tôi biết lòng tham điên cuồng của mình đã lên tới đỉnh điểm, nhưng tôi không biết mình cần tiền để làm gì.”
Sau khi Vương Hiểu Quang, phó tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu, bị bắt, các nhà điều tra đã tìm thấy một ngôi nhà chứa hơn 4.000 chai rượu Mao Đài trong nhà ông ta. Vương Hiểu Quang còn thừa nhận đã đổ 4.000 chai rượu cổ điển đắt tiền nhất xuống cống tại nhà. Nói cách khác, chỉ riêng trong nhà ông ta đã có hơn 8.000 chai rượu Mao Đài!
Lúc đó, vợ ông ta than thở: Vứt đi không được, uống không được, cho cũng không xong, đổ cũng không đổ hết được.
Vào tháng 3 năm 2022, tài khoản công khai WeChat của Viện Kiểm sát Tối cao đã công bố một video thông báo một số chi tiết về vụ hối lộ của Viên Nhân Quốc, cựu chủ tịch Tập đoàn Mao Đài. Kể từ năm 2004, riêng vợ và các con của Viên Nhân Quốc đã kiếm được hơn 230 triệu nhân dân tệ tiền lãi từ việc kinh doanh trái phép rượu Mao Đài.
Hơn 40 nhà điều tra đã đếm được 1.588 chế phẩm bằng vàng, đồng hồ, trang sức, thư pháp và tranh vẽ, v.v. của Viên Nhân Quốc, trong đó có nhiều mặt hàng quý hiếm như ngà voi, cũng như những cọc tiền nhân dân tệ, đô la Mỹ, bảng Anh, v.v. Các nhà điều tra phải mất một ngày và một đêm mới hoàn thành việc kiểm kê.
Một báo cáo từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cho biết Chu Kiến Côn “lợi dụng các dự án xóa đói giảm nghèo để trục lợi cá nhân”; “vi phạm các quy định nắm giữ cổ phần trong các công ty chưa niêm yết, đại náo giao dịch quyền – tiền” “trục lợi quyền lực và hủ bại kiểu gia tộc, lạm thu tiền tài” v.v.
Cao Vệ Đông đến mọi nơi để ăn uống và chơi gái điếm. Ông ta trường kỳ cờ bạc, nhiều lần chơi gái mại dâm. Ông ta thú nhận rằng: “thấy tiền là thu, không có đê tuyến”, và “thích ganh ăn mặc với các ông chủ doanh nhân”, gánh khoản nợ mới hơn 150 tỷ nhân dân tệ, chủ yếu dùng cho các công trình hao tiền tốn của và không hiệu quả.
Sau khi bị bắt, Lý Tái Tông nói: “Nếu phải trả số tiền tôi đã vay lúc đó thì chắc chắn tôi sẽ không vay, nhưng nếu do chính phủ trả thì tôi sẽ vay. Dù sao thì sau vài năm nữa, tôi sẽ thay đổi cương vị của mình, chỉ cần một cái vỗ mông và rời đi.”
7 quan chức tham nhũng trị giá hàng tỷ nhân dân tệ ở tỉnh Quý Châu nêu trên đã bị điều tra, xử lý. Còn những kẻ chưa bị điều tra xử lý có thể còn nhiều hơn nữa.
Theo cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ và cơ chế giám sát hiện có của ĐCSTQ, nhóm quan chức tham nhũng tỷ tệ này đã ngã ngựa, thì rất có khả năng lại một nhóm quan chức tham nhũng tỷ tệ mới lại xuất hiện.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch