Đại Kỷ Nguyên

Từng niệm Thiện Ác của con người đều không thể qua mắt Thần linh?

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Trung Quốc thời xưa có câu nói “trên đầu ba thước có Thần linh” và “Thần nhìn nhân tâm”. Tuy nhiên ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của thuyết tiến hóa và thuyết Vô Thần, nhiều người không thể lý giải những lời này nữa.

Có lẽ họ sẽ tự hỏi: Thần ở đâu vậy, tôi thậm chí không thể nhìn thấy Thần? Thần linh làm sao có thể biết được từng ý từng niệm của tôi chứ? Khoa học cũng không có cách nào chứng thực sự tồn tại của Thần linh. Có lẽ những điều này đều là mê tín?

Tuy nhiên, chúng ta hãy thử xem sự thật có phải là như vậy không?

Con người nhìn không thấy Thần Phật, khoa học cũng chứng minh không ra, như vậy liền có thể nói Thần Phật không tồn tại nữa sao?

Những nhà khoa học chân chính và phần tử trí thức có trách nhiệm đã tìm tòi và nghiên cứu về sự tồn tại của những hiện tượng khách quan mà con người chưa thể khám phá. Ví dụ như ngày 8/2/1994, trang Weekly World News công bố một bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble vào ngày 26/12/1993, cho thấy hình ảnh giữa bầu trời đêm mênh mông vô tận, xuất hiện một thành phố tỏa ra ánh sáng, được cho là “thế giới thiên quốc” mà những người có đức tin hằng tìm kiếm.

Bìa tờ báo Weekly World News với tựa đề: “Thiên đường đã được kính viễn vọng Hubble chụp được” (Ảnh: Weekly World News)

Kỳ thực, từ xưa đến nay thế gian có vô số người có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được sự tồn tại của Thần Phật và ma quỷ. Dù cho đó là những ghi chép bằng văn tự hay là trong thực tế thì vẫn có rất nhiều người sở hữu những công năng siêu thường như tiên tri, thấu thị (nhìn xuyên qua chướng ngại vật), truyền cảm tâm linh… Điều này đã được khoa học công nhận. Học giả Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh là một ví dụ trong số đó.

Thuở nhỏ, ngoài việc Kỷ Hiểu Lam được gọi là “thần đồng” thì ông còn có “công năng siêu thường”. Ông có thể nhìn thấy đồ vật trong đêm tối. Sau khi lớn lên, có khi ông còn sở hữu một loại bản sự gọi là “thiên nhãn”. Từ cổ chí kim, từ trong ra ngoài, những câu chuyện như thế này không phải là hiện tượng hiếm thấy.

Kỷ Hiểu Lam ngoài việc đảm nhiệm chức quan biên soạn “Tứ Khố Toàn Thư”, vào những năm về sau ông còn biên soạn 25 cuốn “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký”. Đồng thời, ông cũng rất am hiểu về danh tác nổi tiếng “Liêu Trai Chí Dị”.

Kỷ Hiểu Lam (ảnh: Wikipedia).

Trong cuốn “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký”, Kỷ Hiểu Lam đã ghi chép lại câu chuyện như sau.

Có một vị thư sinh đi ngang qua miếu thờ Nhạc Đế vào ban đêm. Anh nhìn thấy hai cánh cổng lớn màu đỏ của miếu thờ vốn đang đóng kín nhưng lại có một người từ trong miếu bước ra. Anh ấy biết rằng mình đã gặp được Thần linh nên mau chóng chạy đến trước mặt người đó dập đầu bái lạy, miệng nói “Lạy thánh thượng!”.

Vị Thần linh đó đưa tay ra đỡ thư sinh đứng dậy và nói: “Ta không phải là bậc Thần linh cao quý. Ta chỉ là quan ty kính (người giữ gương) của ‘Hữu Kính Đài’. Ta đến đây để gửi sổ sách.”

Thư sinh bèn hỏi: “Ngài là quan ty kính gì vậy? Phải chăng nó là ‘nghiệp kính’ (gương soi nghiệp lực) mà con người thường nhắc đến?”

Quan ty kính nói: “Nó gần giống như ‘nghiệp kính’, nhưng còn có một loại gương khác gọi là ‘tâm kính’ (gương soi nhân tâm). Những thứ mà ‘nghiệp kính’ soi chiếu chỉ là việc thiện và việc ác làm ra trong một đời người, thậm chí những cảm xúc rất nhỏ trong nội tâm, tình cảm thật giả biến hóa vi diệu, đến trong thoáng chốc và biến mất lúc nào không hay. Trong đó ẩn giấu rất nhiều mưu mô và ý đồ thâm sâu không thể suy đoán, những cái đó rất khó nhìn ra. Cho nên có những người, nếu chỉ nhìn từ bề ngoài thường mang đến ấn tượng hiền hòa, xinh đẹp nhưng bên trong lại đang che giấu tâm ma quỷ. Những thứ này đều là tội ác được che đậy kỹ càng trong tâm, không để lộ ra ngoài, cho nên ‘nghiệp kính’ bình thường không thể nhìn thấu.”

Quan ty kính nói tiếp: “Kể từ thời nhà Tống trở về sau, đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng. Loại ngụy trang tô vẽ, chiêu thuật che giấu lừa gạt càng ngày càng khéo léo. Có người cả đời làm chuyện xấu, lừa gạt bưng bít quá khứ, đến cuối cùng cũng không ai vạch trần ra. Cho nên chư Thần trên thiên thượng đã họp bàn với nhau và quyết định di chuyển ‘nghiệp kính’ chuyên soi tiểu nhân sang tả đài, còn phía bên hữu đài đặt thêm ‘tâm kính’ chuyên soi những kẻ ngụy quân tử”.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

“Dưới sự chiếu rọi quang minh của hai tấm gương lớn ở tả đài và hữu đài, thế giới nội tâm của con người được phản ánh tường tận với đủ loại sắc thái: Có người lòng dạ cố chấp độc ác; có người mang theo định kiến kỳ quái, có người tâm tình đen đúa, cong queo khúc khuỷu; có người tâm địa dơ bẩn như rác rưởi; có người tâm vẩn đục như bùn; có người tâm địa hiểm ác che giấu tầng tầng lớp lớp; có nhiều tư tâm như mạch lạc trái phải xuyên nhau, có cái đâm ra như gai nhọn, có cái bén như lưỡi đao cắm vào ngực, có cái như độc bò cạp, có cái tàn nhẫn như lang sói, có cái toan tính núp dưới lớp áo quần lộng lẫy đẹp đẽ, có cái ngùn ngụt bốc lên mùi hôi thối đầy tư lợi và dục vọng, thậm chí có cái loáng thoáng che giấu tư tưởng tà dâm xấu xí. Lúc anh quay đầu nhìn bề ngoài của họ, anh sẽ thấy đều là lễ nghĩa đường hoàng, đạo mạo trang nghiêm. Trong số rất nhiều người, thử hỏi có được mấy người mang theo trái tim thuần khiết lung linh như châu ngọc.”

Quan ty kính tiếp lời: “Với tình huống như vậy, ta phụ trách việc đứng gác bên cạnh ‘tâm kính’, tỉ mỉ quan sát ghi chép lại các loại nội tâm của những người này. Cứ mỗi ba tháng ta lại đến đây một lần để báo cáo cho Đông Nhạc Thần Quân, căn cứ vào đó mà định tội lỗi hay phúc phận cho họ.

Nhìn chung mà nói sẽ có yêu cầu nghiêm khắc cho những người có danh vọng địa vị, và trừng phạt nghiêm túc với những người giỏi mưu mô tính toán. Trong cuốn ‘Xuân Thu’ có ghi chép về giai đoạn lịch sử kéo dài 240 năm của nước Lỗ, thời đó đã xuất hiện không ít những nhân vật làm nhiều việc ác. Thượng thiên đã làm sấm sét đánh sập miếu Bá Di, triển hiện ra sự trừng phạt đối với Triển Cầm bởi hắn đã che giấu tội ác của mình. Anh phải nhớ kỹ một điều: Con người nên sống thành thật chất phác. Bất cứ tội ác nào cũng không thể che giấu, chỉ có thể đem đến sự trừng phạt lớn hơn mà thôi!”

Sau khi thư sinh nghe xong những lời quan ty kính nói, anh liền cung kính bái lạy: “Con xin ghi nhớ lời giáo huấn. Con xin cảm tạ Thần linh!”

***

Câu chuyện được Kỷ Hiểu Lam ghi chép lại muốn khuyên nhủ chúng ta rằng: “Con người dù làm việc gì cũng đừng đánh mất lương tâm của mình, bởi vì trên đầu mỗi người đều có Thần linh dõi nhìn theo”. Cho nên, con người cần phải yêu cầu bản thân mình làm một người tốt từ trong tâm, tẩy sạch những dục vọng, tâm không tốt khiến nội tâm kiền tịnh thì mới có thể vâng theo lời dạy của Thần linh, mới có thể nhận được phúc báo.

Bài viết đã được ĐKN biên tập, độc giả có thể đọc bản gốc tại đây.

Video xem thêm: Hoa Kỳ: Đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là mối đe dọa đối với thế giới

Xem thêm:

Exit mobile version