Các nghệ thuật gia đã trình hiện sống động những trường cảnh trong cuộc đời của Homer và những bài thơ sử thi Iliad và Odyssey của ông

Trong hàng nghìn năm qua, sử thi Hy Lạp cổ “Iliad” và “Odyssey” đã tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đến độc giả, học giả, nhà văn và nghệ thuật gia, được coi là hai bộ tác phẩm văn học có tính nền tảng của nền văn minh phương Tây. Cả hai câu chuyện đều dựa trên bối cảnh của Cuộc chiến thành Troy. Khởi nguyên của cuộc chiến là do Helen, nữ hoàng của Sparta, rời bỏ chồng mình, bỏ trốn đến thành Troy cùng với hoàng tử Paris.

Câu chuyện của “Iliad” diễn ra vào năm thứ mười của cuộc chiến giữa thành Troy và các thành bang Hy Lạp. Cuộc chiến kết thúc khi quân Hy Lạp bao vây thành Troy. “The Odyssey” kể về Odysseus, Vua của Ithaca, một trong những anh hùng Hy Lạp trong chiến tranh, và cuộc hành trình ngàn cay vạn khổ để trở về quê hương của ông. Phải mất mười năm sau chiến tranh, ông mới trở lại Ithaca, trong quá trình này ông đã khắc phục đủ loại chướng ngại khác nhau một cách xảo diệu. Trong thời gian này, hoàng hậu Penelope của ông luôn trông mong chồng mình sẽ có ngày trở về, nên đã vận dụng nhiều mưu kế để tránh phải tái giá. Các nhân vật và mối quan hệ của họ trong cả hai bộ sử thi cũng như những trường cảnh tràn đầy vinh quang, nguy hiểm và cám dỗ đều trở nên sống động dưới ngòi bút của thi nhân huyền thoại Homer.

Trong nhiều thế kỷ, các học giả đã luôn cố gắng tìm ra chân tướng về Homer: Có thực sự có một người đàn ông như vậy không? Nếu có, thì những câu chuyện nổi tiếng này có bắt nguồn từ sáng tác của chính ông không? Những thần thoại của ông có tính chân thực về lịch sử không? Những thi tác này là từ một tay người viết ra, hay là sự tích lũy những nguyên tố gốc của các tác giả khác nhau… Rất nhiều vấn đề vẫn cần bàn, nhưng mọi người đều đồng ý rằng những bài thơ này sớm nhất được sáng tác tại một thời điểm nào đó vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7 và thứ 8 trước Công nguyên, và được truyền miệng trước khi chữ viết Hy Lạp phát triển rộng rãi.

Bức tranh “Đọc Homer”

“A Reading from Homer”, vẽ bởi Lawrence Alma-Tadema năm 1885; sơn dầu trên canvas, 92cm × 184 cm. Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia. (Miền công cộng)

Lawrence Alma-Tadema (1836-1912) là một nghệ thuật gia nổi tiếng người Anh thế kỷ 19, người có tài sáng tác những trường cảnh cổ điển theo phong cách hàn lâm. Bức tranh “A Reading from Homer” của ông thể hiện một khung cảnh lịch sử nửa thật nửa giả. Bối cảnh của bức tranh được thiết định vào cuối thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đương thời những câu thơ của Homer được ghi chép trong cuộn giấy. Trong bức tranh, một nhà thơ trẻ tuổi đội vòng nguyệt quế đang đọc thơ của Homer cho khán giả mặc trang phục lễ hội.

Ở Hy Lạp cổ đại, những bài thơ của Homer được các thi sĩ hát lên trên nền nhạc đệm của đàn lia. Alma-Tadema đặt một chiếc cithara, một loại nhạc cụ dây cổ tương tự như đàn lia, ở phía bên trái bức tranh; bức tường đá cẩm thạch ở bên phải có khắc tên Homer theo bảng chữ cái Hy Lạp, cho thấy kiến trúc nhìn ra biển Địa Trung Hải này được họa sĩ dùng để tưởng nhớ vị thi nhân.

“A Reading from Homer” được coi là một trong những sáng tác đại biểu của Alma-Tadema, vì ông chỉ mất hai tháng để hoàn thành, màu sắc tươi sáng và hài hòa, tạo hình nhân vật tinh chuẩn và bố cục kịch tính như sân khấu khiến người xem càng ấn tượng hơn. Điều nổi bật nhất trong bức tranh là tính cách của nhà thơ: cuộn giấy cói trải dài từ cánh tay dang rộng đến đầu gối, người thi sĩ nghiêng người về phía trước với tinh thần phấn chấn, từ đó thu hút ánh nhìn của người xem vào bức tranh tưởng nhớ Homer này.

Bức tranh “Homer và người dẫn đường”

“Homer and His Guide”, William-Adolphe Bouguereau, 1874; sơn dầu trên vải, 209 cm × 65 cm. Được trao cho Bảo tàng Mỹ thuật Milwaukee bởi Frederick Layton. (Miền công cộng)

Đặc trưng nổi bật nhất của Homer là ông bị mù mắt. Nhà sử học kiêm tác giả Daisy Dunn đã viết trong một bài báo cho Bảo tàng Anh: “Các nhà văn cổ đại có những quan niệm khác nhau về việc Homer trông như thế nào. Trong tiếng Hy Lạp, ‘homeros’ có nghĩa là ‘con tin’, nên một số người tưởng tượng rằng ông là một tù nhân; nhưng ‘homeros’ còn có nghĩa là ‘người mù’, và hình tượng ‘thi nhân mù’ lại đặc biệt thâm nhập nhân tâm.”

Tác phẩm “Homer and His Guide” của họa sĩ hàn lâm nổi tiếng người Pháp William-Adolphe Bouguereau (1825-1905) được sáng tác vào năm 1874, đương thời, hội họa cổ điển đang phát sinh xung đột với phong cách nghệ thuật mới, mà sau này gọi là trường phái Ấn tượng (impressionism). Một số học giả cho rằng Bouguereau vẽ tác phẩm này đặc biệt để chương hiển thế mạnh của hội họa truyền thống, đồng thời cũng có ý hưởng ứng vận động nghệ thuật mới.

Bức tranh của Bouguereau vẽ một người chăn cừu trẻ dẫn đường cho nhà thơ mù Homer băng qua những ngọn đồi đá dưới bầu trời xanh không một gợn mây. Nghệ sĩ mô tả nhạc cụ mang tính biểu tượng của Homer, cây đàn lia, với phần đầu được mô phỏng theo bức tượng bán thân cổ lão của Homer ở Bảo tàng Khảo cổ học Naples. Phong cảnh, nhân vật, phục trang, con chó và các yếu tố khác trong tác phẩm đều được vẽ bằng các chi tiết cực kỳ tinh tế và sống động như thật, được sáng tạo ra bằng cách chồng lên nhiều lớp sơn dầu mỏng để tạo hiệu ứng mượt mà, không cần có nét vẽ rõ ràng.

Vẻ đẹp của Helen

Từ những chiếc bình gốm Hy Lạp cổ đại, những bức tranh tường La Mã cổ đại cho đến những bức tranh thế kỷ 19, có một lượng lớn các bức tranh và tác phẩm điêu khắc xoay quanh những trường cảnh sử thi Homer. Bức tranh “Helen” của Sir Edward John Poynter (1836-1919) lấy Helen thành Troy làm chủ đề, đại mỹ nhân của thế giới cổ đại, và với câu thoại nổi tiếng: “Khuôn mặt này từng khiến ngàn cánh buồm giương lên” của nhà viết kịch Christopher Christopher Marlowe. Đương thời, Poynter đã sử dụng nữ diễn viên Lillie Langtry, một mỹ nhân nổi tiếng ở Luân Đôn, làm người mẫu để sáng tạo ra hình tượng của Helen.

Bức tranh: “Helen”, do Sir Edward John Poynter vẽ năm 1881; sơn dầu trên vải, 92 cm × 72 cm. Bộ sưu tập tại Phòng trưng bày nghệ thuật New South Wales, New Zealand. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Poynter là một họa sĩ hàn lâm nổi tiếng với những tác phẩm có chủ đề cổ điển. Ông đã sáng tác một loạt tranh sơn dầu và tranh màu nước vẽ tượng bán thân của các nữ anh hùng thời cổ đại. Loại hình sáng tác này có thể được nhìn thấy trong bức tranh “Helen”.

Helen của thành Troy là con gái của Thần Dớt (Zeus), Vua của các vị thần và Leda, nữ hoàng của Sparta, một thành bang ở miền nam Hy Lạp. Rất nhiều người cầu hôn muốn cưới nàng làm vợ, nhưng trước khi nàng kết hôn với Menelaus, vua của Sparta, tất cả những người tranh đoạt nàng đều thề rằng nếu Helen bị cướp khỏi tay Menelaus, họ sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Menelaus. Vì vậy, khi nàng cùng Paris bỏ trốn đến thành Troy, theo “Iliad”, gần 1.200 tàu chiến của Hy Lạp đã đến thành Troy để gây chiến.

Trong bức tranh của Poynter, Helen được bao quanh bởi các yếu tố kiến ​​trúc, với một tay đặt lên ngực và tay kia nắm chặt áo bào. Ở phía bên trái của cột, bạn có thể mơ hồ thấy thành Troy đang bị quân Hy Lạp xâm lược đốt thành tro, cử chỉ bảo vệ này là ám thị cảm xúc duy nhất; đôi mắt to màu xanh của Helen nhìn chằm chằm một cách vô cảm vào thứ gì đó bên ngoài bức tranh, và phần còn lại của khuôn mặt thì bất động như một bức tượng. Hai chiếc vòng cổ độc đáo mà nàng đeo là do chính họa sĩ thiết kế; trên thực tế, chúng được chế tạo bởi Carlo Giuliano, một thợ kim hoàn ở thế kỷ 19, người chuyên đem các thiết kế “theo phong cách phục hưng khảo cổ học” chế tác thành sản phẩm thực tế.

Đánh lừa người khổng lồ Cyclops

“Ulysses Deriding Polyphemus—Homer’s Odyssey”, của Joseph Mallord William Turner, 1829; xuất bản Tranh sơn dầu, 123 cm × 203 cm. Được sưu tầm tại Phòng trưng bày Quốc gia, Luân Đôn. (Ảnh: Miền công cộng)

Cuộc phiêu lưu nổi tiếng nhất của Odyssey xảy ra ở quyển thứ chín, khi Ulysses (phiên bản Latin hóa của Odysseus) đấu trí thắng người khổng lồ một mắt Cyclops Polyphemus và trốn thoát khỏi nơi bị giam cầm cùng với phi hành đoàn người khổng lồ của mình. Bức tranh “Ulysses chế nhạo Polyphemus – Odyssey của Homer” được vẽ bởi họa sĩ lãng mạn người Anh Joseph Mallord William Turner (J.M.W. Turner, 1775-1851) được coi là tác phẩm kinh điển của họa sĩ.

Bức tranh của Turner được lấy cảm hứng từ bản dịch Homer của Alexander Pope, đặc biệt là mô tả về Polyphemus của Pope. Pope mô tả Cyclops bị mù, dung diện của Cyclops hầu như không thể nhìn thấy giữa những đám mây ở bên trái, giống như một con quái thú sinh ra trên đỉnh núi. Trong bức tranh, Ulysses giơ tay đắc thắng, giơ cao ngọn đuốc rực sáng mà ông dùng để làm mù mắt Cyclops. Ulysses đang đứng trên thuyền trong bộ quần áo màu đỏ, với một lá cờ lớn cùng màu phía sau.

Khi bức tranh được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của New York vào năm 2008, bảo tàng đã mô tả nó như sau: “Bức tranh này cho thấy niềm đam mê của Turner với ánh sáng – từ ánh lửa rực rỡ của những ngọn núi lửa âm ỉ, đến ánh sáng của những con sóng lấp lánh trên biển trên mũi tàu Ulysses, đến ánh nắng trên bầu trời được tượng trưng bởi cỗ xe của Apollo.” Những chú ngựa trên cỗ xe dựa trên những con ngựa trên bệ đền Parthenon – Mười hai năm trước khi Turner tạo ra tác phẩm này, bức phù điêu đã được trưng bày tại Bảo tàng Anh. Bảng màu phong phú của bức tranh, bao gồm xanh coban, đỏ, hồng, xanh lá cây và vàng, đánh dấu một bước ngoặt trong hành trình khám phá màu sắc và ánh sáng ngày càng thâm nhập của Turner trong các sáng tác tranh phong cảnh lịch sử của ông.

Khốn cảnh của Penelope

Penelope và những người cầu hôn, 1911-12 của John William Waterhouse; sơn dầu trên vải, 131 cm × 188 cm. Bộ sưu tập tại Phòng trưng bày nghệ thuật Aberdeen, Scotland. (Miền công cộng)

Theo “Odyssey”, khi Odysseus đang vướng vào người khổng lồ một mắt Cyclops trên một hòn đảo và tranh giành phép thuật phù thủy trên một hòn đảo khác, vợ của ông là Penelope (em họ của Helen) cũng bị bao vây—— Bị bao vây không phải bởi những con quái vật trong thần thoại, mà bởi những người đàn ông cầu hôn nàng; Vì những người sống sót khác trong Chiến tranh thành Troy đã trở về nhà, nên những người đàn ông này cho rằng Odysseus đã chết. Còn Penelope trung thủy lại tin rằng Odysseus vẫn còn sống; Để trì hoãn những người cầu hôn, nàng tuyên bố sẽ chỉ tái giá sau khi dệt xong tấm vải liệm cho bố chồng. Mỗi đêm nàng đều bí mật tháo dỡ tác phẩm của mình.

Trong bức tranh “Penelope và những người cầu hôn” của John William Waterhouse (1849-1917), Penelope ở trung tâm bức tranh, đang làm việc dưới những ánh mắt đang nhìn chằm chằm vào nàng giữa ban ngày. Họa sĩ Waterhouse bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một họa sĩ hàn lâm trước khi chuyển sang phong cách Tiền Raphaelite, tiếp cận các chủ đề văn học với các chi tiết tự nhiên, tông màu phong phú, và chủ đề về phụ nữ xinh đẹp có thể được nhìn thấy trong bức tranh lớn này. Khi Phòng trưng bày Nghệ thuật Aberdeen đặt mua tác phẩm này từ ông vào đầu thế kỷ 20, thời kỳ hoàng kim của những người theo trường phái Tiền Raphael đã trôi qua từ lâu, và giới nghệ thuật đang chuyển sự chú ý sang các phong cách hiện đại hơn như Chủ nghĩa Lập thể. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên cũng giống như mối quan hệ căng thẳng giữa Bouguereau và những người theo trường phái Ấn tượng.

“Penelope và những người cầu hôn” là bức tranh quan trọng trong giai đoạn cuối sự nghiệp nghệ thuật của Waterhouse. Bố cục của bức tranh rất phức tạp, triển hiện nhiều loại hoa văn, chất liệu và vải dệt với chi tiết chân thực và đầy màu sắc. Penelope được nhìn từ bên cạnh, đang bận rộn với công việc: nàng ngậm một sợi chỉ trong miệng và giơ cao con thoi trong tay trái, tạo nên cảnh tượng làm việc có vẻ siêng năng. Bên trái nàng, hai cô hầu gái mặc váy bồng bềnh đang hỗ trợ dệt vải; và ở bên phải, bốn người cầu hôn đang tranh giành sự chú ý của Penelope bên ngoài căn phòng của nàng, mặc dù nàng đang quay lưng lại với họ.

Đồ trang sức và đàn lia – những yếu tố nổi bật trong các bức tranh đã thảo luận trước đó, được sử dụng trong bối cảnh này để thu hút sự ưu ái của nàng. Một bức phù điêu trên một phần bức tường bên dưới những người cầu hôn cho thấy cảnh chiến đấu, có lẽ báo trước sự trở lại của Odysseus để đánh bại những kẻ muốn thế chỗ ông.

Homer và những bài thơ của ông đã xuyên việt thời-không gần ba nghìn năm mà vẫn thu hút những độc giả háo hức. Những bức tranh kinh điển từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 này cũng là những di tích quý giá của lịch sử, tái hiện một cách sống động hơn Homer và những câu chuyện cổ của ông.

Tác giả: Michelle Plastrik 
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch