Võ công cao cường, công năng thần kỳ, y thuật diệu thủ hồi xuân, danh tiếng vang lừng, nhưng đều không đem lại sự thỏa mãn chân chính cho đại sư Lý Hữu Phủ. Con đường tìm cầu Đại Đạo của ông thật khiến người ta phải kinh ngạc cảm thán!
Lý Hữu Phủ năm xưa là nhân vật tên tuổi lừng lẫy trong các lĩnh vực võ thuật, Đông y và khí công ở Trung Quốc. Ông đã từng được mời sang làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Khoa học Nga. Năm 1993 ông đến nước Mỹ, lần lượt được mời làm giáo sư Đông y và giáo sư võ thuật của Đại học Đông y Samra và Đại học Đông y Alhambra.
Về lĩnh vực võ thuật, Lý Hữu Phủ đã đạt được các danh hiệu như: Vô địch võ thuật trong Đại hội thể dục dân tộc toàn quốc, Huy chương vàng võ thuật cúp thế giới. Ông là nghiên cứu sinh thạc sỹ đầu tiên của vị giáo sư võ thuật hàng đầu Trung Quốc Trần Thịnh Phủ – giáo sư võ thuật Đại học Sơn Tây. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, ông được giáo sư Trần Thịnh Phủ giới thiệu với Chủ tịch hiệp hội võ thuật Tế Nam tỉnh Sơn Đông, Chủ nhiệm võ đường Sơn Đông – Trần Tế Sinh tiên sinh. Ông trở thành môn sinh được tiên sinh Trần Tế Sinh đánh giá cao nhất.
Ông luyện tinh thông nhiều bí kíp không truyền ra ngoài như trường quyền, Để Công Quyền, Thái Cực Quyền, đao, thương, kiếm, côn, trạm trang, Bát Đạo Cẩm, Dịch Cân Kinh, Ngũ Cầm Hý và Sơn Tây Tiên Can (gậy), Hoạt Bộ Thái Cực Quyền, Du Thân Bát Quái Chưởng, Mê Hồn Chưởng, Thiểm Kiếm v.v.
Một lần ông ở trong quán trọ, nửa đêm có kẻ cướp hung hãn cầm đao chém tới. Ông cầm tấm chăn lên, trong nháy mắt đã thấy tên cướp và cả cây đao bị cuộn chặt trong tấm chăn.
Về lĩnh vực Đông y, Lý Hữu Phủ đã nghiên cứu chuyên sâu lượng lớn những điển tịch Đông y như “Hoàng Đế nội kinh”, “Thương hàn luận”, “Vân tập tam thiên” của Đạo gia v.v. Đối với châm cứu, mát xa, điểm huyệt… ông cũng nghiên cứu chuyên sâu. Bất kể là ở Trung Quốc, Nga hay Mỹ ông đều sáng tạo ra rất nhiều kỳ tích sinh mệnh.
Xin đơn cử một ví dụ. Năm 2004, ở Los Angeles nước Mỹ có một mục sư Cơ Đốc giáo 58 tuổi. Một hôm vào 12 giờ đêm, mục sư đột nhiên phát trọng bệnh, được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sáng hôm sau, bệnh viện nói bệnh nhân đã chết não, không thể cứu được nữa. Cả chị gái và con trai của mục sư cũng đồng ý với đánh giá của bệnh viện, đã chuẩn bị đi hỏa táng. Nhưng vợ mục sư vẫn không chịu từ bỏ, vẫn muốn tìm Đông y thử xem. Thế là bà lẳng lặng tìm đến Lý Hữu Phủ. Sau khi Lý Hữu Phủ châm cứu cho mục sư 2 tuần, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy hiểm tính mạng, chuyển từ phòng bệnh cấp cứu sang phòng bệnh bình thường, sau đó lại được chuyển đến trung tâm chăm sóc. Trước đó, trên người bệnh nhân là 7, 8 ống, nào là ống oxy, ống truyền dịch, ống dẫn niệu v.v. Các bác sỹ nói cả đời ông phải gắn liền với những cái ống này. Sau khi Lý Hữu Phủ châm cứu, tất cả những ống đó đã được tháo bỏ. Không lâu sau, bệnh nhân về cơ bản đã khôi phục lại bình thường.
Về lĩnh vực khí công, Lý Hữu Phủ trong quá trình nội ngoại kiêm tu đã khai phát ra một tuyệt kỹ độc môn – công năng dao chẩn (khám bệnh từ xa). Ông nói: “Thường tôi ngồi ở trong phòng để mọi người từ ngoài bước vào. Tôi duỗi tay ra hoặc nhìn họ một cái, không dùng bất kỳ thiết bị gì, cũng không tiếp xúc bất kỳ bộ phận nào trên thân thể họ, tôi liền có thể nói ra họ có bệnh gì, cảm thụ thân thể của họ hiện nay ra sao. Bác sỹ của đơn vị này ngồi bên giúp tôi ghi chép. Sau đó đối chiếu cảm thụ cá nhân của bản thân người này, cùng với hồ sơ bệnh của họ thì thấy chẩn đoán của tôi rất chính xác”. Ông đã tiến hành dao chẩn đối với khoảng 4000 người bao gồm cả Chủ tịch nước, Bộ trưởng, tướng lĩnh… ở Bệnh viện Tích Thủy Đàm Bắc Kinh, Bệnh viện 262, Sở dân tộc Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa… Tỷ lệ chính xác hầu như 100%.
Khi Lý Hữu Phủ hợp tác nghiên cứu với Bệnh viện Chuyên khoa Xương cốt Bắc Kinh, một bác sỹ Đông y cao niên bảo ông biểu diễn ngay cho mọi người xem. Vị bác sỹ Đông y này đã từng du học ở Mỹ, xưa nay chưa bao giờ tin khí công và công năng. Kết quả chẩn đoán trên lòng bàn tay của Lý Hữu Phủ là ông ta bị bệnh động mạch vành, viêm ruột thừa, viêm khớp chân phải.
Lý Hữu Phủ nhớ lại: “Vị bác sỹ Đông y mãi không nói được lời nào, cuối cùng vỗ bàn nói, từ hôm nay trở đi tôi đã tin khí công rồi”.
Con rể của nguyên Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm – thượng tướng Lưu Á Châu đã từng mời Lý Hữu Phủ chẩn đoán tình hình sức khỏe cho phu nhân của ông là Lý Tiểu Lâm. Lý Hữu Phủ dao chẩn rồi nói: Lý Tiểu Lâm có chứng mất ngủ, ngoài ra chân phải đã từng bị thương. Lưu Á Châu chứng thực chứng mất ngủ nhưng phủ nhận chuyện chân phải bị thương. Nhưng Lý Hữu Phủ vẫn kiên trì kết quả. Lưu Á Châu gọi điện về nhà cho Lý Tiểu Lâm, hỏi bà có phải chân phải đã từng bị thương hay không. Lý Tiểu Lâm nói, một năm trước bà đã bị xe đâm bị thương chân phải, nhưng không nói cho Lưu Á Châu biết.
Võ công cao cường, công năng thần kỳ, y thuật diệu thủ hồi xuân, danh tiếng vang lừng, nhưng đều không đem lại sự thỏa mãn chân chính cho Lý Hữu Phủ. Ông nói: “Tôi đã xem rất nhiều thư tịch liên quan, Đông y, Phật gia, Đạo gia, Cơ Đốc giáo, tôi cảm thấy rất nhiều kinh sách thực tế là giảng về tu luyện, cũng cảm thấy còn có những thứ ở tầng thứ cao hơn nữa, nhưng làm thế nào để đề cao thì không tìm được con đường”.
“Từ khi tôi bắt đầu tu luyện khí công, đặc biệt là sau khi theo nghiệp nghiên cứu công, tôi dần dần nhận thức được: Con người là có đời trước đời sau. Ngoài không gian vật chất này của chúng ta ra còn tồn tại các không gian khác. Trong các không gian khác cũng có đủ các chủng loại sinh mệnh khác nhau, có Phật, Đạo, Thần, cũng có linh thể tầng thấp, lạn quỷ v.v. Thuyết duy vật phủ nhận sự tồn tại của các không gian khác, đã hoàn toàn giới hạn nhận thức của con người trong không gian vật chất mà chúng ta nhìn thấy, sờ được này. Thế giới quan như thế này thì không thể thấy được chân tướng của vũ trụ. Thế là tôi bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa đích thực của đời người trong các tôn giáo”.
Đọc các văn hiến cổ, dường như phần nhiều có luận về khí công. Như chương mở đầu “Hoàng Đế nội kinh” đã chỉ ra: “Người thượng cổ hít thở tinh khí, một mình thủ giữ Thần, hợp nhất với thân xác, do đó có thể thọ cùng Trời Đất, không có thời điểm cuối”.
Một câu này đã nói ra tinh hoa của khí công, đồng thời chỉ ra bí quyết khí công khỏe người rằng: “Điềm đạm hư vô, chân khí theo hơi thở, tinh thần thủ giữ bên trong thì bệnh sao có thể sinh ra được?”.
Thư tịch cổ gọi người tu luyện đắc Đạo là “Chân nhân”, gọi người hiểu dưỡng sinh và tu luyện là “Thánh nhân”, gọi người biết dưỡng sinh là “Hiền nhân”.
Ngoài ra trong “Sử ký” có chép: Hoàng Đế học Đạo với Quảng Thành Tử. Sau này Lão Tử và nhiều người khác đã luận thuật chi tiết về tu luyện khí công. Các bậc tiên hiền Đông y như Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân đều là những đại sư khí công dưỡng sinh. Có thể thấy khí công có quan hệ mật thiết với Đông y.
Người viết từ nhỏ đã vô cùng yêu thích luyện võ, sau đó ngộ được sự huyền diệu của khí công, thế nên đã nghiên cứu Đông y, dần dần biết được cái lý của 3 gia phái đó đều có cùng một nguồn gốc. Mấy chục mùa nóng lạnh thực tiễn trải nghiệm, nghiền ngẫm lý luận, cảm xúc nhiều và sâu sắc. Có đôi điều tâm đắc mong được bày tỏ tấm lòng, nên cùng các đồng đạo thảo luận để cùng khích lệ nhau đề cao.
Võ thuật, khí công, Đông y tương phụ tương thành
Thuở nhỏ tôi thích võ thuật, nên luôn cầu học ở quê nhà Hà Bắc cho đến vào Sơn Tây, đi khắp nơi tìm minh sư. Sau đó không lâu gặp kiếp nạn lớn “Cách mạng văn hóa”. Được bạn bè giới thiệu, tôi kết giao với một giáo sư võ thuật của Đại học Sơn Tây. Khi đó vị giáo sư già đang gặp đại nạn, hàng ngày bị phê bình đấu tố, bị lao động cải tạo và bị phê phán là “phản cách mạng”. Tôi không quản mối hiểm nguy đã bái ông làm thầy. Hàng ngày sáng sớm liền dậy, đội trăng sao, giá lạnh cũng không từ, mấy chục năm cũng như một ngày. Tôi không những luyện tinh thông các loại công phu như trường quyền, Bát Quái, Thái Cực, đao, thương, kiếm, côn, mà còn kế thừa và nghiên cứu công phu độc đáo của thầy – Sơn Tây Tiên Can (gậy Sơn Tây). Công phu này giúp tôi đạt được đệ nhất trong nhiều cuộc thi cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc sau thời “Cách mạng Văn hóa”.
Ngoài luyện võ ra, vị giáo sư già còn dạy tôi các phép khí công dưỡng sinh như khí công tĩnh tọa, trạm trang (đứng tấn), Dịch Cân Kinh, Ngũ Cầm Hý. Sau này trải qua khắc khổ tự học, tôi đã nắm vững tất cả các bài giảng chủ yếu của khoa Thể dục, thi được làm nghiên cứu sinh thạc sỹ võ thuật. Đây là loạt nghiên cứu sinh võ thuật sớm nhất của Trung Quốc.
Sau này tôi làm ở Ban nghiên cứu của giáo sư Vương thuộc Phòng nghiên cứu điện não đồ, Sở nghiên cứu Đông y Sơn Tây; học các bản điện não đồ, sóng kinh lạc và điện tâm đồ cùng với phép đo trắc nghiệm, nghiên cứu thực nghiệm sự biến hóa sinh lý của nội gia quyền và khí công.
Thầy của tôi lúc đó là người chính trực vô tư. Ông thấy tôi dụng tâm cực kỳ chuyên chú nên đã dốc hết sở học ra truyền thụ, còn giới thiệu tôi cho sư đệ kết nghĩa của ông là thầy Trần, danh sư Sơn Đông, để học Thái Cực Tĩnh Công – những bí quyết mà ông không truyền cho người nào. Đương thời, những cao thủ toàn quốc, những nhà vô địch võ đài thi võ với ông đều không động được đến thân thể ông. Nhưng ông không thích danh lợi, ẩn cư ít xuất hiện, lựa chọn người truyền thụ.
Thầy Trần dạy học trò, ông lựa chọn người rất nghiêm ngặt, yêu cầu rất nghiêm. Hơn nữa, công phu rất huyền diệu khiến tôi thực sự ngộ được chỗ tinh túy cao thâm của nội gia quyền. Như các môn Thái Cực Quyền thông thường có luyện mấy chục phút Taolu (diễn quyền), nhưng ông yêu cầu luyện 3 giờ đồng hồ. Hơn nữa, có lúc ông yêu cầu tôi đội một quả bóng trên đầu, trong thời gian luyện không được để bóng rơi.
Nhớ lại thầy Trần trước khi qua đời muốn đem những bí kíp truyền lại cho tôi, mà tôi do nhiều nguyên nhân đã không đến kịp. Thầy Trần tuổi 85 đã nhỏ lệ nói với con trai của thầy rằng: “Hữu Phủ không đến, ta đem những thứ này đi đây, từ nay sẽ không còn nữa”. Thật đáng tiếc là ngay cả con trai thầy cũng không truyền. Từ đó trở đi, tôi thường cảm động và rất buồn vì việc này.
Để tưởng nhớ thầy, tôi chỉ biết càng nỗ lực luyện tập đi sâu nghiên cứu công phu mà thầy đã dạy. Điều này giúp tôi càng thể hội được nội gia quyền và khí công là tương phụ tương thành.
Khi đó toàn quốc xuất hiện cơn sốt khí công. Trong khí công đã xuất hiện nhiều hiện tượng hỗn loạn như: tự phát xuất thiên, tẩu hỏa nhập ma, phụ thể v.v. Vị giáo sư già gọi tất cả những thứ đó là “cáo chồn nhím rắn”. Thầy còn chỉ đạo rõ ràng đối với cảm giác xuất hiện khi tôi luyện công và khi đột phá tầng thứ, do đó trong khi luyện công tôi có được nhận thức đúng đắn và có thể phân biệt được cái gì là khí công giả và những thứ hỗn loạn, đồng thời có thể điểm huyệt trị sửa những thiên sai v.v.
Trải qua nỗ lực học tập khoa học, lý luận và thực tiễn, tôi có điều kiện dùng các biện pháp khoa học để chứng thực tính khoa học của khí công. Năm 1983 khi làm nghiên cứu sinh, tôi đã dùng điện não đồ, thiết bị phát sóng kinh lạc tần số thấp, điện tâm đồ cùng đo đạc trắc nghiệm sự biến hóa sinh lý trạng thái công năng khi trạm trang, đã chứng thực 3 chỉ tiêu trên có khác biệt vô cùng lớn ở trên thân mình so với nhóm đối chiếu. Những thực nghiệm trên bất kể là trong trạng thái nào như luyện công, nhập tĩnh, Thái Cực Quyền, trạm trang đều có biến hóa rõ rệt.
Sau đó tôi còn tiến thêm một bước nghiên cứu chứng thực quan hệ mật thiết giữa sóng kinh lạc bộ phận đan điền và sự rung động của thùy trán. Luận văn sau khi công bố đã được đăng nhiều lần trên các tạp chí khoa học khí công trong và ngoài nước. Tôi còn phát hiện ra: Thì ra các sóng điện não của khu vực đại não là hình ảnh thu nhỏ của sóng kinh lạc toàn thân, mà sóng các kinh mạch toàn thân là sự mở rộng ra ngoài của hoạt động của các khu vực đại não. Mục đích luyện công và thông kinh lạc trong Đông y đều là đạt đến đan điền, mạch nhâm, đốc, xung và kinh lạc bốn xung quanh được kích hoạt, vận hành có trình tự và đồng bộ. Mà khi đại não nhập tĩnh thì có quan hệ mật thiết với kinh lạc xung quanh thân thể.
Vì vậy, nhập tĩnh như thế nào đã trở thành mấu chốt có thể tăng công hay không, cũng là căn bản của tu luyện qua các thời đại. Như Phật gia giảng “định lực”, Đạo gia giảng “không vô”, Thái Cực giảng “vô cực”. Ngày nay chúng ta đều biết những lý luận này, nhưng làm thế nào để làm được lại là một vấn đề, cũng là vấn đề căn bản của người nghiên cứu và tu luyện khí công.
Khi đó, trên toàn quốc không những xuất hiện khí công, công năng đặc dị, còn có rất nhiều những nhân sỹ giới khoa học kỹ thuật tham gia nghiên cứu. Vì thế khi đó tôi đã dành rất nhiều tinh lực để nghiên cứu nội hàm chân chính của khí công. Tôi còn xem “Đạo tạng”, Kinh Phật, thậm chí cả các kinh sách của các tôn giáo phương Tây, thử các kinh nghiệm tu luyện của tiền nhân. Tôi cũng đã từng đi khắp núi rừng, chùa chiền, thiền môn, Đạo quán, cho đến sau này đến nước Mỹ lại thử các phương pháp tu luyện trong các tôn giáo phương Tây.
Cuối cùng, tôi đã rất thất vọng và đau lòng. Tôi phát hiện ra sự phá hoại lớn nhất của người hiện đại đối với các phương pháp tu luyện cổ đại chính là một số tôn giáo ngày nay. Bởi vì chúng là “con ký sinh trùng trên thân sư tử”, khiến sư tử bệnh chết mà hình dáng không thay đổi. Họ hoàn toàn không đề cập đến những điều thực tu, chỉ vơ vét tiền của, tạo dựng thế lực.
Không ngừng đột phá nâng cao tầng thứ
Năm 1987, tôi đến Bắc Kinh cùng với các nhân sỹ Bệnh viện Bắc Kinh, Đại học Đông y Bắc Kinh và Hội nghiên cứu khoa học nhân thể Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khí công. Sau đó, tôi được mời làm nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học nhân thể. Đồng thời ở đơn vị công tác, tôi được xét duyệt làm Phó giáo sư Sở nghiên cứu khí công Đại học Sơn Tây. Trong thời gian này tôi đã tiến hành nhiều loại nghiên cứu. Tôi không chỉ là nghiên cứu viên mà đồng thời còn làm đối tượng được nghiên cứu, đo đạc trắc nghiệm. Tôi đã lần lượt thực hiện thực nghiệm “dao chẩn” (chẩn đoán bệnh từ cự ly xa) cho tổng cộng khoảng 4000 người ở Bệnh viện Tích Thủy Đàm Bắc Kinh, Bệnh viện 262, Sở dân tộc Viện khoa học Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, đã chứng minh khí công là khoa học, là tồn tại trong thực tế khách quan. Họ đều đã chứng minh tôi dao chẩn chính xác.
Sau này, tôi còn dùng phương pháp “thực nghiệm mù” (Thông tin thực nghiệm không để người tham gia biết, người thực nghiệm và người được thực nghiệm không biết nhau) đã chứng thực con người thực sự có nhân quả luân hồi, thiện ác báo ứng. Nhưng tôi biết, việc này không được xã hội đương thời tiếp nhận. Bởi vì trong xã hội Trung Quốc đương thời có một bộ phận khá lớn phản đối khí công, phản đối công năng đặc dị, cho rằng đó là mê tín. Tôi không muốn tổn hao tinh lực vào những cuộc phân tranh này, thế là tôi quyết tâm rút lui khỏi nghiên cứu “người mù xem voi” này, chuyển sang công tác về lĩnh vực ứng dụng.
Thế là tôi lập ra môn học mới ở Đại học Sơn Tây: “Dưỡng sinh học”, đề ra hết thảy nhận thức của xã hội nhân loại có nguồn gốc từ “dưỡng sinh”, rồi lại quy về “dưỡng sinh”. Khi con người làm hết thảy mọi sự tình mà đều dựa trên chỉnh thể dưỡng sinh làm cơ điểm thì tất cả đều sẽ tốt đẹp. Còn nếu không lợi cho việc dưỡng sinh thì hết thảy sẽ trở nên không tốt đẹp hoặc tự hủy hoại sinh mệnh. Cuối cùng tôi đã viết thành trước tác “Dưỡng sinh học”, sau đó xuất bản với tên sách là “Dưỡng sinh bảo điển” (trên 200.000 chữ, xuất bản năm 1990 bởi Nhà xuất bản Đại học Khoa học Kỹ thuật Thành Đô).
Sau này, tôi lại viết nhiều luận văn nghiên cứu võ thuật. Hàng ngày luyện nội gia quyền, luyện kiếm thuật, luyện khí công, coi việc tu luyện khí công là công việc cá nhân hàng ngày. Nhưng nhận thức của con người là có quan niệm cố định. Nếu con người rơi vào quan niệm cố hữu thì không tiếp thu những cái mới cao hơn, chính là tự phong bế mình lại, hoặc là tự cao tự đại cho mình là hơn người. Sau khi đề cao đến một tầng thứ nhất định, muốn đột phá là việc cực kỳ khó khăn. Do bản tính bản thân muốn tìm cầu những điều huyền diệu bí mật, truy tìm đến cùng không buông bỏ, nên đã khiến tôi tiếp tục tìm kiếm phương thức tu luyện khí công tầng thứ cao hơn nữa.
Năm 1993 tôi đến nước Mỹ. Tôi nghiên cứu các phương thức tu luyện các sắc thái tôn giáo, đã thử rất nhiều loại. Cuối cùng đều cảm thấy rất nuối tiếc vì nội hàm của chúng đã bị thất truyền cả rồi.
Cơ duyên vạn cổ
Ông Trời không phụ người có tâm. Một cơ hội ngẫu nhiên tôi đã gặp được một phương pháp tu luyện khí công hoàn toàn mới mẻ, thực sự tìm tòi bản chất của nhân sinh, vũ trụ, sinh mệnh và thời không – Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp. Đại Pháp chỉ rõ ràng rằng tầng thứ tu luyện cao hay thấp thì quan trọng hàng đầu nằm ở Đức và tu luyện Tâm Tính, và muốn đề cao tầng thứ thì ắt phải có Pháp của tầng thứ cao. Do đó Đại Pháp chỉ ra, con người muốn đột phá giới hạn của bản thân thì ắt phải phù hợp với đặc tính của vũ trụ: Chân – Thiện – Nhẫn. Đương nhiên Đại Pháp có phương pháp tu luyện hệ thống và hoàn chỉnh.
Xưa nay tôi không bao giờ dừng lại ở trên lời nói hoặc trên lý luận, nếu không có trải nghiệm trong tu luyện thực tế, sự biến hóa về thân và tâm, và sự biến hóa về cảnh giới thì tôi sẽ không khẳng định. Cũng giống như trước đây tôi luyện Thái Cực Quyền, người khác luyện nửa giờ, tôi luyện 3 tiếng đồng hồ. Người khác luyện một lượt, tôi luyện 3 lượt, trạm trang có lúc đứng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Để thử toàn bộ quá trình luyện công, tôi còn luyện các phương pháp như chạy trên cát, chạy trên cọc, xuyên rừng, chạy trên băng, với mong muốn thực sự hiểu được nội hàm trong đó. Thì ra mỗi một phương pháp tu luyện đều là từng vốc từng vốc mồ hôi và máu, người không thử qua và không tu luyện thì không có tư cách để đàm luận về nó, lại càng không thể nào biết được cảnh giới tu luyện “trồng một được mười”. Không thử qua và không có thực tiễn nghiêm túc thì không có nhận thức chân chính.
Đọc sách cũng phải đọc nhiều suy xét nhiều, mà những điều này lại là sở thích của tôi, cũng là tôi quyết định thử nghiệm để chọn lấy hay buông bỏ. Chỉ khi thực sự coi mình là người tu luyện thì mới có thể có lĩnh hội chân chính. Trong mấy năm tu luyện Pháp Luân Công này, tôi đã biết: “Thì ra con người còn có cơ hội và mục tiêu tu luyện tốt đẹp như thế này, còn có phương pháp tu luyện thuần chính cao thâm lại thực tế đang bày ra trước mắt như thế này”.
Sau khi tu luyện, đối với hết thảy mọi thứ trong đời người như địa vị, thì như ánh sáng ban mai xua tan sương mù, sau khi nhìn thấu tất cả đều thu vào trong tầm mắt. Tôi trở nên vô tư vô ngã, buông bỏ hết thảy chấp trước, nội tâm thanh tĩnh lạ thường. Tầng thứ khác nhau còn có Pháp của tầng thứ khác nhau, có thể hiện khác nhau, có thể không ngừng đề cao. Từ võ thuật, khí công, kinh lạc học Đông y đến điện não đồ, tôi biết tu luyện chân chính là lấy nhập tĩnh (định lực) làm căn bản; làm thế nào đạt được nhập tĩnh và đề cao chân chính thì cuối cùng tôi đã có được câu trả lời mỹ mãn.
Tháng 3 năm 2000, ở Viện nghiên cứu Sinh vật Santiago (Scripps Research Institute), một thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sỹ, giáo sư sinh vật học người Mỹ nổi tiếng đã tiến hành thí nghiệm với huyết dịch của tôi và 16 người tu luyện Pháp Luân Công khác. Kết quả cho thấy: Tuổi thọ của tế bào bạch cầu trung tính trong huyết dịch của những người luyện công chúng tôi đều kéo dài rất nhiều, thời gian sống sau khi đem ra ngoài cơ thể là 60 giờ, trong khi đó của người bình thường chỉ 2 – 3 giờ. Việc này các học giả xưa nay chưa từng gặp. Số lượng tế bào bạch cầu trung tính của người luyện công thấp hơn người bình thường, chỉ khoảng 20% – 50% người bình thường, nhưng số thùy của nhân tế bào lại tăng rõ rệt có từ 7 – 8 thùy, hơn nữa là phân thùy hoàn toàn. Còn người bình thường chỉ có 3 – 5 thùy, hơn nữa đa phần là không phân hoàn toàn (p<0.0001).
Kết quả chứng minh tuổi thọ tế bào bạch cầu trung tính của người luyện công, bất kể là ở trong cơ thể hay ngoài cơ thể đều kéo dài rất nhiều. Điều đó có nghĩa là: Chất lượng siêu thường. Đây là điều mà người trong giới sinh vật học chưa từng gặp. Do đó, khoa học nhân thể cũng sẽ phát hiện ra càng nhiều những điều mà chưa được khoa học chứng thực.
Rất may mắn là tôi có thể thực sự tu luyện, đề cao trong Đại Pháp Chân – Thiện – Nhẫn này. Nhân loại, vật chất tồn tại trong các không gian, sinh mệnh và cả vũ trụ đối với những người tu luyện chúng tôi mà nói, là có thể thông qua tu luyện để vén màn bí mật này được.
Nam Phương
(Theo secretchina.com và soundofhope.org)