Đại Kỷ Nguyên

Trung Quốc: Chính quyền tàn bạo, vì sao dân phải chịu quả báo?

Ảnh: Pixabay

Suốt lịch sử, chính quyền Trung Quốc bạo tàn đã không chỉ hại chết mấy chục triệu người, mà còn khiến người Trung Quốc bị quả báo liên luỵ. Vậy con đường nào để người Trung Quốc có thể vượt qua đại nạn, tránh được kết cục bi thương?

Cơ Đốc giáo bị bức hại hơn 300 năm

Một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất trong lịch sử phương Tây là cuộc bức hại của Đế quốc La Mã và người Do Thái đối với tín đồ Cơ Đốc. Khi Do Thái giáo đi đến thời kỳ mạt Pháp hoàn toàn không thể cứu rỗi con người nữa, thì Chúa Jesus xuất hiện, truyền giảng tân Pháp, quy chính giáo nghĩa. Vậy mà môn đồ Do Thái giáo không hiểu, ngược lại còn hại chết Chúa Jesus, người đã giáng sinh để tới cứu rỗi họ.

Trước khi bị hành hình, Chúa Jesus còn nói rõ đạo lý cho đại tư tế của Do Thái giáo về hậu quả to lớn của việc bức hại. Nhưng đại tư tế nói: “Chúng tôi không sợ, nếu ông thật sự là con của Thượng Đế, chúng tôi nguyện ý hoàn trả, con dân của chúng tôi có thể lại bị giết, cũng có thể bị diệt quốc, không còn quốc gia!”. Những lời này không chỉ định ra tương lai của chính họ, mà còn định ra tương lai của con cháu người Do Thái. Họ đã phải trải qua gần 2000 năm không có tổ quốc, bị tàn sát và phiêu bạt tứ xứ.

La Mã là một đế quốc hùng mạnh bậc nhất thời bấy giờ. Cuộc bức hại tín đồ Cơ Đốc của Do Thái giáo và của đế quốc La Mã xen lẫn với nhau. Năm 64 sau Công nguyên, chính quyền của vua Nero tiến hành bôi nhọ môn đồ Cơ Đốc là “tà giáo”, kích động dân chúng La Mã hùa vào cuộc bức hại. Một lượng lớn môn đồ Cơ Đốc bị giết, bị ném vào đấu trường, dưới ánh nhìn và tiếng hô hào của người La Mã, bị mãnh thú xé xác… Nero còn ra lệnh cho người đem môn đồ Cơ Đốc và cỏ khô buộc cả lại và treo ở trong sân để làm bó đuốc trong đêm hội.

Năm 65 sau Công nguyên, La Mã cổ đại bộc phát dịch bệnh. Năm 68, thành La Mã bạo động, Nero trong khi chạy trốn đã tự sát, khi ấy chỉ mới 31 tuổi.

Nhưng các Hoàng đế La Mã kế vị vẫn tiếp tục bức hại đối với môn đồ Cơ Đốc, họ không tin rằng bức hại tín ngưỡng sẽ mang đến ác báo cho quốc gia và nhân dân, càng không tin rằng dịch bệnh kia là Trời xanh đang cảnh cáo. Vào thời kì của Decius, “đại dịch Cyprian” tàn phá gần 20 năm, gây ra cái chết cho 25 triệu người. Trong khi đó, Cơ Đốc giáo vẫn bị coi là phi pháp, có nhiều địa phương vẫn trấn áp nghiêm trọng thậm chí là tàn sát các tín đồ. Cuộc bức hại lúc nặng lúc nhẹ kéo dài gần 300 năm, dịch bệnh nhấn chìm La Mã, khiến bao âm hồn bất tán.

Nhiều người thắc mắc rằng, quyết định bức hại chính tín là của chính quyền La Mã, cớ sao dịch bệnh hoành hành lại giáng xuống đầu hàng triệu người dân vô tội? Kỳ thực, lý lẽ của con người nhiều khi không giống với ý Trời. Bởi vì hàng triệu người dân La Mã nghe tuyên truyền của chính quyền mà căm ghét, khinh miệt các tín đồ Cơ Đốc. Họ còn tham gia bức hại, hò hét vui thích khi các tín đồ của Chúa Jesus bị hành hình tại đấu trường. Như vậy, mặc dù là nghe theo kẻ khác, nhưng bản thân mỗi sinh mệnh là có tính độc lập, cũng phải tự lựa chọn và chịu trách nhiệm trước trời đất về bất cứ lời nói, hành động nào của bản thân.

Lịch sử dường như đang lặp lại

Tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại là có tính xoay vần. Tại Trung Quốc, sau khi ĐCSTQ cướp được chính quyền từ tay Quốc Dân Đảng, họ bắt đầu gây ra hàng loạt biến động long trời lở đất. Bề mặt là các hoạt động đàn áp hầu hết các nhóm người, từ những người sở hữu đất đai, công xưởng, những người có tín ngưỡng, giới trí thức… Bản chất là thông qua đó, ĐCSTQ phá huỷ đạo đức con người, dần dần đưa người Trung Quốc tới chỗ vô đạo đức mà phạm tội ác, huỷ hoại đi tương lai của họ.

Đơn cử, đến cuộc đàn áp những người tập luyện Pháp Luân Công thì tất cả những thủ đoạn tích luỹ trong mấy chục năm bức hại dân chúng đã được chính quyền Trung Quốc mang ra thi triển. Trong quá trình bức hại, biết bao nhiêu thế hệ học sinh phải lựa chọn những câu trả lời mẫu phỉ báng Pháp Luân Công. Bao nhiêu công nhân, nông dân, trí thức, thành viên tôn giáo phải biểu thị thái độ trong các cuộc “lên án” Pháp Luân Công do các đoàn thể của chính quyền Trung Quốc tổ chức. Bao nhiêu người vì tiền thưởng mà báo cáo người tập Pháp Luân Công cho cảnh sát. Bao nhiêu nhà báo, đạo diễn, diễn viên tham gia vào việc dàn dựng các thông tin tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công, đầu độc tâm trí hàng tỷ con người.

Tàn ác nhất lại là những người được gọi là bác sĩ, vốn có chức phận cứu người nay lại tham gia mổ cướp nội tạng người đang sống. Cảnh sát và cai ngục trực tiếp bắt bớ và tra tấn, thẩm phán, công tố viên kết án hàng triệu học viên… Có thể nói, chính quyền Trung Quốc đã đưa nhân dân người Trung Quốc vào vòng xoáy tội ác man rợ. Chiểu theo đạo lý của trời đất là không thể dung thứ. Họ tự giác hay bất tự giác đều trong vô minh mà đưa mình vào tuyệt lộ. Tất nhiên, một lực lượng tàn ác như ĐCSTQ thì nhất định sẽ gặp phải kết cục diệt vong. Nhưng điều đáng tiếc, đáng chua xót là người dân Trung Quốc cũng vì thế mà khó tránh được hậu quả. Bởi vì nghe theo lời vu khống, cùng chính quyền bức hại người tốt, họ nào có khác chi “trợ Trụ vi ngược” (giúp Trụ làm ác). 

Bởi vì mỗi cá nhân đều là một sinh mệnh có tính độc lập và luôn phải chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình. Do vậy, đối với người Trung Quốc ngày nay, chỉ có quay về với các tiêu chuẩn đạo đức cốt lõi Chân Thiện Nhẫn, với sự thiện lương và nhân tính của truyền thống hàng nghìn năm; đồng thời bằng trí huệ phân biệt rõ bản chất của chính quyền Trung Quốc, thì mỗi người mới có thể gặp dữ hoá lành, bình an vượt qua đại nạn. Đó không phải là lời khẩu hiệu tinh thần, mà đó thực sự là đạo lý, là vấn đề có tính khoa học. Bởi vì mọi sự đều luôn vận động theo quy luật, trong đó nhân – quả là một trong những quy luật phổ biến.

Tất nhiên, con đường đến tương lai của người Trung Quốc là rất khó khăn. Bởi vì tuyệt đại đa số họ đã sống cả cuộc đời trong tuyên truyền dối trá. Lại tiếp tục trong phong bế thông tin một chiều của chính quyền Trung Quốc, vậy nên ngay cả tiếp cận thông tin chân thực cũng vô cùng khó khăn. Chúng ta cũng chỉ có thể hy vọng đại nạn dịch bệnh này lại một lần nữa qua đi, để nhiều người Trung Quốc sẽ có cơ hội thức tỉnh, tìm về thiện lương, cũng phân biệt rõ bản chất của kẻ cầm quyền. Đó chính là con đường tương lai duy nhất của người dân Trung Quốc, thực ra cũng là của toàn nhân loại trong thời kỳ lịch sử đặc biệt này.

Video: Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

Exit mobile version