Có người chèo thuyền nhỏ ra biển đánh cá, không cẩn thận bị trôi dạt ra khơi, chỗ nước mang theo đã uống sạch, không thể không uống nước, nhưng chung quanh chỉ thấy đại dương mênh mông, đều là nước muối không thể uống được. Đương nhiên lúc này đây một ly nước còn hữu dụng hơn là một biển nước.
Đạo lý cũng giống như vậy, nếu như đọc nhiều biết rộng, luôn nói lời đạo đức, nhân nghĩa, nhưng lại không rõ lý lẽ, tự tư tự lợi. Như vậy những gì được học cũng có hạn.
Hy Lạp có câu danh ngôn:” Sức phán đoán không mạnh, học vấn cao mấy cũng vô dụng”. Cái gọi là sức phán đoán, một mặt nhằm chỉ tình huống sự việc phù hợp với cái cụ thể trong cuộc sống, mặt khác thì chỉ “đạo lý đối nhân xử thế” cũng tức là cái gọi là “đại đạo” mà Lão Tử đã nói, bởi vì từ đó có thể giúp cho bản thân hướng đến cái thiện, đề cao tinh thần:
“Tri giả bất bác, bác giả bất tri” – Lão Tử
(Người chính hiểu rõ đạo lớn trong vũ trụ, không cần phải là người học rộng, người học rộng biết nhiều vốn không phải là người hiểu rõ đại đạo)
Sưu tầm