Đại Kỷ Nguyên

Tu khẩu, sửa nết, tai họa tự khắc rời xa

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Một cái miệng có vẻ nhỏ nhưng vai trò của nó lại rất lớn. Miệng người ta có thể như đóa sen, nói lời dịu dàng, an ủi lòng người. Có người lại ăn nói bừa bãi, bàn luận thị phi, hại người hại mình. Có thể nói rằng: Phúc họa từ miệng mà ra.

Trung Quốc và Ấn Độ cổ là hai quốc gia lâu đời nhất ở Đông phương, trong ghi chép có thể thấy cổ nhân đối đãi hết sức nghiêm túc với việc tu khẩu.

Người tài đức không nói lời thị phi về người khác

Vào thời nhà Minh, Văn Trưng Minh (1470-1559) là người có thành tựu trong lĩnh vực văn học và thư pháp. Lúc bấy giờ ở phía nam sông Dương Tử, danh vọng của ông rất lớn, nhiều người bái ông làm thầy.

Ông không thích nghe mọi người đàm luận về lỗi lầm của người khác. Nếu có ai đó muốn nói chuyện thị phi, ông sẽ khéo léo dùng đề tài khác dẫn dắt, khiến cho người muốn đàm luận thị phi cũng phải cứng họng. Trong cả đời, ông đã duy trì được thói quen này và rất chuyên chú tu khẩu.

Lúc ấy, Ninh Vương Thần Hào muốn mời Văn Trưng Minh về làm quan, phái người mang văn thư cùng tiền vàng tới nhà ông. Văn Trưng Minh thú nhận bị bệnh nặng phải nằng liệt giường, từ chối nhận lễ cũng không viết thư lại cho ông ta.

Khi sứ giả rời đi, bạn bè khuyên ông: Ninh Vương là người cai trị thiên hạ, là chỗ mọi người đều hướng tới. Ông ấy mời ông đi làm quan, tại sao ông không thể như Tư Mã Tương Như (một thi nhân văn sĩ đời Tây Hán), vào vương phủ hưởng thụ một phen?

Văn Trưng Minh nghe xong chỉ cười không nói. Ông có khả năng phán đoán và đánh giá người ta, có lẽ ông biết trước con người của Ninh Vương nhưng cũng không bàn luận gì về ông ta. Vào năm 14 của Hoàng đế Minh Vũ Tông Chính Đức (1519), Ninh Vương Thần Hào phản loạn ở Nam Xương cuối cùng bị Vương Dương Minh dẹp yên. Ninh Vương vì mưu phản nên khiến thân bại danh liệt.

Văn Trưng Minh giữ vững bản thân, không bàn luận thị phi người khác, thái độ đối nhân xử thế cao thượng khiến mọi người đều kính trọng.

Miệng nói lời ô uế, chết đi biến thành sâu trùng

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, có một cái ao bên cạnh thành của nhà vua, bên trong nước khá bẩn và đầy phân. Người dân trong thành mang tất cả chất thải ô uế đều đổ xuống ao.

Có một con sâu lớn trong ao, trông giống như một con rắn, nhưng có bốn chân, nó sống cả đời trong ao. Một lần Phật Đà dẫn người xuất gia tới bên hồ nước, hỏi mọi người có biết nhân duyên của con sâu này là gì không? Mọi người đều không biết.

Đức Phật giảng rằng, trước đây rất lâu, có 500 thương nhân băng qua biển buôn bán, kiếm được rất nhiều báu vật trân quý. Họ cấp cho các nhà sư những bảo vật quý giá nhất, coi như để họ có tiền mua lương thực, còn dư lại bao nhiêu thì tùy các nhà sư xử lý. Lúc ấy có một trăm nghìn tăng nhân tu hành trong núi, nhận được cấp dưỡng của thương nhân đã đem toàn bộ tài vật giao cho tăng nhân Ma Ma Đế cất giữ.

Khi số tiền mua lương thực sắp cạn kiệt, chúng tăng yêu cầu Ma Ma Đế đưa lại chỗ bảo vật. Thật bất ngờ, ông ta đã chối cãi, nói tất cả tài vật là của riêng mình còn tức giận mắng mỏ mọi người: “Các người ăn những thứ phân này. Tất cả bảo vật thuộc về ta, các ngươi sao có thể tới đòi chứ?”. Chúng tăng thấy ông ta nổi giận, toàn thân bị ác niệm bao trùm, liền lập tức tản đi.

Bởi Ma Ma Đế tham lam, chiếm hết tài sản của mọi người, lại ác độc nhục mạ chúng tăng, nên sau khi chết liền rơi xuống địa ngục, bị ngâm trong phân sôi. Trải qua 92 kiếp, mới có thể rời khỏi địa ngục. Đến lúc Thích Ca Mâu Ni tại thế, Ma Ma Đế vẫn chưa thể đắc thân người.

Theo Epochtimes
Ngọc Mai lược dịch

Video xem thêm: Huyền cơ ẩn sau những nhân vật được lựa chọn trong Tây Du Ký

Xem thêm:

Exit mobile version