Đại Kỷ Nguyên

Từ chuyện tên trộm vàng trên xác chết, nghĩ đến thuyết đại trượng phu của Lão Tử

Plato, một triết học gia Hy Lạp lỗi lạc sống khoảng năm 427-347 trước công nguyên trong tác phẩm “Quốc gia lý tưởng” có một câu chuyện ngụ ngôn thế này:

Chuyện kể về một mục đồng tên Wijks lấy trộm chiếc nhẫn vàng trên xác một người chết. Rồi sau anh ta phát hiện ra chiếc nhẫn này có một năng lực phi thường. Hễ anh ta xoay chiếc nhẫn vào trong thì anh lập tức trở nên tàng hình, không ai có thể nhìn thấy anh ta, còn khi xoay chiếc nhẫn ra ngoài thì anh ta liền hiện hình trở lại bình thường.

Từ đó, anh mục đồng này đã sử dụng quyền năng của chiếc nhẫn để làm rất nhiều chuyện bất chính. Anh ta tư thông với hoàng hậu, rồi sau đó giết chết vua và nắm giữ quyền lực. Không ai phát hiện ra việc làm của anh ta và anh ta cũng không sợ việc làm xấu xa của mình bị ai đó phát giác ra.

Câu hỏi đặt ra là, nếu không có ai có thể phát giác ra việc làm sai trái của bạn, thì bạn có biết mình đang làm điều xấu và cảm thấy bất an hay không?

Nếu vì sợ người khác biết mà không làm điều xấu, hay sợ bị bại lộ mà phải làm điều đúng đắn, thì thật ra trong tâm người này không hề có đạo. Lão Tử rất xem trọng chữ đạo nên ông cho rằng “Đại trượng phu xử kì hậu, bất xử kì bạc; cư kì thực, bất cư kì hoa.” (“Người trượng phu nên giữ chỗ đại đạo sâu dày, chớ nên giữ chỗ lễ pháp nông cạn; nên thận trọng đại đạo chứ không phải cái hào hoa.”)

Người trong lòng không có đạo, đối với bất kỳ chuyện gì cũng tỏ ra sợ sệt, họ sợ người ta nhìn thấy cuộc sống của mình. Trái lại trong lòng người có đạo thì dù làm gì, ở đâu, hay chỉ có một mình cũng không cảm thấy lo lắng sợ hãi, quang minh lỗi lạc, không nói cũng không làm những điều xấu, sống rất ngay thẳng vô tư.

(Sưu tầm)

Xem thêm:

Exit mobile version