Bởi vì khí sinh bách bệnh, cho nên dưỡng sinh yêu cầu cần người ta phải “chế giận”. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều phải chịu rất nhiều áp lực, công tác bận rộn, nên cũng dễ dàng phát giận, vì thế để hạn chế giận trước tiên phải dưỡng tâm.
Dưỡng tâm
Dưỡng tâm là có ý chỉ việc tu luyện tâm tính. Trong Cố Cung (Tử Cấm Thành) có một tòa mang tên “Dưỡng tâm điện”. Ngay cái tên của nó cũng khiến người nghe có ấn tượng vô cùng. Trong dưỡng tâm điện có treo đôi câu đối, do chính vua Càn Long đề: “Bảo thái thường khâm nhược, điều nguyên ích mậu tai”. Bộ câu đối này đã nói rõ nghĩa nhất về “dưỡng tâm”.
Ý nghĩa của câu đối này chính là muốn nói nên rằng: Nếu muốn bảo trì một thân thể khỏe mạnh bình an và đất nước thái bình, dân chúng yên ổn (quốc thái dân an) thì phải luôn kính thuận Thiên lý, điều hòa âm dương và nguyên khí.
Học tập chế giận
Tức giận, phẫn uất sẽ lây lan, cho nên những người già trong quá khứ giảng rằng: “Tức giận sẽ sinh ra người không tốt”. Bởi vì bản thân “tức giận” vốn là ma tính. Người một khi bị ma tính khống chếthì sẽ không hề có lý tính, lý trí, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Họ có thể làm tổn hại người khác thậm chí làm hại cả bản thân mình.
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi việc gặp những người không được hiền hậu, khó tránh khỏi việc bị người khác làm tổn thương, thế nhưng phải dừng lại, suy nghĩ một chút, nếu chỉ vì như vậy mà tức giận thì có đáng giá không?
Trong thực tế, có những người chỉ vì một chút nhất thời phẫn nộ, một câu nói mà hủy hại bản thân, tưởng rằng như vậy là có bản sự, có khẩu khí lớn nhưng kỳ thực đó là người không biết trân quý sinh mệnh, tạo nghiệp ác. Bí quyết của hạnh phúc, nằm ở sự nhẫn nại, càng là nằm ở sự đề cao tu dưỡng bản thân.
“Chế giận” có thể hiểu chính là “mạ bất hoàn khẩu” (người ta mắng chửi mình nhưng mình không mắng chửi lại), trong lúc lục đục tranh cãi có thể nhẫn nhịn không nói lời xấu. “Chế giận” là thể hiện của tâm đại nhẫn. Nhẫn được cả những việc mà người thường khó nhẫn, dùng ý chí kiên trì giữ vững nội tâm, không tranh giành, tranh hơn thua. Một khi hai bên có mâu thuẫn, mà đều có thể bình tĩnh lại, thì mới có thể suy xét lại bản thân, suy xét lại chuyện đã qua và giữa họ lại trở về trạng thái tuần hoàn tốt đẹp.
Để “chế giận”, chúng ta có thể dùng những điển tích, điển cố của bậc thánh hiền thời cổ đại mà nhắc nhở bản thân. Hàn Tín có thể chịu nhục chui háng, cho nên trở thành bậc lương đống của quốc gia. Đương nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành thánh nhân, nhưng ít nhất chúng ta phải làm một người lương thiện.
Kiên trì giữ thiện lương
Thiện lương không bởi vì thái độ của người khác mà thay đổi, không bởi vì sự biến hóa của hoàn cảnh và tình thế mà thay đổi. Nói trắng ra chính là, chúng ta không thể vì người khác không tốt hoặc làm việc không đúng mà sẽ không thiện lương.
Tại nước Pháp thời kỳ cận đại có phát sinh một sự tình như thế này:
Vào một ngày mùa đông trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Thống soái tối cao của liên minh quân châu Âu là Dwight Eisenhower đang lái xe để trở về tổng hành dinh, chuẩn bị tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Không may thời tiết ngày hôm đó vô cùng lạnh, tuyết rơi dày đặc. Ô tô của ông cũng đi rất nhanh. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một cặp vợ chồng già người Pháp đang ngồi ở ven đường. Họ đang lạnh phát run. Thế là, ông lập tức dừng xe lại và ra lệnh cho người phiên dịch ngồi bên cạnh: “Cậu xuống xe và hỏi thăm tình hình họ một cách chi tiết, tỉ mỉ xem thế nào.”
Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở Eissenhower: “Chúng ta phải tới tổng hành dinh đúng giờ để kịp dự hội nghị, không có thời gian xử lý những chuyện kiểu này đâu. Hay là hãy giao cho cảnh sát địa phương đến xử lý đi.”
Thế nhưng, Eissenhower lại kiên trì nói: “Nếu như đợi đến lúc cảnh sát tới, thì hai vợ chồng họ đã chết cóng rồi!”
Sau khi xuống hỏi thăm một hồi, mới biết hai người họ là trên đường đi tới Paris để thăm con trai, nhưng không ngờ bị xe ô tô thả xuống giữa đường. Tại chỗ này, lại không gần thôn làng, cũng không gần nơi dân cư buôn bán vì vậy họ không biết phải làm thế nào.
Eissenhower sau khi nghe xong liền mời họ lên xe của mình. Hơn nữa, ông còn đổi hành trình để chở họ đến tận Paris rồi mới chạy tiếp về tổng hành dinh để dự hội nghị.
Eissenhower không hề nghĩ rằng việc làm lương thiện của mình lại có được phúc báo. Nhưng mà, hành động đó của ông lại lập tức được phúc báo không ngờ. Nguyên lai là ngày hôm đó quân Quốc xã đã cho quân lính phục kích trên con đường duy nhất mà Eissenhower sẽ đi qua để đến tổng hành dinh, chỉ cần chờ đợi cho chiếc xe của họ tới sẽ lập tức thực hiện vụ ám sát. Nếu không phải là giúp đỡ cặp vợ chồng già kia mà thay đổi tuyến đường, thì Eissenhower và những người cộng sự có lẽ đã không thể thoát khỏi thảm họa này. Nếu như Eisenhower bị phục kích và bị giết chết thì toàn bộ lịch sử của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có thể được viết lại.
Hitler chán nản và đổ lỗi cho các đặc vụ tình báo về sự thất bại của vụ ám sát này. Ông ta không bao giờ biết rằng chính sự tốt bụng của Eisenhower đã giúp bản thân tránh được cái chết của ngày hôm đó.
Một nhà sử học đã bình luận rằng: “Một thiện niệm của Eisenhowe đã tránh được việc bị ám sát, nếu không lịch sử Thế chiến thứ II đã phải viết lại”
Thiện niệm không phải là muốn đến thì đến muốn đi thì đi mà phải là thời thời khắc khắc tích lũy, tích trữ. Người xưa nói: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, nên hết thảy đều là ở trong sự an bài của Thần. Vì thế, làm việc thiện thì tất nhiên sẽ được thiện báo giống như vị thống soái này.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: