Đại Kỷ Nguyên

Trí huệ người xưa: 2 đặc điểm nhận diện kẻ tiểu nhân

Tôi thường nghe mọi người nói tới kẻ tiểu nhân, nói người này lòng dạ hẹp hòi, là tiểu nhân. Hạng người gì thì sẽ bị coi là kẻ tiểu nhân? Người xưa có cách nhìn của riêng họ.

Bài thơ của nhà tiên tri Thiệu Ung thời nhà Tống đã nói rất rõ ràng. Toàn bộ bài thơ vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ: “Tiểu nhân vô tiết, khí bổn trục mạt. Hỷ tư kỳ dữ, nộ tư kỳ đoạt”.

“Tiểu nhân vô tiết, khí bản trục mạt”. Câu này có ý chỉ kẻ tiểu nhân là người làm việc không có nguyên tắc và giới hạn đạo đức, còn thường bỏ công phu cho những việc không liên quan, không cấp bách. “Vô tiết” có thể lý giải là không có khí tiết hoặc tiết tháo, dùng ngôn ngữ ngày nay mà nói thì chính là người không có giới hạn đạo đức. Nói một cách thẳng thắn thì “Khí bản trục mạt” chính là ngu ngốc, dùng ngôn ngữ ngày nay mà giảng thì chính là “đắc được hạt vừng, mà bỏ đi quả dưa”. Kỳ thực, ngày nay chúng ta cũng thường thấy loại người này, trên bề mặt mà nhìn thì có một số người có vẻ rất thông minh, nhưng thực tế họ lại làm những điều ngu ngốc. Nói một cách khác, đó chính là “khôn vặt”.

“Hỷ tư kỳ dữ, nộ tư kỳ đoạt” (Tạm diễn nghĩa: Chỉ thích nói về việc mình cho hoặc giúp đỡ người khác những gì, không thích nói về việc mình đoạt lấy đồ của người khác ra sao). Tình huống này thường rất phổ biến, nhiều người chỉ say sưa nói về bản thân năm đó đã đối xử tốt với người khác như thế nào, đã phó xuất ra sao, nhưng không hề nói đến bản thân đã ức hiếp người khác như thế nào. Loại hiện tượng này còn thường gặp hơn. Người ta chỉ thích nói rằng bản thân đã anh dũng khi một mình xông pha chiến trận ra sao, nhưng lại im lặng không nói về những thất bại của bản thân mình như thế nào. Giống như người ta chỉ thích nói về Quan Vũ một mình cầm đao sang Đông Ngô ra sao, còn không thích nói về Quan Vũ thua trận tháo chạy về Mạch Thành vậy. Họ chỉ thích nói về bản thân năm xưa đã vì người khác mà chịu rất nhiều khổ, nhưng lại không nói về bản thân đã cướp đi bao nhiêu lợi ích của người khác.

Cổ nhân có trí huệ lớn của “kẻ đại trí thường có vẻ ngoài đần độn”, trong khi “tiểu nhân” có cảnh giới thấp, trí huệ nhỏ.

Những người được gọi là tiểu nhân, từ hành vi của họ mà nhìn thì có rất nhiều điểm khác biệt. Thực ra, nói chính xác hơn một chút, thì đều là xuất phát từ tâm tự tư. Hầu hết những người khôn lỏi đều ích kỷ; những người đó nhìn thì dường như là phó xuất vì người khác nhưng thực tế cũng là vì lợi ích của bản thân mà làm, bản chất vẫn là tự tư. Mà tiểu nhân thường lại là kẻ ngốc nhất. Hành vi của họ thường là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, hành động trái ngược mục đích, và kết quả thường là tương phản lại.

Cổ nhân có trí huệ lớn của “kẻ đại trí thường có vẻ ngoài đần độn”, trong khi “tiểu nhân” có cảnh giới thấp, trí huệ nhỏ. Nhìn có vẻ thông minh, trên thực tế lại là ngốc. Đặc biệt là ngày nay, rất nhiều người chỉ vì một chút ân huệ nhỏ mà dốc hết sức bức hại người tu luyện. Họ cứ luôn miệng nói rằng họ bị ép buộc, hoặc là nói vì muốn tốt cho người khác, nhưng họ lại không biết rằng họ đang làm hại người khác và hại chính họ. Cuối cùng e rằng họ sẽ rơi vào kết cục vô cùng bi thảm.

Thiệu Ung là một nhà tiên tri, những tiêu chuẩn mà ông liệt kê ra cho kẻ tiểu nhân không chỉ đơn giản là một vấn đề về đạo đức, mà nó còn liên quan mật thiết đến đại sự là tương lai của bản thân sinh mệnh. Những người cho rằng bản thân mình rất thông minh, liệu có nên bình tâm lại và thử nghĩ về tương lai của bản thân mình hay không?

Bài gốc: “Kẻ tiểu nhân trong mắt người xưa”, tác giả Tiêm Tiêm, Chánh Kiến Net.

Exit mobile version