Đại Kỷ Nguyên

Trên đầu người tốt có vầng sáng, dù hổ dữ cũng không hề động tới

Con người sống nếu làm một người lương thiện, thì trên đầu sẽ luôn tỏa ánh hào quang, hơn nữa còn được Thần linh bảo hộ thoát khỏi tai ương. Đây vốn không phải là chuyện hoang đường khoác lác!

Người mẹ của Kỷ Hiểu Lam – nhà văn thời nhà Thanh là Trương thái phu nhân. Bà có thuê một người nấu nướng trong phủ. Dưới đây là câu chuyện có thật mà người đầu bếp này kể lại.

Quê nhà của tôi có một người rất nghèo phải ra ngoài xin ăn. Một ngày kia, chàng ta đi cả nửa ngày trời, đến lúc chập tối cảm thấy như mình bị lạc đường. Chỉ thấy đường đá gồ ghề, bầu trời tối đen, không biết đi hướng nào mới phải. Anh này đành phải ngồi dưới gốc cây, đợi đến trời sáng hôm sau mới đi tiếp.

Anh chàng ăn xin bỗng thấy một người từ trong rừng cây đi đến, phía sau có ba bốn người theo hầu, người nào người nấy đều cao lớn vạm vỡ. Chàng ăn xin trong lòng sợ hãi, liền vội vàng quỳ xuống xin tha.

Người kia đồng cảm nói: “Nhà ngươi không cần phải sợ, ta sẽ không làm hại nhà ngươi đâu. Ta là Thần Hổ chuyên trông coi bầy hổ, bây giờ là lúc đến phân chia thức ăn cho chúng. Loài hổ có thể ăn thịt người, nhưng không phải ai cũng ăn thịt, ngươi hãy chờ coi”.

Thần Hổ nói xong, liền hú dài một tiếng, rất nhiều con hổ đều chạy đến tập hợp nghe lệnh. Thần Hổ nói chuyện với bầy hổ, người ăn xin nghe chẳng hiểu gì.

Ảnh minh họa. Dẫn theo keyword-suggestions.com

Một lúc sau, bầy hổ tản đi mất, chỉ còn lại một con hổ ẩn náu trong đám cỏ.

Một lát sau, có một người đàn ông gánh nặng trên vai đi qua, con hổ nhảy chồm tới khiến người này hoảng sợ, vứt quang gánh lại tìm cách chạy thoát thân. Tuy nhiên con hổ bỗng nhiên ngừng lại và quay về bãi cỏ.

Rồi lại xuất hiện một phụ nữ. Con hổ to lớn lập tức nhảy tới và vồ lấy người này rồi ăn thịt chỉ chừa lại bộ y phục.

Vị Thần Hổ đi tới nhặt bộ y phục lên, trong túi người phụ nữ vừa bị hổ ăn thịt nặng trĩu ngân lượng.

Ăn mày vừa hoảng sợ vừa không rõ xảy ra chuyện gì. Vị Thần Hổ kia bèn giải thích: “Chúa sơn lâm chỉ ăn thịt động vật hoặc những kẻ không có phẩm chất của con người mà thôi. Chúng sẽ tha mạng cho người lương thiện bởi linh khí trên đầu họ.

Nói chung người mà lương tri vẫn còn, trên đầu người đó họ sẽ có vầng sáng. Hổ mà nhìn thấy vầng sáng này tuyệt không dám làm càn! Còn người mà lương tri chẳng còn, vầng sáng trên đầu sẽ mất hết, hạng người này so với cầm thú cũng chẳng khác gì, hổ mới được phép ăn!

Cột sáng trên đầu các học viên Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn bởi vậy họ có cột sáng trên đầu rất cao. Ảnh dẫn theo tansinh.net

Như người đàn ông quẩy gánh lúc nãy, dù tướng mạo dữ dằn, nhưng trong tâm lại là người lương thiện. Ngày ngày anh ta đi bán hàng để phụng dưỡng mẹ già đau yếu, chị dâu góa bụa và nuôi đứa cháu mồ côi. Chính bởi một niệm lương thiện này, vầng sáng trên đầu anh ta tuy nhỏ không đáng kể, nhưng hổ nhìn thấy cũng lảng tránh không dám làm hại.

Còn người phụ nữ đến sau, vốn bỏ chồng và đi lấy người đàn ông khác. Khi ở với con chồng đã ngấm ngầm hành hạ, đánh đập đứa bé không thương tiếc. Hơn nữa người này còn lấy trộm tiền của chồng kế để đem về cho con gái bà ta, bởi vậy mà trên đầu không có chút vầng sáng nào. Chính vì vậy hổ coi bà ta là động vật và đã ăn thịt”.

Còn ngươi, tuy tàn tật và phải đi xin ăn hàng ngày nhưng vẫn luôn biết san sẻ chút lương thực cho mẹ kế già nua, vầng sáng trên đầu ngươi cao hơn một thước. Vậy nên ta mới giúp đỡ nhà ngươi, chứ hoàn toàn không phải nhà ngươi quỳ xuống cầu xin mà ta thương tình. Nhà ngươi hãy cố gắng làm nhiều việc thiện, tương lai sẽ còn nhiều phúc báo chờ đợi nữa.

Ngươi hãy tự tin mà bước về nhà, ta sẽ chỉ đường dẫn lối cho. Hãy về nói lại với dân làng chuyện hôm nay, để mọi người sống tốt hơn, sẽ được Thần linh phù hộ mà tránh tai ương”.

Người ăn mày tàn tật nghe xong cảm tạ và đứng dậy bước về nhà. Chàng đi suốt một ngày một đêm, cuối cùng đã về được đến nhà. Trong thôn làng, mọi người sau khi nghe được câu chuyện này, ai nấy đều tin nghe và mau chóng tu chỉnh bản thân mình, một lòng hướng thiện.

***

Ai là người tốt, ai là kẻ xấu táng tận lương tâm, đôi khi người thường thật khó mà phân biệt được. Tuy nhiên tại không gian khác Thần linh lại nhìn thấy được hết sức rõ ràng, qua đó sẽ phù trợ cho người lương thiện. 

Thời xưa có rất nhiều người trung hậu thật thà, lòng giữ thiện niệm, không tranh với đời, mọi việc đều nghĩ cho người khác trước. Thời đó rất nhiều người đều giảng thành tín, hiếu thảo. Họ dựa theo “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” và lời dạy của các bậc thánh hiền để ước thúc ngôn hành của mình.

Những người như vậy, luôn có vầng sáng rạng rỡ trên đầu, chúng thần nhìn thấy sẽ gắng sức giúp đỡ mọi nơi. Bản thân họ đương nhiên cũng sẽ không có tai nạn gì lớn, đây gọi là “người hay tích đức, phúc thọ có thừa”. Vậy nên, chúng ta cần phải nghiêm túc học tập mỹ đức của người xưa, lòng người hướng thiện!

Câu chuyện trên cũng chính là những lời nhắn nhủ chân thành, với những ai đã đánh mất đức hạnh hãy kịp thời dừng chân trước bờ vực thẳm. Quay đầu là bờ, hãy mau mau tìm về bản tính thiện lương của mình!

Thiện Sinh biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version